Con đường giải quyết tranh chấp ở Nam Hải
Dưới đây là một bài viết của Chu Phương [Zhou Fang, 周方] được Hu Zi dịch sang tiếng Việt. Hu Zi là một người viết Facebook.Chu Phương [Zhou Fang, 周方] – Hu Zi dịch
Trích đoạn
...Đầu tiên, bất luận là từ lịch sử hay trên thực tế thì Nam Hải trước nay không phải là lãnh hải của Trung Quốc, sau này cũng không có khả năng. Không những thế, trong thực tế Trung Quốc trước nay chưa hề có những hành động thực thi chủ quyền trên toàn bộ Nam Hải. Điều đáng cười là thứ duy nhất mà có thể biểu thị cái quyền làm chủ đó của Trung Quốc chính là cái “bản đồ Trung Quốc” mà chúng ta in ra nhưng lại không được quốc tế chấp nhận. Chúng ta từ hồi nhỏ ngày ngày xem cái bản đồ này mà lớn lên, hầu như trước nay chẳng có hoài nghi nào đối với những vùng bên trong cái vạch màu đỏ đỏ được xưng danh “biên giới” trên biển kia có thực sự thuộc về chúng ta hay không. Cái thành phố Tam Sa mới đẻ ra kia lại một lần nữa cưỡng hóa ấn tượng đối với chúng ta – một ấn tượng sai lầm và tai hại về cái “biên giới Trung Quốc” không có kia. Nguyên nhân là vì cái Nam Hải này trước nay chưa từng thuộc về Trung Quốc.
Thành phố Tam Sa thành lập rồi, vấn đề phát sinh cũng theo đó mà tới: theo như ý nghĩ của người vẽ ra Tam Sa, cả cái Nam Hải rộng lớn đều thuộc về Tam Sa Thị, tự nhiên cũng thuộc tỉnh Hải Nam, tất cả cũng là thuộc về Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Tất cả những điều này có thực tế không?
Giả sử Nam Hải là lãnh hải Trung Quốc, Trung Quốc sao lại có thể “vui mừng” cho phép tàu thuyền nước ngoài không có sự cho phép của chính phủ Trung Quốc lại tự do đi lại trong “Trung Quốc Nam Hải”? Giả sử chính phủ chúng ta cho rằng có quyền đối với toàn bộ “Trung Quốc Nam Hải” “Chủ quyền không thể tranh cãi” và đồng thời với nguyên nhân sức mạnh quốc gia hay một nguyên nhân bất khả kháng nào đó, ít nhất cũng phải có một âm thanh phản đối kháng nghị với tàu thuyền các nước đi qua chứ?
Giả sử nếu chính phủ chúng ta có toàn quyền đối với Nam Hải, vậy thì bây giờ động võ đuổi hết những kẻ chiếm đóng thì cũng có thể xem là hợp với lẽ trời chính đáng chứ? Thậm chí tàu đánh cá cũng không được phép bén mảng tới.
Vốn cho rằng đối với vấn đề Nam Hải, chỉ có lòng yêu nước thôi là không bao giờ đủ cả. Cần phải có cả tinh thần thực tế lẫn pháp luật. Nói cho cùng thì Trung Quốc là một thành viên của cộng đồng quốc tế, cần phải giống như tuyệt đại đa số các nước khác tuân theo lệ quốc tế hay những chuẩn mực mà quốc tế công nhận để quy chuẩn và điều chỉnh những vấn đề mang tiếng quốc tế. Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc tuyệt đối không thể học tập Bắc Hàn, làm thế chỉ có nước trở thành kẻ bị xa lánh, rơi vào bốn bề đối diên với địch, nguy cơ trùng trùng.
Đối với vấn đề xác định lãnh hải, lãnh thổ thì luật quốc tế có quy định rất rõ ràng. Đem Nam Hải ra bàn, rõ ràn xung quanh nơi này không phải chỉ có duy nhất Trung Quốc, Nam Hải không phải được bao quanh bởi lãnh thổ Trung Quốc, Nam Hải không thể là nội hải của Trung Quốc được. Đã không phải là nội hải, lẽ đương nhiên càng không phải là Trung Quốc lãnh hải.
Trong thực tế, xung quanh Nam Hải ngoài Trung Quốc còn có các quốc gia khác, đây là sự thật mà chúng ta cần chấp nhận. Trừ phi chúng ta không thừa nhận Việt Nam, Philippin và các quốc gia xung quanh khác không phải là quốc gia, chi bằng dùng vũ lực “thu hồi”.
Nam Hải đã không phải là nội hải và lãnh hải của Trung Quốc, vấn đề Nam Hải sẽ dính dáng liên quan tới các quốc gia khác, dính dáng tới quan hệ quốc tế phức tạp. Như vậy thì vấn đề Nam Hải chính xác là một vấn đề quốc tế. Đã là “quốc gia không phân lớn nhỏ, nhất luật bình đẳng” là một nguyên tắc được quốc tế công nhận rộng rãi, gồm cả Trung Quốc bên trong, vậy thì Trung Quốc đối với việc xử lý vấn đề Nam Hải cũng phải tính đến quyền lợi hợp pháp của các quốc gia láng giềng. Cái lối suy nghĩ cứng nhắc đánh chết cũng không thừa nhận đây là vấn đề quốc tế chỉ làm trò cười cho dư luận quốc tế, càng đừng nói tới chuyện phá nổi thế kẹt hiện nay.
