Người Pháp đã nhận ra “toan tính” của
Trung Quốc đối với Việt Nam từ năm 1909
Tại khu vực Biển Đông, Trung Quốc đang công khai
các hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, leo thang quân sự. Còn ở đất liền
thì công dân Trung Quốc lại có các hoạt động làm ảnh hưởng đến kinh tế xã hội
của người Việt. Đây thực ra không phải là những hành động mới thực hiện mà trên
thực tế, những toan tính này của Trung Quốc đã được người Pháp nhìn ra và đánh
giá từ năm 1909. (Chợ Lớn những năm 1900, Ảnh: lichsuvn.info)
Songmoi.vn xin được trích một vài đoạn
từ cuốn “Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới”. Quyển 1 tập 1. NXB Đà Nẵng –
2001. Cuốn sách này, như tên gọi của nó mục đích không phải giới thiệu những tư
liệu của người Pháp nói về người Trung Hoa, mà nói về cụ Phan Châu Trinh. Tuy
nhiên, trong phần Thăm Ấn Độ và Đông Dương của cuốn sách, Viện sĩ người Pháp De
Brieux đã thể hiện rất rõ cách nhìn nhận và đánh giá của mình đối với người
Trung Hoa trong mối quan hệ với người An Nam và cả khu vực Đông Dương.
Viện sĩ De Brieux đã có cách nhìn rất thực tế
và bao quát:
“Phải nghĩ và làm quen với ý nghĩ là dù chúng ta (người Pháp) có làm gì đi nữa cũng không thể mãi mãi giữ Đông Dương được.
“Phải nghĩ và làm quen với ý nghĩ là dù chúng ta (người Pháp) có làm gì đi nữa cũng không thể mãi mãi giữ Đông Dương được.
Nếu chúng ta không trả cho người An
nam thì có kẻ sẽ giành lấy.
Và kẻ đó chính là nước Trung
Hoa.
Và ngày mà ở châu Âu chúng ta phải đương đầu với một cường quốc
thì ngày đó người Trung Hoa sẽ nhẹ nhàng chiếm Đông Dương như người Ý năm 1870
đã chiếm lấy đất đai của Giáo hoàng. Nếu người Sài Gòn muốn chống lại thì với
100 nghìn người Trung Hoa ở chợ Lớn họ không cần súng ống cũng trị được. Ở đâu
trên đất Đông Dương cũng vậy, cứ 1 người Pháp thì đã có 20 người Trung
Hoa.
Và ngay người An Nam, nếu ta không cảm hóa, họ cũng sẽ đưa tay
ra đón những người Tàu mà họ gọi là “các chú”, mà quên mất những người đó đã là
chủ cũ của nước này.
Nhưng Trung Quốc có cần xâm chiếm
không? Đông Dương đã là của họ rồi. Chúng ta là chủ danh nghĩa, họ là chủ thật
sự. Chúng ta đưa lính đến, họ đưa con buôn đến. Chúng ta mơ có thuộc địa để đến
làm giàu, nhưng chính họ thực hiện giấc mơ đó. Chúng ta cai trị thuộc địa, họ
khai thác nó.
Ta coi người nông dân An nam là xa
lạ, họ quen biết, họ nói cùng tiếng nói, họ dùng tiền mua thóc lúa non, lúa già,
mua trả sòng phẳng. Họ biết tính để cho người nông dân đủ sống để cày cuốc làm
ra thóc gạo.
Thương nghiệp nằm trong tay họ. Họ
tuồn thóc gạo cả xứ theo các kênh rạch về các hãng xay xát ở chợ Lớn và, bán gạo
xong họ nhét tiền đầy túi, trở về xứ sở nằm nghỉ.
Sức mua bán của dân tộc này thật kỳ
quặc. Trong một làng nghèo đói không mua bán gì, có một người Tàu đến, nhận làm
thuê vất vả… Chỉ 2 năm sau, y có một cửa hàng nhỏ, cả làng đều vay mượn y. Và
những người Tàu khác sẽ đến theo.
Sự đoàn kết của họ ngoài sức tưởng
tượng: trong cửa hàng, đến giờ ăn họ xúm lại quanh bàn, ở trần như nhau, không
phân biệt chủ và người làm. Ăn xong là làm việc, kỷ luật ra trò. Họ biết chia
nhau quyền lợi, không tranh chấp, đoàn kết chặt chẽ. Ví dụ ở Rangoom họ quyết
định không để cho người Tàu kéo xe, thế là không có người Tàu kéo xe. Thợ Tàu
đến được dùng vào làm việc khác.
Họ không sợ khổ, không sợ chết. Họ
chèo thuyền ra đánh cá trong lúc sóng to gió lớn…
Họ bất chấp toán học và vẫn tính
toán đâu vào đấy. Họ thông minh và rất nhạy cảm với cái mới. Cái gì họ không mời
nước ngoài đến làm là họ tính để tự làm. Quân lính họ sử dụng vũ khí thành thạo,
hành quân cả sư đoàn…
Làm sao ta có thể bảo vệ Bắc Kì khi
họ cảm thấy bị chật chội hay buôn bán khó khăn và đưa một quân đoàn vượt qua
Lạng Sơn? Suốt dọc biên giới chúng ta không có thành lũy pháo đài nào để chống
trả cả.
Với biển người của họ, ta làm sao
chống được bằng mấy tiểu đoàn? Nếu có thủy quân họ sẽ vào thẳng Nam kỳ, qua Cap
Saint Jacques có khó hơn chút ít thôi. Chúng ta không có phòng thủ gì hết trên
sông Sài Gòn…
Trong khi tính toán tất cả các vấn
đề đó, chúng ta phải cố gắng đặt dấu ấn trên người An nam, càng sâu càng tốt để
sẽ còn một cái gì đó của trí tuệ chúng ta tiếp tục được duy
trì…”
Sau một thế kỷ thăng trầm, những gì người Pháp
đã viết vẫn làm cho chúng ta phải suy ngẫm. Phải chăng người Việt vẫn chưa biết
cách rút kinh nghiệm từ lịch sử của chính mình!
Sống Mới
@songmoi.vn