HÀNH LANG KINH TẾ VIỆT - TRUNG
Trên thế giới, đã từ lâu, truyền thống tự nhiên đã có sự giao dịch thương mại tại biên
giới của hai hay nhiều nước. Trong những năm gần đây, với sự hổ trợ của của
nhiều cơ quan quốc tế, một số quốc gia đưa sự hợp tác về kinh tế biên giới ở mức
cao hơn. Những dự án hay chương trình thỏa hiệp đó gọi chung là Hành lang kinh
tế (HLKT). HLKT là sự phối họp nhiều mặt hơn trong sự phát triển chung về kinh
tế - xã hội vùng biên giới.
Mục tiêu
của các phương án nầy là nhằm phát triển kinh tế tại vùng biên giới. Tuy nhiên
sự hợp tác, có nhiều phức tạp ở phía sau, trong đó có những tìềm ẩn âm mưu đen
tối và nguy hiểm. Đó là trường hợp thỏa hiệp HLKT to lớn và toàn diện giữa Việt
Nam (VN) và Trung quốc (TQ). Theo cơ quan Liên hiệp quốc thì cho là hợp tác
HLKT Việt Trung là một mẫu mực điển hình tốt. Nhưng trên bình diện quốc gia và
dân tộc, đó là một vấn đề của nhiều vấn nạn trong mối bang giao giữa VN và TQ.
Theo tin
tức mới nhứt VN và TQ vừa khánh thành xa lộ xuyên qua cửa Hữu nghị (thuộc tỉnh
Lạng sơn) đi sâu vào TQ, vào ngày 2 tháng 10 năm 2012. Đây là lần đầu tiên, các
loại xe có thể đi từ Hà nội đến các tỉnh sâu trong nội địa TQ, với chiều dài
1.300 km (trước kia chỉ vào khoàng 20 km). Và một xa lộ khác nối Côn Minh (tỉnh
Vân Nam) đến Hải Phòng cũng đã được khánh thành ngày 16-8-2012. Hai công trình
nầy là một phần của kế hoạch HLKT Việt Trung đã và sẽ triển khai manh mẽ trong
âm mưu bá quyền của TQ lấn át kinh tế VN và tiến xuống các nước Đông nam Á.
I. Tổng lược Hành Lang Kinh tế
1. Ý
niệm tổng quát
HLKT là
vùng nằm hai bên biên giới và được sự thỏa hiệp chánh thức của hai hay nhiều
nước nhằm phát triển kinh tế trong vùng biên giới (Cross-Border Economic
Cooperation Zones). Nó tương đối rộng lớn, đi sâu vào đất liền hay cảng ven
biển nối liền nhiều thành phố trọng yếu của hai bên. HLKT được kiến tạo tương
đối qui mô, nhiều đự án phát triển liên quan đến kinh tế xã hội.
Những sinh
hoạt kinh tế vùng HLKT rất đa dạng. Đại cương nó gồm có:
Sinh hoạt
kinh tế trực tiếp: Thương mại, Đầu tư, Khu kỹ nghệ, Dịch vụ, Ngân hàng, Du
lịch.
Sinh hoạt
gián tiếp và yểm trợ phát triển chung: Hệ thống đường sá, bến càng, phi trường,
khoa học kỹ thuật, văn hóa giáo dục…
Các sinh
hoạt kinh tế thương mại thì có nhiều hình thức: Chánh thức qua thỏa hiệp của
hai quốc gia, các thương nhân phải có giấy phép. Hoặc buôn bán lẻ tẻ ở chợ nhỏ
biên giới không có giấy phép. Và loại khác không có giấy phép và không kiểm
soát nỗi, đó là buôn lậu. Hoạt động thương mại của HLKT là họat động qui
mô, có phép tắc.
Mục tiêu
của HLKT là hổ trợ, hợp tác để phát triển kinh tế vùng hai bên biên giới và
giúp cho sự phát triển kinh tế chung của các đối tác.
Trong
khoảng 10 năm trở lại đây, trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội
vùng, một số cơ quan quốc tế như Ngân hàng phát triển Á châu, Ngân hàng thế
giới, Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) yểm trợ cho các dự án
HLKT.
2.
Hành lang kinh tế trên thế giới.
