QUÁN TRÀ THINH
LẶNG
Hà Nội là cả một thế giới bí mật, nó luôn luôn giấu những bất ngờ nho nhỏ ở một chỗ ta không hình dung ra được. Do một may mắn tình cờ nào đó, ta tìm thấy cái bí mật đó ngay trước mặt ta, ta bàng hoàng như được ai mời một chén rượu quý. Cái ngọt của ruợu cứ vương mãi ở cổ như một bài thơ chưa đọc đến câu cuối cùng. Câu thơ đó có thể ở lại với ta suốt một đời người.
Tôi hòa mình vào trong cái dòng sinh
mệnh đông đảo đó. Lang thang mãi, mỏi chân và khát nước, thấy thèm một ly trà quá.
Thật may, vừa thấy một cái quán bán nước trà, kẹo lạc (đậu phọng) đơn sơ nằm
ngay góc đường Tôn Đức Thắng và Đoàn Thị Điểm. Quán không có bảng hiệu, chỉ có
vài cái bàn thấp và ghế đẩu, nhưng gần như mọi người đã ngồi hết. Tôi đứng loay
hoay một vài giây chưa biết làm sao, bỗng có người giúi vào tay chiếc ghế đẩu,
mà chẳng nói câu gì. Tôi vội vàng cám ơn và nhận được một nụ cười. Ngồi xuống
chưa kịp gọi, thì chủ quán, một người đàn bà trẻ khoảng ngoài ba mươi, đem đến
trước mặt tôi một ly nước trà và cái đĩa nhỏ có mấy chiếc kẹo. Chị không nói
câu nào, đặt ly nước trà bốc khói, thơm ngát xuống ngay một một góc bàn đã có
bốn người ngồi trước mặt tôi với một nụ cười, tôi cũng cười lại đáp lễ, cúi
xuống nhìn vào ly nước một giây, rồi uống một ngụm nhỏ. Nước trà vừa chát, vừa
ngọt, vừa thơm. Đúng là trà mộc Thái Nguyên. Uống ngụm trà mà như uống một nụ
cười. Hình như những người ở trong quán này ai ai cũng hào phóng nụ cười.
Nước trà làm tôi tỉnh hẳn người, lúc
đó tôi mới để ý nhìn chung quanh. Quán trà nhỏ xíu nhưng ấm cúng và giản dị.
Chị chủ quán đang loay hoay với những chiếc ấm, những hộp, những gói trà và ly
thủy tinh. Ánh lửa ở chiếc lò ga phản chiếu lấp lóe lên một bên má chị, nhìn
thấy cả đuôi lông mày của con mắt bên đó, kéo dài một nét thanh thanh, cái bóng
nhỏ bé của chị hắt một vệt rất mờ lên vách. Cả quán có ba chiếc bàn vuông và
một chiếc bàn dài, bàn vuông ngồi được hai người, bàn dài ngồi được bốn người.
Quán rất hẹp nên các bàn kê gần nhau lắm. Bàn nào hình như cũng chêm thêm ghế,
khách ngồi sát vào nhau rất thân mật. Họ chụm đầu vào nhau trò chuyện, nhai kẹo
lạc ròn thành tiếng. Khói trà nghi ngút bốc lên ngang mặt mọi người, nhưng sau
làn khói mỏng manh đó, những con mắt vẫn ánh lên khi họ nhìn nhau trò chuyện.
Thỉnh thoảng họ lại giơ tay đập vào vai nhau rất thân thiện.
Quán trà binh dân này không có tiếng
hát, tiếng nhạc vỡ ra từ máy phát thanh hay truyền hình như ở các quán khác,
nên không khí rất êm ả. Khách nói chuyện với nhau rất khẽ, khẽ đến nỗi không
nghe được tiếng, chỉ thấy những bàn tay xòe ra, nắm vào, những ngón tay chỉ vào
ngực mình, hay chỉ vào mũi người khác thi nhau múa lên. Nếu họ nói thành tiếng
thì chắc quán trở nên ồn lắm. Mặc cho tiếng ồn ào của xe gắn máy, tiếng còi xe
bóp inh ỏi, tiếng người gọi nhau ơi ới, tiếng rao hàng và đôi khi chen vào cả
tiếng cãi cọ trước cửa quán, những người vào đây uống trà họ giữ được không khí
rất thinh lặng. Nói rất khẽ và cười rất nhẹ. Chị chủ quán luôn luôn biết ý
khách hàng. Không đợi gọi. Kẹo chưa hết đã đem ra, trà lúc nào cũng được rót
đầy ly đem tới. Chị thong thả chuyền nước sôi từ ấm sang bình. Tiếng nước sôi
trên bếp cũng nhẹ nhàng như tiếng guốc chị di chuyển, hình như tôi nghe được cả
tiếng thở của chị.
