Đại Vệ Chí Dị
Nước Vệ triều nhà Sản năm thứ 67.
Nhà Sản sa sút uy tín trong nhân dân. Vệ Kính Vương bèn làm cuộc phê bình và tự phê bình để chấn chỉnh tư cách, đạo đức quan lại trong triều. Mở đầu Vương nói thẳng vì uy tín nhà Sản giảm sút mới cần phải chỉnh đốn quan lai như vậy.
Cuộc chỉnh đốn tư cách quan lại chưa xong, uy tín nhà Sản chưa thấy tăng thì giá cả ngoài chợ đã tăng vọt. Mọi thứ chất đốt, lương thực, thực phẩm đều tăng lên vèo vèo.
Tháng bảy mưa to, ngày đầu tháng mưa một ngày khiến hơn hai mươi người bị chết. Con đường rộng lớn phía Tây kinh thành bỗng nhiên bị lở cắt ngang như vết chém. Châu Diễn lại sập hầm lò chết mấy người làm công. Dường như đất khắp nơi đều quằn quại chuyển mình dãy giụa.
Trước đó thân mẫu của một người tù vì tội làm phản bỗng nhiên tự thiêu. Lửa bốc ám khói đen cả góc trời. Không biết trời có phải vì thế mà làm mưa không.?
Bấy giờ mọi thứ trong nước đã tăng giá, các nguồn lệ phí cũng đã tận thu, tài nguyên mỏ không còn, rừng xanh kiệt, biển bị quân Tề thôn tính. Đời sống nhân dân khó khăn vô cùng. Quân lính trong triều lại nhiều như cỏ trên thảo nguyên, tướng tá nhung nhúc như rươi. Khiến ngân khố phải oằn mình chi trả lương bổng.
Quan nhà Sản nói với tể tướng.
- Giờ ngân khố cạn kiệt, xin ngài bổ sung cho.
Tể tướng có nhiều bộ hạ thao lược tài xoay sở, ngài nghe xong quay ra hỏi bộ hạ rằng.
- Còn cái gì chưa tăng giá, còn cái gì chưa thu, cái gì chưa khai thác không.?
Bộ hạ thưa.
- Dạ, hết rồi ạ. Giờ chỉ còn sự bất mãn của dân là nhiều thôi.
Quan tuyên huấn thấy tể tướng lườm mình. Biết có ý trách không dẹp được dư luận, bèn đứng ra tâu.
- Còn bất mãn thì đánh thuế bất mãn.
Các quan lại lao xao, bất mãn thì người ta nói, ai mà đánh thuế được người ca thán cơ chứ. Người khác tỉnh táo hơn thì nói.
- Đừng vội suy đoán, nhà Sản ta có cái gì mà không làm được cơ chứ. Để quan tuyên huấn nói hết xem sao đã.
Quan tuyên huấn e hèm hắng giọng bước ra giữa triều nói.
- Thần trộm nghĩ, giờ nên xử phạt bọn bất mãn, một công đôi việc, vừa cho chúng nó chừa thói ấy, không phải bắt giam vào ngục mang tiếng triều đình, lại tốn người canh giữ, nuôi nấng. Chi bằng cứ phạt bọn ấy là có ngân sách lại là răn đe. Đứa nào không nộp phạt thì đến nhà nó cưỡng chế, nồi niêu, bát đũa có gì thu lấy.
Triều đình nghe mới ngộ ra, ai nấy cũng hỉ hả khen quan tuyên huấn tài. Khiến quan tài chính cũng phải chắp tay bái phục vì chuyên môn khác người của quan tuyên huấn.
Họ Nguyễn người trấn Đoài bị phạt hơn 7 triệu quan tiền. Bên miền trong gia đình nhà họ Huỳnh xứ Chiêm Thành cũ phạt cả nhà còn nhiều hơn gấp bội. Triều đình vừa xử phạt vừa gấp rút soạn lệ phạt lên thành bộ luật.
Dân tình ngoài chợ xôn xao.
- Xưa vẫn có câu '' đéo ai đánh thuế được thằng nói phét '' xem ra bây giờ không đúng ở thời này nữa rồi.
Người khác cãi.
- Người xưa nói không thể sai, khối kẻ nói phét xui dân mua chứng khoán, mua nhà khiến bao người táng gia bại sản. Có kẻ nói không tăng giá mặt hàng này, hôm sau giá tăng luôn đấy có sao.?
Người trung dung tổng kết.