Trên bình
diện quốc tế, việc mua bán trao đổi hàng hóa trên HLKT, trước kia còn gọi là “mậu
dịch biên cương”. Do dân chúng ở hai bên biên giới mua bán và trao đổi hàng
hóa với nhau. Với sách lược mới, với tinh thần họp tác mới, môt số nước thỏa
hiệp xây dựng khu vực HLKT.
Có thể
trình bày ở đây vài HLKT trên thế giới hiện nay:
Hành
lang Đông Tây (WEC)
Đây là một
trong những nội dung Chương trình hơp tác phát triển giữa các nước: Việt Nam,
Lào, Cambodia, Miến Điện và Tây Nam Trung quốc.
Nội dung
hơp tác đại cương :
- Nâng cấp
các tuyến đường bộ từ Thái lan và cuối cùng là hải cảng Việt Nam.
- Nâng cấp một số hải cảng Việt Nam có liên hệ tới các nước trên.
- Đầu tư khai thác tài nguyên.
- Hợp tác phát triển thủy lợi.
- Phát triển kỹ nghệ chế biến.
- Nghiên cứu khả năng xây cất đường ống dẫn dầu.
- Đẩy mạnh giao dịch thương mại.
- Và một số chương trình về xã hội y tế chung.
- Nâng cấp một số hải cảng Việt Nam có liên hệ tới các nước trên.
- Đầu tư khai thác tài nguyên.
- Hợp tác phát triển thủy lợi.
- Phát triển kỹ nghệ chế biến.
- Nghiên cứu khả năng xây cất đường ống dẫn dầu.
- Đẩy mạnh giao dịch thương mại.
- Và một số chương trình về xã hội y tế chung.
Đây là
phương án lớn. Ngoài ngân khoản của các chánh phủ liện hệ, còn có các cơ quan
và quốc gia khác tài trợ dưới hình thức tiền vay theo chưong trình ODA. Và một
số đầu tư ngoại quốc bỏ vào.
Hành
lang phát triển Maputo
Đây là
thỏa ước giữa Nam phi và Mozambia. Hai nước nầy có lịch sử lâu đời về mua bán
qua lại giữa hai biên giới chung. Đây là phương án rất lớn. Có nhiều chương
trình vừa kinh tế , du lịch và xã hội. Số tiền đầu tư dự trù lên tới 7 tỷ mỹ
kim.
Hành lang
phát triển Maputo được sự yểm trợ của một số cơ quan quốc tế. Phương án đã bắt
đầu cách đây 5 năm. Lợi ích của kế hoạch nầy khổng chỉ cho hai nước Nam phi và
Mozambia mà còn tới một số nước Phi châu khác.
Nhiều HLKT
trên thế giới đã trở thành những chương trình phát triển vùng và đóng góp khá
tốt cho sự phát triển kinh tế toàn cầu. Vì vậy có một số dự án phát triển HLKT
được nhiều cơ quan quốc tế yểm trợ. Như Ngân hàng Á châu, Ngân hàng thế giới.
Ngoài ra
một số HLKT quan trọng có thể trở thành địa bàn đầu tiên để từ đó tiến đến các
vùng kinh tế khác. Ví dụ HLKT Việt Trung là bàn đạp cho kế họach phát triển và
âm mưu bá quyền giữa Trung quốc và các nước ASEAN, một vùng rất quan trọng mà
TQ muốn nắm lấy.
Trên thế
giới hiện còn có một số HLKT nữa có mục tiêu tương tự.
3.
Lợi ích tổng quát của HLKT
Các HLKT
có nhiều cái lợi. Nhưng mối lợi không đồng đều cho hai bên. Có khi một bên vừa
có lợi vừa có haị trên một số mặt nào đó. Nói chung, các lợi ích có thể được
tóm tắt như sau đây:
- Giảm chi
phí lưu thông hàng hóa. Vì hệ thống đường sá tốt hơn thuận tiện hơn. Do đó giá
cả sẽ thấp hơn.
- Hạ tầng cơ sở trong vùng (điện nước, cảng) tốt hơn đưa tới phí tổn thấp hơn và tiết kiệm thời gian hơn.
- Giao thông vận tải nhanh hơn, tiết kiệm hơn, an toàn hơn, khuyến khích du lịch và cải thiện đời sống dân cư hai bên biên giới.