Tôi uống đến ly trà thứ hai và ăn gần
hết chiếc kẹo, tỉnh hẳn người, lúc đó mới quan sát kỹ đến những người khách chung
quanh mình. Phần đông còn trẻ, người lớn tuổi nhất chắc chỉ khoảng bốn mươi, họ
đang nói chuyện với nhau bằng những bàn tay múa khoa lên trong quán. Cách nói
chuyện của họ làm tôi liên tưởng đến một lớp Sign Language ở College tôi đã
theo học cách đây mấy năm. Câu đầu tiên chúng tôi học là lấy ngón tay chỉ vào
giữa ngực mình, xong xòe bàn tay ra áp vào bên trái ngực, rồi chỉ ngón tay vào
người đối điện. Như thế có nghĩa là I love you. Tôi đã học hết khóa vỡ lòng và
có thể nói chuyện vài ba câu thông thường với người câm, điếc. Bẵng đi một thời
gian không học tiếp theo, bây giờ khó mà nhớ lại được hết những điều mình đã
học.
Tôi ngồi im trong bóng chiều chập choạng,
một vài cửa tiệm đã lên đèn, chị chủ quán bật lên một ngọn đèn điện ở một góc
quán, ngọn đèn không được sáng lắm, nhưng cũng soi rõ những bàn tay đưa ra, những
ngón tay chỉ trỏ vào nhau. Tôi ngắm nhìn những bàn tay đó, cố vận dụng vốn
liếng ít ỏi đã học được của mình, dần dần tôi hiểu họ đang nói với nhau về việc
làm, giá sinh hoạt, có người có con vừa ở bệnh viện ra, có người vừa thất
nghiệp. Tôi dở quá nên nghe được mà không nói được. Nếu tôi còn nhớ để nói
chuyện được với họ thì hay biết bao!
Nếu ai đã từng được thưởng thức tuồng
Nô (Noh) của người Nhật, là một loại tuồng trong đó các diễn viên sơn mặt trắng
toát giống nhau, khi diễn kịch không nói tiếng nào, chỉ diễn tả bằng cách khoa
tay múa chân, người xem phải đoán được cảm xúc của họ qua những cử chỉ đó, thì
thấy những người đang uống trà trong quán này giống như họ vậy, có khác một điều
là những người này không phải kịch sĩ, không quét sơn trắng lên mặt, nên ta đọc
được cảm xúc trên từng cái cau lông mày, cái cười mệt mỏi nửa miệng, hay nụ cười
nở tung ra như một đóa hoa. Tôi phải nhờ chị chủ quán thông dịch lại thứ ngôn
ngữ thinh lặng này. Tôi viết xuống giấy câu hỏi, rồi chị chủ quán dùng tay nói
lại với họ. Chị cho biết phần đông những người này không biết đọc, biết viết.
Nếu tôi muốn nói chuyện với họ, phải nói thật to, không được dùng tay che miệng,
họ sẽ nhìn miệng tôi mà đoán tôi đang nói câu gì.
Có người rút ở trong túi ra một tờ giấy,
có bọc plastic với một dòng chữ in sẵn: Tôi vừa câm vừa điếc. Không biết chữ.
Xin nói to và đừng che miệng. Tôi nhìn tờ giấy được giữ gìn cẩn trọng như một
tờ căn cước mà trong lòng rưng rưng, thấy nghèn nghẹn ở cuống họng, vội cúi xuống
uống ngay một ngụm trà.
Tôi ngồi chuyện trò với họ bằng sự trợ
giúp của chị chủ quán, chúng tôi nói với nhau về sinh hoạt đời thường. Chuyện
gia đình, chuyện học của con, chuyện việc làm của cha mẹ. Họ hỏi tôi về cái đất
nước xa xăm tôi sống, ở đó những người câm, điếc được giúp đỡ thế nào? Chúng
tôi hỏi nhau cả về chuyện uống trà. Câu chuyện càng lúc càng thân thiện cởi mở,
họ nói năng tự nhiên, ước mơ giản dị, chỉ mong kiếm đủ ngày hai bữa, có chút
tiền dành dụm phòng khi con cái ốm đau và đủ tiền đóng học phí cho con mỗi khóa
học.
Vào những buổi chiều tan việc, họ bỏ
lại tất cả nhọc nhằn khuân vác trên bến dưới thuyền ở những bãi sông; những túi
xi măng, những viên gạch, tảng đá ở nơi xây cất; cái cuốc cái xẻng ở một con đường
đang đào, đang đắp nào đó, ghé vào đây uống mấy ly nước trà và gặp những người
cùng chung ngôn ngữ với họ, ngôn ngữ thinh lặng trong quán trà thinh lặng này.
Trần Mộng Tú
Hà Nội là cả một thế giới bí mật, nó luôn luôn giấu những bất ngờ nho nhỏ ở một chỗ ta không hình dung ra được. Do một may mắn tình cờ nào đó, ta tìm thấy cái bí mật đó ngay trước mặt ta, ta bàng hoàng như được ai mời một chén rượu quý. Cái ngọt của ruợu cứ vương mãi ở cổ như một bài thơ chưa đọc đến câu cuối cùng. Câu thơ đó có thể ở lại với ta suốt một đời người.