- Đó là nói phét có môn bài, hoặc như câu '' miệng nhà quan có gang có thép' ''
Nhà Sản sa sút uy tín trong nhân dân. Vệ Kính Vương bèn làm cuộc phê bình và tự phê bình để chấn chỉnh tư cách, đạo đức quan lại trong triều. Mở đầu Vương nói thẳng vì uy tín nhà Sản giảm sút mới cần phải chỉnh đốn quan lai như vậy.
Cuộc chỉnh đốn tư cách quan lại chưa xong, uy tín nhà Sản chưa thấy tăng thì giá cả ngoài chợ đã tăng vọt. Mọi thứ chất đốt, lương thực, thực phẩm đều tăng lên vèo vèo.
Tháng bảy mưa to, ngày đầu tháng mưa một ngày khiến hơn hai mươi người bị chết. Con đường rộng lớn phía Tây kinh thành bỗng nhiên bị lở cắt ngang như vết chém. Châu Diễn lại sập hầm lò chết mấy người làm công. Dường như đất khắp nơi đều quằn quại chuyển mình dãy giụa.
Trước đó thân mẫu của một người tù vì tội làm phản bỗng nhiên tự thiêu. Lửa bốc ám khói đen cả góc trời. Không biết trời có phải vì thế mà làm mưa không.?
Bấy giờ mọi thứ trong nước đã tăng giá, các nguồn lệ phí cũng đã tận thu, tài nguyên mỏ không còn, rừng xanh kiệt, biển bị quân Tề thôn tính. Đời sống nhân dân khó khăn vô cùng. Quân lính trong triều lại nhiều như cỏ trên thảo nguyên, tướng tá nhung nhúc như rươi. Khiến ngân khố phải oằn mình chi trả lương bổng.
Quan nhà Sản nói với tể tướng.
- Giờ ngân khố cạn kiệt, xin ngài bổ sung cho.
Tể tướng có nhiều bộ hạ thao lược tài xoay sở, ngài nghe xong quay ra hỏi bộ hạ rằng.
- Còn cái gì chưa tăng giá, còn cái gì chưa thu, cái gì chưa khai thác không.?
Bộ hạ thưa.
- Dạ, hết rồi ạ. Giờ chỉ còn sự bất mãn của dân là nhiều thôi.
Quan tuyên huấn thấy tể tướng lườm mình. Biết có ý trách không dẹp được dư luận, bèn đứng ra tâu.
- Còn bất mãn thì đánh thuế bất mãn.
Các quan lại lao xao, bất mãn thì người ta nói, ai mà đánh thuế được người ca thán cơ chứ. Người khác tỉnh táo hơn thì nói.
- Đừng vội suy đoán, nhà Sản ta có cái gì mà không làm được cơ chứ. Để quan tuyên huấn nói hết xem sao đã.
Quan tuyên huấn e hèm hắng giọng bước ra giữa triều nói.
- Thần trộm nghĩ, giờ nên xử phạt bọn bất mãn, một công đôi việc, vừa cho chúng nó chừa thói ấy, không phải bắt giam vào ngục mang tiếng triều đình, lại tốn người canh giữ, nuôi nấng. Chi bằng cứ phạt bọn ấy là có ngân sách lại là răn đe. Đứa nào không nộp phạt thì đến nhà nó cưỡng chế, nồi niêu, bát đũa có gì thu lấy.
Triều đình nghe mới ngộ ra, ai nấy cũng hỉ hả khen quan tuyên huấn tài. Khiến quan tài chính cũng phải chắp tay bái phục vì chuyên môn khác người của quan tuyên huấn.
Họ Nguyễn người trấn Đoài bị phạt hơn 7 triệu quan tiền. Bên miền trong gia đình nhà họ Huỳnh xứ Chiêm Thành cũ phạt cả nhà còn nhiều hơn gấp bội. Triều đình vừa xử phạt vừa gấp rút soạn lệ phạt lên thành bộ luật.
Dân tình ngoài chợ xôn xao.
- Xưa vẫn có câu '' đéo ai đánh thuế được thằng nói phét '' xem ra bây giờ không đúng ở thời này nữa rồi.
Người khác cãi.
- Người xưa nói không thể sai, khối kẻ nói phét xui dân mua chứng khoán, mua nhà khiến bao người táng gia bại sản. Có kẻ nói không tăng giá mặt hàng này, hôm sau giá tăng luôn đấy có sao.?
Người trung dung tổng kết.
- Đó là nói phét có môn bài, hoặc như câu '' miệng nhà quan có gang có thép' ''
Người buôn gió