- Liên kết xây dựng kỹ nghệ tốt hơn, tận dụng nguyên liệu và kỹ nghệ chế biến lâm sản, nông sản gần khu sản xuất.
- Lợi tức dân chúng vùng liên hệ sẽ khá hơn, vì kinh tế phát triển hơn.
- Phát triển nhân dụng khá hơn, bớt thất nghiệp.
- Công cuộc khai thác tài nguyên thiên nhiên tốt hơn.
- Hạ tầng cơ sở trong vùng (điện nước, cảng) tốt hơn đưa tới phí tổn thấp hơn và tiết kiệm thời gian hơn.
- Giao thông vận tải nhanh hơn, tiết kiệm hơn, an toàn hơn, khuyến khích du lịch và cải thiện đời sống dân cư hai bên biên giới.
- Liên kết xây dựng kỹ nghệ tốt hơn, tận dụng nguyên liệu và kỹ nghệ chế biến lâm sản, nông sản gần khu sản xuất.
- Lợi tức dân chúng vùng liên hệ sẽ khá hơn, vì kinh tế phát triển hơn.
- Phát triển nhân dụng khá hơn, bớt thất nghiệp.
- Công cuộc khai thác tài nguyên thiên nhiên tốt hơn.
II. Tiến trình thực hiện HLKT Việt Trung
1. Ý
định và quan điểm về HLKT Việt Trung
Trong lịch
sử Việt Nam, từ rất xa xưa, cũng đã có giao dịch kinh tế thưong mãi tại vùng
biên giới giữa Việt Nam Trung quốc, Lào và Cambodia. Mặc dù mức độ giao thương
không cao, nhưng cũng đã có một số định chế và dân chúng vùng biên giới đó coi
như một hoạt động để sống hằng ngày. Bên cạnh sự chánh thức hóa còn có những
họat động bất hợp pháp, thậm chí có những đường dây buôn lậu qui mô hay một số
hoạt động liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia.
Họat động
kinh tế đó không thể xóa bỏ được trên thực tế. Vấn đề là cần có sự hợp tác công
bằng và hợp lý giữa hai nước.
Ý nghĩ
thành lập HLKT qui mô giữa Việt Nam và Trung quốc đã có từ khi VN lệ thuộc
nhiều vào TQ và từ khi TQ đã đạt mức phát tiển cao từ đầu thập niên 2000. Nhưng
cụ thể, sau những vận động hậu trường. Kế họach HLKT Việt Trung được nêu ra tại
Hội nghị các Bộ trưởng các nước vùng tiểu Mekong tại Manila tháng 9 – 1998. Hội nghị
nầy do Ngân hàng phát triển Á châu (Asian Development Bank) chủ trì. Sau đó
chánh quyền VN và TQ chánh thức ký thỏa ước HLKT Côn Minh - Hải phòng vào năm
2007.
Mục đích
chánh của bài nghiên cứu nhỏ nầy không phải nhằm trình bày chi tiết sự trao đổi
kinh tế thương mại của hai nước, mà thông qua kế họach HLKT Việt Trung, đặc
biệt qua HLKT Côn Minh – Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, (gọi tắt là HLKT Côn
Minh - Hải Phòng), để thấy thêm những chèn ép kinh tế của TQ đối với VN cùng
với những âm mưu khác của TQ trong kế họach kềm tỏa VN và ảnh hưởng rộng lớn
tới vùng Đông nam Á.
Trong kế
hoạch mở rộng xuống Đông Nam Á, đối với TQ, Việt Nam có nhiều điều kiện thuận
lợi trở thành một cộng cụ hay một tay sai .
Với quan
điểm và mưu tính đó, TQ và VN đã thảo luận, âm mưu và ký thỏa hiệp HLKT Việt
Trung.
Tại các
buồi bàn thảo cũng như ký kết thỏa ước, cả hai nước VN và TQ cho việc thực hiện
là hết sức cấp thiết để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế toàn cầu và phát triển
kinh tế của hai nước.
Đứng trên
bình diện lợi ích quốc gia, Việt Nam nhận được nhiều bất lợi hơn là có lợi.
Việt Nam
và Trung quốc có biên giới chung rất dài, có một số cửa khẩu để giao thương.
