Friday, July 20, 2012

Quốc hận 20/7


Nguyên nhân và hậu quả
của Hiệp định Genève 1954

Video Chuyendovytuyen

Trích đoạn

Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp Định Genève về Việt Nam đã được ký kết. Vĩ tuyến 17 đã là ranh giới chia đôi hai miền đất nước. Gần một triệu người miền Bắc đã rời bỏ quê hương di cư vào Nam. “Chấm dứt một cuộc chiến tranh bằng biện pháp chia đôi lãnh thổ sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh khác…”. (Hình phải:Bờ Nam sông Hiền Lương).

Phái đoàn Quốc Gia Việt Nam và Hoa Kỳ đã không ký tên vào bản Hiệp Định Genève chia đôi đất nước. Một nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng dân tộc Việt Nam không thể nào quên được cái ngày đau thương khi giang san một giải đã bị chia cắt bởi dã tâm của thực dân và cộng sản.

Không có tham vọng viết sử, tiểu luận này chỉ nhằm nhắc lại những biến cố, những hậu quả của việc chia đôi đất nuớc hầu đáp ứng phần nào nhu cầu tìm hiểu về một quá khứ gây nhiều ẩn ức của các thế hệ trẻ ngày nay. Tiến bộ khoa học cộng với thời gian đủ dài để ta có thể phóng tầm nhìn tìm về hoàn cảnh Việt Nam sau Thế Chiến Thứ Hai, về cuộc Chiến Tranh Đông Dương (1946-1954) với trận đánh Điện Biên Phủ, về Hội Nghị Genève và bản Hiệp Định đình chiến ngày 20/07/1954, về cuộc Di Cư vĩ đại của đồng bào miền Bắc vào Nam, về những vết thương hằn sâu trên da thịt dân tộc Việt Nam gây ra bởi giòng sông Bến Hải…
....
Quốc hận phân chia đất nước

Cộng sản Việt Nam (CSVN) thường khoe khoang có công giành độc lập cho dân tộc và thống nhất đất nước. Họ dùng hai công trạng này để bắt người dân mang ơn đảng CSVN và biện minh cho sự độc tôn độc tài trên chính quyền tại Việt Nam.

 Các thế hệ sau có thể không rõ và có thể tin vào luận điệu tuyên truyền này của họ. Phải biết là chính CSVN đã chủ trương và đã đề nghị với quốc tế chia đôi đất nước tại Hội Nghị Genève năm 1954. Họ và thực dân Pháp đã đặt bút ký văn bản quốc sỉ này. Trước đó, CSVN ký kết Hiệp Định Sơ Bộ với Pháp để quân đội Pháp được trở lại miền Bắc. Hồ Chí Minh với tư cách chủ tịch một nước đã đang đêm (2 giờ sáng đêm 13 rạng 14/9/46) gõ cửa Bộ Trưởng thuộc địa Marius Moutet để ký cho bằng được bản “thỏa hiệp quan hệ” (modus vivendi) là một bằng chứng cộng sản không tôn trọng danh dự, quốc thể và độc lập của Việt Nam.

Dân tộc Việt Nam không thể tha thứ cho CSVN về cái tội chia cắt đất nước. Năm 1954, họ đã cắt một nửa giang sơn dâng cho thực dân Pháp. Hành động này không khác gì trong những năm gần đây, họ cắt đất, cắt biển dâng cho Trung Cộng.

Đúng như trưởng phái đoàn Quốc Gia tham dự hội nghị : “Chấm dứt một cuộc chiến tranh bằng biện pháp chia đôi lãnh thổ sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh khác…”.

Quả vậy, CSVN đã phản bội chữ ký của chính họ mang quân tấn công miền Nam gây ra cuộc chiến tranh Việt Nam với bao tang tóc thê lương. Lịch sử sẽ phán xét tội phản dân hại nước của CSVN.

Trần Đức Tường