Một buổi chiều, tôi lang thang trên đường
phố Hà Nội, đi một mình trong khi chờ đợi chồng con (được một ngày mẹ cho) đang
phân tán trong phố cổ trở về đi ăn tối. Vừa đi vừa ngắm nghía hai bên: phố, người,
xe tấp nập buổi tan tầm, chạy đâm vào nhau, như những con rối trong tuồng múa
rối nước. Cái cảnh này trên thế giới chỉ có ở những nơi đất hẹp người đông như
Hà Nội, Sài Gòn của Việt Nam
ta và có lẽ đó là hai nơi điển hình nhất. Chen giữa bước chân đi là những hàng
ăn, hàng uống bầy cả ra hai bên phố. Ngay trước các cửa hiệu hàng hóa, ai muốn
bán thì cứ bầy ra bán. Ở một con ngõ vào xóm, người ta cũng có thể giăng một
tấm bạt từ vách tường của nhà bên phải sang vách tường của nhà bên trái ở ngay
đầu ngõ làm thành một quán cà phê hay một quán bán chè, bán cháo. Ai may mắn có
được cái mặt tiền độ ba thước vuông là thành một cửa hiệu khang trang lắm rồi,
còn không thì cứ bầy ngay ra trên lối đi, trên một nắp miệng cống cũng để vừa
một gánh hàng rong. Khách hàng xúm xít ngồi xuống ăn uống rất là tự nhiên, giản
dị, thưởng thức món ăn rất hạnh phúc, chẳng kém gì những người khách ở trong
một nhà hàng sang trọng thưởng thức món ăn của mình.
Chị chủ quán đến gần tôi với một mảnh
giấy, đưa cho tôi đọc: “Đây là quán Trà của người câm và điếc, bà cần gì thêm
xin viết xuống đây”. Tôi ngẩn người ra nhìn chị, chị nhìn lại tôi cũng vẫn với
nụ cười. Tôi viết lên tờ giấy của chị vừa đem đến, hỏi chị mở quán này bao lâu?
Chị cho biết là mới hai năm, sau khi vừa lập gia đình, anh cũng là người dùng
ngôn ngữ thinh lặng như chị. Chúng tôi tiếp tục bút đàm với nhau, chị nói khi
mới mở quán trà, muốn bán cho tất cả mọi người, nhưng khách nói được đến uống
trà thấy cứ phải bút đàm với chủ quán mất nhiều thời giờ quá trong khi khách
không nói được thì cứ giơ tay chỉ trỏ vào họ, nên họ bỏ đi. Dần dần những người
câm, điếc rủ nhau đến đây uống trà, coi như quán này mở ra chỉ để dành riêng
cho họ, những người đối thoại thinh lặng.
Tôi ngắm nhìn họ cầm ly uống trà rất
là bình dân, với vẻ sảng khoái, hình dung ra ở một nơi uống trà khác của những người
được gọi là thanh lịch. Những quán trà dành cho tao nhân mặc khách có những
nghi thức cầu kỳ gọi là Trà Đạo. Khi cho trà vào ấm thì gọi là Ngọc Diệp Hồi
Cung. Khi tráng trà thì gọi là Cao Sơn Trường Thủy (rót nước sáu mươi độ, cao
cách trà hai mươi, ba mươi phân). Khi pha trà thì gọi Hạ Sơn Nhập Thủy (rót sát
miệng ấm, nước sôi đủ một trăm độ). Khi nhấc chén trà lên thì mấy ngón tay cũng
được thăng hoa gọi là ba con rồng Tam Long Giá Ngọc, trước khi uống ngụm trà đó
phải từ tốn đưa lên mũi từ trái sang phải thưởng thức mùi thơm của trà gọi là
Du Sơn Lâm Thủy. Chao
ôi là nghi lễ, là cầu kỳ!
Những người uống trà trong quán trà thinh
lặng này giản dị lắm, trà do chị chủ quán pha một bình lớn, rót ra sẵn trước
mặt, họ cầm lấy chén trà, nhìn nhau bằng những ánh mắt thân mật, ngửa cổ lên
uống một hơi đầy, uống theo cả mệt nhọc của một ngày lao động vất vả vào lồng
ngực. Họ chỉ vào ngực mình, ngực bạn, nói lòng quý mến nhau. Những tiếng động
bên ngoài đường của xe cộ, của âm thanh ầm ĩ, họ bỏ cả ngoài tai. Trong những
lồng ngực đơn sơ đó cái âm thanh tĩnh lặng kéo dài theo nhịp đập êm ả của trái
tim.
Tôi chào họ ra về, mang theo quán trà
thinh lặng trong trái tim nhiều tiếng động đời thường của mình, nước mắt bỗng
ứa ra.
Chao ôi, là quê hương yêu dấu! Mỗi chỗ
giấu một điều bí mật, ta có may mắn tìm thấy, khác nào như những người tìm được
châu báu trong kho tàng cổ tích thần tiên.
Trần Mộng Tú