Trong đó có hai cửa khẩu quan trọng nhứt là Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai và cửa
khẩu Hữu nghị thuộc tỉnh Lạng sơn. Con đường từ Vân nam của Trung quốc qua Lào
Cai là quan trọng nhứt, vì đi từ vùng tương đối chưa phát triển mạnh ở phía tây
nam TQ, đi xuyên qua VN trong một vùng rất quan trọng có số dân chiếm 25% tổng
số dân toàn quốc. Nhứt là qua hai trọng điểm là Hà nội và Hải phòng.
2.
Các chương trình và kết quả sơ khởi về HLKT Việt Trung
Hành lang
nầy nối liền tỉnh nhiều tài nguyên ở phía Tây nam Trung quốc là Vân Nam và khu
vực trọng điểm Hà nội Hải phòng. Tuy nhiên ảnh hưởng tỏa lan rộng ra gần như
toàn bộ vùng đồng bằng Bắc Việt. Phía Trung quốc là cả vùng phía tây nam, còn
kém phát triển. Khi hợp tác với VN qua ngả Hà nội Haỉ phòng là con đường ngắn
nhứt và thuận lợi nhứt đi ra biển và xuống Đông nam Á. Đó cũng là bàn đạp TQ
dùng trong giao thương kinh tế với các nước ASEAN .
- Địa
lý và dân số vùng HLKT Côn Minh - Hải phòng:
Phía bên
TQ là tỉnh Vân Nam mà Côn Minh là thủ phủ. Nó thuộc vùng rộng lớn Tây nam TQ.
Kinh tế chưa được phát triển nhiều. Tiềm năng kinh tế chánh là khoáng sản, nông
sản và lâm sản. Vùng nầy ở rất xa bờ biển và hải cảng TQ. HLKT nầy đi qua lảnh
thổ TQ chỉ có độ 15 triệu dân. Côn minh là thành phố lớn, là trung tâm kinh tế,
chánh trị của miền Tây nam. Hành lang nầy đi dọc theo con đường xe lửa Côn Minh
- Hải phòng qua các Tỉnh/Thị xã: Hải phòng, Hải dương, Hưng yên, Hà nội, Vĩnh
Phúc, Phú thọ, Yên Bái, Lào Cai. Cửa khẩu Lào cai và Hữu nghị là hai cửa chánh
qua TQ.
Về bên
phía VN, dù diện tích không lớn, nhưng trải dài qua vùng rất quan trọng. Xuyên
qua 6 tỉnh miền Bắc, tới thủ đô Hà nội và đến cảng Hải phòng. Đây là đầu nảo
vừa là yết hầu của VN. Dân cư trên HLKT có đến 20 triệu ( rất lớn so với tổng
số dân).
-
Thương mại:
Mục đích chánh của HLKT là phát triển thương mại biên cương. Dù có dự án HLKT
hay không thì chuyện mua bán trao đổi giữa hai bên vẫn đều đều mỗi ngày. Nó
được nâng lên mức cao hơn là nhờ định chế hóa rõ ràng và đầy đủ hơn, và nhờ cải
thiện hệ thống vận chuyển, và nhiều chương trình khác. Theo ước tính của VN thì
năm 2011 số hàng hóa qua cửa Hữu nghị là một triệu tấn; số người qua lại là
726.000 người. Thực tế con số cao hơn nhiều, nhứt là hàng buôn lậu. Theo tin
tức từ Ngân hàng Á châu thì mâu dịch biên giới Việt Trung trong những năm gần
đây tăng từ 2-6%/năm, trị giá độ 4,2 tỷ mỹ kim.
Hàng VN
bán qua TQ ít hơn hàng TQ qua VN. Thâm thủng ngọai thương vùng HLKT giữa VN và
TQ ước lượng trên 4 tỳ mỹ kim vào năm 2010. VN nhập của TQ hàng quan trọng là
phân bón, hóa chất, vải, nông sản, hàng gia dụng. TQ nhập của VN khoáng sản các
lọai, cao su, than đá, dầu thô, hải sản. Nhìn chung TQ muốn khai thác nguyên
liệu VN cho kỹ nghẽ TQ. Còn VN thì mua nhiều thứ hàng tiêu dùng hay hàng hóa
yểm trợ cho nông nghiệp. Hàng hóa TQ qua VN phần lớn qua hai cửa khẩu chánh là
Lào Cai và Hữu nghị.