Đồng dạng như thế, về chuyện giải quyết vấn đề Nam Hải, nếu như Trung Quốc cố ý độc hành với quan điểm và cách hành xử từ xưa đến nay để giải quyết các tranh chấp quốc tế,vấn đề Nam Hải vĩnh viễn không có giải quyết được.
Nói như vậy, Trung Quốc đầu tiên phải nhìn vào thực tế, thừa nhân Nam Hải là một vấn đề quốc tế, cần phải tiếp thu ý kiến kí cò của dư luận quốc tế, cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế và dùng nó để giải quyết tranh chấp.
Có một vấn đề cần nói rõ chính là người Trung Quốc chúng ta khi nói đến vấn đề “lãnh thổ” thường là nói mê nói sảng lung tung tùng phèo thời cổ đại và đương đại với nhau. Mỗi khi nhắc đến lãnh thổ Trung Quốc, có rất nhiều người đều kích động nhớ lại thời nảo thời nào thì chính quyền Trung Hoa đã thực thi quyền làm chủ của mình đối với một vùng đất nào đó, và có vẻ như cho đó là minh chứng hợp pháp cho đòi hỏi của chính quyền Trung Quốc hiện nay đối với nơi đó với luận điệu “chủ quyền không thể chối cãi”.
Có thể bạn không biết chứ Trung Hoa cổ đại và chính quyền Trung Quốc hiện nay không phải là một quốc gia. Giữa hai thực thể này ngoài việc kế thừa ở một chừng mực nhất định nào đó về văn hóa ra, căn bản không có tí liên hệ nào cả (nguyên văn là “không có một hào một xu nào quan hệ cả.”) Nếu nói một cách nghiêm túc, Trung Quốc đương đại và Trung Quốc hiện đại không những quan hệ xa cách cả dặm, càng cách xa Trung Quốc cổ đại như là lông bò với lông lông ngựa.
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, hiện tại chúng ta có thể khống chế vùng lãnh thổ chính là lãnh thổ của chúng ta, muốn nhiều hơn nữa thì chỉ có thể thông qua đàm phán, đấu tranh chính trị hay thậm chí là chiến tranh
Vấn đề là: Thế giới hiện nay có cần thiết phải dùng biện pháp chiến tranh để tranh giành lãnh thổ? Có cần thiết phải dùng vũ lực để phát triển?
Tôi sợ nhất là có bọn nào đó thích mang chuyện triều nhà Nguyên ra để nói, bọn họ cũng không dừng lại tí mà nghĩ, vào thời Nguyên thì Trung Quốc ở đâu? Vào triều Nguyên thì Trung Quốc chỉ là một “quốc thổ” trong “Tứ đại khu vực”.
Tôi khâm phục nhất là một vị tài xế người dân tộc Mông Cổ có trò chuyện qua với tôi, năm kia đi Nội Mông Cổ chơi, ngồi trong xe việt dã do người lái xe dân tộc Mông Cổ lái, trên đường chúng tôi trò chuyện thoải mái với nhau, tôi có vô ý hỏi một câu này: “Mấy năm nay các phong trào hoạt động đòi độc lập cho Tân Cương, Tây Tạng hoạt động mạnh, hình như không thấy có phong trào đòi độc lập cho Nội Mông?”
Tài xế trả lời làm cho tôi phải kính nể “chúng tôi đã từng thống trị Trung Quốc, còn muốn độc lập cái gì nữa”. Đúng vậy, một dân tộc đã từng để dẫm một nửa thế giới dưới gót giày thì quả nhiên có khí độ to lớn.
Lấy một ví dụ nữa thời nhà Nguyên. Có một dạo nói về vấn đề Tây Tạng, luôn có người thích lấy Văn Thành công chúa lên Tây Tạng ra nói. Sau đó sao lại không có ai nhắc tới nữa vậy? Nguyên nhân rất đơn giản, có người đặt nghi vấn: “nếu như nói Văn Thành công chúa tiến vào Tây Tạng làm cột mốc cho Trung Quốc bắt đầu thực thi chủ quyền ở Tây Tạng, thì Văn Thành công chúa chỉ là vợ của Tùng Tán Can Bố, vợ lớn của ông ta là công chúa Nepal, vậy thì công chúa Nepal vào Tây Tạng có ý nghĩa gì?”
Như vậy vấn đề Tây Tạng có thể nói trong câu “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Tây Tạng (Dalai Lama cũng không phủ nhận ở điểm này).
Quay lại vấn đề chính, nhìn lại làm sao để giải quyết vấn đề tranh chấp nóng bỏng trước mắt ở Nam Hải.
Tàu thuyền nước ngoài tự do đi lại ở Nam Hải, các nước láng giềng chiếm giữ hầu hết các đảo và đá ngầm; ngư dân các nước từ đời đời kiếp kiếp đều đánh cá ở các ngư trường này; gần đây thì các nước tha hồ hút dầu khí…. Những cái này nói lên điều gì? Nói lên rằng Trung Quốc không thể và cũng không có khả năng làm chủ toàn bộ vùng biển Nam Hải, trước mắt cũng không thể “thu hồi” toàn bộ “lãnh thổ bị chiếm đóng”. Mang toàn bộ Nam Hải để vào trong cái thành phố Tam Sa mới đẻ cũng chả có tác dụng gì. Có bản lĩnh thì mày thử mang cả Thái Bình Dương vẽ vào trong bản đồ đi xem nào. ...
Đọc hết toàn bài : Con đường giải quyết tranh chấp ở NamHải
Zhou Fang