- Giao
thông vận tải: Hợp tác cải thiện hệ thống giao thông vận tải hết sức quan
trọng. Vì đường sá giúp cho phát triển thương mại, kỹ nghệ và du lịch tiến
triển tốt hơn.
Có 70%
hàng hóa chánh thức trong HLKT đi bằng đường xe lửa, và 30% đi bằng đường bộ.
Càng Hải phòng trở nên quan trọng và rất cần thiết cho hàng nhập và xuất của
TQ, nhứt là hàng TQ xuống các nước Đông nam Á.
Con đường
xe lửa Côn Minh và Hải phòng là huyết mạch có từ thời thuộc Pháp. Nay đã được
canh tân. Hai đường bộ quan trọng bậc nhứt từ TQ qua VN cũng mới khánh thành.
Đường nối Côn Minh - Lào Cai được khánh thành ngày 16 tháng 8 - 2012 . Đường
nối Quảng Tây - Hà nội qua cửa hữu nghị dài 1.300 km mới khánh thành ngày 2
tháng 10- 2012. Một số con đường nhỏ khá nối TQ và VN cũng đã được cải tiến (Từ
TQ qua VN có 8 con đường bộ). Xây dựng sân bay Lào Cai.
- Khu
kỹ nghệ: Trong kế họach chung hai bên cũng có dự án mở mang một số kỹ nghệ
trong các thị trấn dọc biên giới. Nhưng cho tới nay thì kỹ nghệ chưa đáng kể.
- Văn
hóa giáo dục: Bên cạnh các chương trình nhằm phát triển kinh tế thương mại,
HLKT còn có một số chương trình hợp tác giáo dục và văn hóa.
- Quản
lý: Hai bên thiết lập ủy ban để quản lý HLKT, đặt luật lệ, kiểm soát việc
qua lại.
Chánh
quyền TQ có chánh sách yểm trợ rõ ràng và mạnh mẽ cho mậu dịch biên giới. Như
bỏ một số lớn giấy phép, bỏ hay giảm thuế xuất nhập. Phía VN cũng cải tiến quản
lý mậu dịch biên giới.
Thực tế cả
hai bên quản lý không nổi hoạt động kinh tế tại các cửa khẩu và cà HLKT, vì
nguyên nhân chánh là tham nhũng quá đáng. Tình trạng nầy khó mà cải thiện được.
Về ngân
khoản cho dự án:
Dự án HLKT
Việt Trung được được hai định chế quốc tế lớn tài trợ, đó là Ngân hàng phát
triển Á châu (ADB) và UNDP của Liên hiệp quốc. Phần còn lại do hai chánh phủ VN
và TQ đài thọ.
Dự án khởi
đầu 30/10/2007. Dự trù hoàn tất 2011.
UNDP tài
trợ: 1.600.000 Mỹ kim
Chánh phù
liên hệ: 2.000.000 Mỹ kim
Dự án xa
lộ đi từ Hà nội đên Tứ Xuyên (1300 km) do ADB tài trợ.
Ngân hàng
Phát triển Á châu (ADB) tài trợ trong kế hoạch kiến thiết hạ tầng cơ sở. Đây là
một dự án nằm trong chương trình phát triển vùng sông Cửu long. ( Phó Chủ tịch
ADB là người Trung hoa) Phân nữa chi phí còn lại do hai chánh phủ đài thọ. Cà
TQ và VN tiếp tục bỏ tiền đầu tư vào các dự án đã lập cũng như một số chương
trình mở mang hai bên HLKT. ADB tài trợ con đường Vân Nam – Hải phòng một con
đường rất quan trọng chuyển vận hàng chẳng những cho VN mà còn cho các nước
ASEAN. ADB còn tài trợ cho một số dự án nhỏ khác nhằm phát triển HLKT.
III. Nhận xét về HLKT Viêt Trung
Như nói ở
trên, HLKT Việt Trung, Côn Minh - Hải phòng, là một kế họach lớn có sự yểm trợ
của một số cơ quan tế. Nó đã bắt đầu triển khai hơn 5 năm nay. Một số dự án và
công trình đã xong và còn nhiều chương trình tiếp tục.
Trong một
hoàn cảnh tình hình bình thường thì sự phát triển HLKT có lợi cho cả hai bên.
Nhưng trong trường hợp VN hiện nay thì cái lợi ít hơn điều có hại.
Mặt khác,
TQ lợi dụng kế hoạch HLKT để bành trướng bá quyền kinh tế xuống VN và các nước
Đông nam Á. Đó là âm mưu độc hại chẳng những về kinh tế mà còn về phương diện
ngoại giao và an ninh khu vực.
1.
Lợi và hại về phía Việt Nam
- Về
thương mại: Khối lương hàng hóa qua lại hai nước nhiều hơn. Người tiêu thụ
sẽ có nhiều loại hàng hóa từ TQ với giá rẽ hơn. Theo tin từ báo điện tử Xinhua
ngày 18-11-2011, theo phát biểu của Thứ trưởng Thương mại và kỹ nghệ VN thì
“Thoả ước kinh tế Việt Trung, từ 2006 –2010 là gia tăng thương mại và phát
triển nhanh chóng. Mỗi năm trung bình tăng 16.6% và khối hàng hóa giao dịch
trong 5 năm qua đạt được 23,55 tỷ mỹ kim.” Thực sự hàng hóa từ TQ qua VN nhiều
gấp 5-6 lần hàng VN qua TQ. Đó là một điều đáng ngại, vì kinh tế VN rất yếu.
Hàng kỹ
nghệ TQ tương đối có phẩm chất tốt hơn hàng VN, cho nên hàng TQ qua VN thuận
chiều hơn. Điều nầy là một trong những yếu tố làm cho kỹ nghệ VN không phát
triển nổi.
Nhờ những
điều kiện tốt của HLKT cộng thêm tham nhũng, mà hoạt động buôn lậu gia tăng
mạnh mẻ hơn ( theo ước tính từ VN mỗi năm hàng lậu vào khoảng 2 tỷ mỹ kim.)
Mặt khác
thương nhân TQ qua VN quá nhiều. Chánh quyền gần như buông lỏng. Các thương gia
TQ qua VN phần lớn là đi chui hay qua với diện du lịch. Họ nhờ những trung gian
người Việt đi gom mua nông sản , hải sản … cho họ mang về bên Tàu. Lúc đầu họ
mua với giá gấp đôi gấp ba giá của thị trương VN. Nông ngư dân VN bán cho
thương gia Tàu vì lợi hơn. Rồi nông dân VN ào ào sản xuất các loại đó. Sau đó
TQ không mua nữa, giá xuống nhanh, nông dân bị lỗ nặng.
- Về
khai thác khoáng sản và nguyên liệu. Lợi dụng tình trạng VN chưa có khả
năng chế biến các loại khoáng sản có khá nhiều ở các tỉnh thuộc HLKT, TQ qua
thu mua giá rẽ về biến chế lại. Mặc dù VN có thị trường lớn ở TQ nhung luôn
luôn bị ép giá. Mặc dù VN có bán được khoáng sản và nguyên liệu , nhưng mãi mãi
sẽ không tới được giai đoạn chế biến được sản phẩm hoàn tất . Giá cả thì tùy
thuộc bên TQ. Ở đây chưa nói đến tình trạng chánh quyền VN dâng cho TQ một số
vùng khai thác khoáng sản hay rừng, họ đem qua VN nhiều công nhân và cán bộ sẽ
dần dần tạo những bất an và bất họp pháp ngay tại khu vực VN, nhứt là vùng có
dân tộc thiểu số.
- Về
giao thông vận tải: Nhờ thỏa hiệp HLKT mà hệ thống đường bộ, đường xe lửa,
hàng không được cài thiện tốt hơn hay được tân lập thêm. Về phương diện kinh tế
đó là điều rất tốt. Bởi vì sự chậm tiến của hạ tầng cơ sở của hai bên là một
trở ngại rất lớn từ lâu cho việc mở mang vùng có nhiều tiềm năng đó.
Cảng Hảỉ
phòng được mở rộng. Nó trở thành cảng quốc tế rất quan trọng nhờ qui mô và vị
trí ở trong vùng. VN có một số quyền lợi về quá cảng hàng TQ. Nhưng cái hại là
cho TQ xử dụng tự nhiên có thể khống chế cảng nầy. Đây là điểu TQ rất mừng, vì
từ khu vực rộng lớn Tây nam TQ ra biển để tiếp cận với nhiều quốc gia khác,
xuyên qua cảng Hải phòng là con đường ngắn nhứt. Về đường hàng hóa vận chuyển
chiếm 40% tồng số hàng trong khu vự phía Bắc VN. Các sông đi qua tới TQ và tới
cảng Hải phòng.
-Về
thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn: Cách tổng quát HLKT có thể
giúp phát triển vùng nông thôn, nông lâm nghiệp hai bên tốt hơn. Nhờ có thị
trường thêm, nhờ giao thông vận tải tốt, nhờ trao đổi khoa học kỹ thuật. Nhưng
sự thua lỗ của nông dân VN là vì thương gia TQ quá nhiều mánh lới thường không
thật thà trong mua bán. Mặt khác chánh quyền VN dâng nhiều đất để người Tàu khai
thác rừng, họ sẽ khai thác bừa bãi vì đâu phải đất của họ, chụp giựt được lúc
nào hay lúc đó.
-Về
giải quyết thất nghiệp: Điều nầy dĩ nhiên, bởi vì hoạt động thương mại và
kinh tế nói chung gia tăng trong 5 năm qua có cơ hội gíup giải quyết mộ số dân chúng
có thêm công ăn việc làm.
Những
âm mưu của Trung quốc qua HLKT
a. Bá
quyền TQ đối với VN
Thỏa hiệp
HLKT Việt Trung là một trong những HLKT lớn trên trên giới. Ngân khoản cho
phưong án lên tới 4-5 tỷ mỹ kim.
Phát triển
HLKT cũng như cải thiện mậu dịch biên cương là chủ trương lớn của TQ. Trong 10
năm qua TQ đã tạo điều kiện thuận lợi cho kế hoạch nầy.
Dĩ nhiên
là nó lợi cho cả đôi bên, nhưng lợi cho nền kinh tế TQ nhiều hơn cho VN. Phía
đàng sau kế họach nầy chứa đưng nhiều âm mưu đen tối và nguy hiểm cho VN không
phải chỉ là kinh tế mà còn về an ninh nữa.
Hiệp ước
được ký bởi hai đối tác mà bản chất là gian xảo, chỉ vì quyền lợi đảng và nhóm
quyền lực mà thôi. Nó không phải là một thỏa ước quốc tế trong sáng và bình
đẳng.
Vớí vị tri
địa lý, vớí lịch sử kiên cường, vớí tiềm năng kinh tế, tiềm năng con người, vớí
sự tương đồng về chế độ, VN là một ưu tiên cao đối với TQ trong tham vọng bành
trướng của nước nầy.
Trên bình
diện kinh tế, TQ ở thế thương phong hơn VN. Cho nên TQ dễ điều khiển VN để hợp
tác kinh tế phục vụ cho TQ. Chúng ta có thể thấy được những lợi thế và nguy
hiểm của TQ như :
1. Dân
đông hơn rất nhiều, người dân có trình độ học vấn và tay nghề khá. Nhung họ có
tinh thần con buôn và thường ma giáo để mưu tư lợi. Cho nên thương nhân, nông
dân VN thường bị lừa gạt.
2. Vị trí
địa lý VN nằm cạnh một nước vĩ đại đầy tham vọng trong lịch sử là một đe dọa
thường xuyên .
3. Chánh
quyền TQ có cùng đảng với VNCS, nhưng luôn luôn tự coi mình là đàn anh của
CSVN. Luôn bắt ép VN về mọi mặt. Cả hai chánh quyền đều có mực độ tham nhũng
kinh khủng như nhau, nên khi trau đổi mua bán hay đấu đầu các dự án, các viên
chức liên quan luôn có chia chác tiền bạc riêng tư qua các thỏa ước hay trao
đổi kinh tế.
4. Kỹ nghệ
TQ tương đối khá hơn VN, nên họ chỉ muốn khai thác nguyên liệu, khóang sản,
nhiên liệu với giá rẽ của VN về chế biến và phục vụ cho sự phát triễn kỹ nghệ
TQ.
5. Hàng
hóa TQ tương đối tốt hơn và đủ loại hơn giá lại rẽ hơn VN, nên hàng tiêu thụ
tràn qua VN làm hại kỹ nghệ và nông nghiệp VN. Sự phát triển HLKT còn đóng góp
làm gia tăng tình trạng đó.
6. Âm mưu
kềm kẹp bằng viện trợ. Với trử lương ngoại tệ lớn hiện nay, TQ có thể khống chế
nhiều nước qua chương trình viện trợ, nhứt là viện trợ không bồi hoàn hay không
tính tiền lời. VN thì rất èo ọt về tài chánh, TQ đưa VN vào tròng không khó
khăn gì. Trong các dự án của HLKT, TQ cũng chi ra nhiều, và viện trợ nhiều cho
VN.
7. TQ ép
VN phải cho sử dụng các con dường xe lửa, đường bộ, đường thủy, hàng không, và
nhứt là cảng Hải phòng cho kế họach kinh tế và lảnh thổ của họ. TQ vừa có địa
bàn rộng lớn sát phía nam như một vành đai, lại vừa nắm được thủ đô Hà nội và
kẹp cái yết hầu là cảng Hải phòng. Nhìn chung về phương diện an ninh quốc gia,
VN ở trong thế nhiều khó khăn. Từ trên đất liền qua HLKT, từ trên biển qua các
hải đảo, qua xa lộ Đông Á đặc biệt khu vực thuộc Cambodia. Nhìn chung, TQ ở thế
thượng phong.
Trên đây
là các lợi thế lớn của TQ đối với VN. Tình trạng nầy còn kéo dài cho tới khi
nào CSVN còn tồn tại.
Về lâu dài
đó là một mối hại và nguy hiểm to lớn cho Dân tộc VN.
b. TQ
bành trướng xuống các nước ASEAN
TQ đã âm
mưu thuyết phục với các nước ASEAN để thành lập khu mậu dịch tư do mà TQ đóng
vai trò chủ chốt. Thực sự điều nầu khó hơn, vì hầu hết các nước ASEAN không
phải tay chân của TQ, lại còn Hoa kỳ không thể bỏ Đông nam Á. HLKT Việt Trung
là bước thuận lợi cho TQ trong mộng tiến tới gần các nước Đông nam Á.
Vì khu vực
nầy có sự phát triển kinh tế tốt và bền vững trên thế giới trong vòng vài chục
năm nay, và ở gần TQ.
TQ đã và
đang phát triển sự mối tương quan nầy. Mặc dù còn tổng quát, nhưng Khu vực
thương mại tự do TQ và ASEAN là khu vực lớn nhứt thế giới với dân số 1,8 tỷ
người và tổng sản lương quốc gia đến 1.680 tỷ mỹ kim ( 2003).
Giao dịch
kinh tế thương mại giữa TQ và ASEAN lớn mạnh trong vòng 20 năm qua. Ví dụ năm
2003, trị giá xuất nhập cảng đạt 78,252 tỷ mỹ kim, tổng trị giá đầu tư của
ASEAN vào TQ là 64,590 tỷ mỹ kim. Cán cân thặng dư nghiên về ASEAN.
Hiệp định
dược thi hành từ tháng 7 – 2005. Hiệp dịnh có khung thời gian là 10 năm.
Ý định của
TQ đối với ASEAN là giựt một phần thị trường cho hàng TQ tại các nuớc ASEAN
đồng thời dùng kinh tế tạo ra ảnh hưởng vớ các nước nầy trong sách lược chung
mà từ trước tới nay do Nhựt bản, Hoa kỳ và Âu châu năm phần lớn. Thứ hai là TQ
muốn lôi kéo hơn nữa doanh nhân từ ASEAN đầu tư vào TQ.
Mặt khác,
TQ muốn dùng ảnh hưởng của mình để sử dụng phương tiện của các cơ quan quốc tế
như Ngân hàng Á châu, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ thế giới, Chương trình
phát triển của Liên hiệp quốc.
Kinh tế và
an ninh trong khu vực có tác động qua lại với nhau. Các siêu cường quốc bao giờ
cũng có mộng bá quyền.
Nhưng TQ
là một loại bá quyền gian manh và nguy hiểm nhứt.