Những Điều Dối Trá Của Tết Mậu Thân
Bài viết sau đây của ông nguyên tựa đề là “The Lies of Tet”, được trích dịch từ báo The Wall Street Journal ngày 06/02/2008 và phổ biến không đề tên dịch giả. Việt Báo xin phép được đăng lại, sau khi đã đối chiếu bản chính.(Arthur Herman là tác giả sách "Gandhi and Churchill: The Epic Rivalry That Destroyed an Empire and Forged Our Age," nhà Bantam Dell sẽ xuất bản vào tháng Tư.)
Vào ngày 30 tháng Giêng năm 1968, hơn một phần tư triệu quân chính quy Bắc Việt và 100 ngàn du kích Việt cộng đã phát động một cuộc tấn công có quy mô lớn vào miền Nam Việt Nam. Nhưng dư luận đã không nghe biết gì về việc ai đã thắng trận chiến có tính quyết định cao nhất này trong chiến tranh Việt Nam, còn được gọi là cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cho đến khi thật quá trễ.
Sự tường thuật sai lạc của giới truyền thông báo chí về cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân đã đi vào tiềm thức của chúng ta. Hình ảnh đó đã cho phép các thành phần chống chiến tranh có một uy tín không xứng đáng hiện vẫn còn tồn tại ngày hôm nay tại Quốc hội Hoa Kỳ, và trong thái độ của giới truyền thông đối với cuộc chiến tại Iraq. Cái kinh nghiệm về cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân đã cung cấp một kiểu tường thuật cho những kẻ mong muốn được thấy tất cả mọi thành công về quân sự của Hoa Kỳ - như vụ tăng viện quân số của tướng tư lệnh liên quân Petraeus tại Iraq.- bị thu nhỏ lại và che đậy lấp liếm đi.
Sự thật là cuộc chiến tại Việt Nam đã bị thua trên mặt trận tuyên truyền, với một mức độ to lớn vì sự tường thuật sai lạc một cách liên tục của báo chí về thắng lợi rõ ràng của Hoa Kỳ trong cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, như là một sự thảm bại. Bốn mươi năm là một quá khứ dài để đem lại sự thật cho lịch sử.
Cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân xảy ra vào phần cuối của một chuỗi dài những thất bại của cộng sản. Đến năm 1967 thì cánh quân du kích của họ tại miền Nam, tức là Việt cộng, đã chứng tỏ là càng lúc càng thiếu hiệu năng, về cả hai mặt quân sự lẫn chính trị. Một khi quân đội Hoa Kỳ bắt đầu đến tham chiến vào mùa hè 1965, thì Việt cộng bị đánh tơi tả hết trận này đến trận khác, mặc dù được sự yểm trợ hùng hậu về quân số và vũ khí của Hà Nội cho quân du kích phía nam. Đến năm 1967 thì VC đã mất quyền kiểm soát các khu vực như vùng đồng bằng sông Cửu Long - thật là đãi bôi, đây chính là nơi mà các phóng viên David Halberstam và Neil Sheehan lúc đầu đã chẩn đoán một "vũng lầy" Việt Nam, vốn không bao giờ tồn tại.
Cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân là một ván bài tuyệt vọng của Hà Nội để cưỡng chiếm các tỉnh phía bắc của miền Nam Việt Nam, xử dụng quân du kích, trong khi đó cùng lúc lại phát động một cuộc tổng nổi dậy để yểm trợ cho Việt cộng. Cả hai đều thất bại. Quân đội Hoa Kỳ và quân đội miền Nam đã đẩy lùi các cuộc tấn công, bắt đầu bằng một cuộc ngưng bắn giả vờ của VC để đón mừng Tết nguyên đán. Đến ngày 2 tháng 3, khi Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ dập tắt ổ kháng cự cuối cùng của bộ đội Bắc Việt tại thành phố Huế ở phía bắc, thì phía VC đã bị thiệt hại từ 80 đến 100 ngàn bộ đội tử thương hoặc bị thương mà không chiếm được một tỉnh nào.
Tết Mậu Thân là một sự thảm bại nặng nề đáng chú ý cho Việt cộng. Cuộc tấn công này không những chỉ thất bại trong việc phát động lên bất cứ sự nổi dậy nào từ quần chúng, mà còn làm cho VC bị mất mát "những người tốt nhất của chúng tôi" như cựu bác sĩ VC Dương Quỳnh Hoa đã thú nhận sau đó cùng ký giả Stanley Karnow. Nhưng cái sự thật hiển nhiên về chiến thắng của lực lượng quân sự Hoa Kỳ - "Bắc Việt đã chiến đấu đến tên VC cuối cùng", như viên chức cuả Hội đồng An ninh Quốc gia William Bundy đã ghi nhận lúc đó - đã bị xoáy về phía khác bởi hầu hết giới báo chí Hoa Kỳ.
Như phóng viên thường trực của tờ Bưu điện Hoa Thịnh Đốn tại Sài Gòn, Peter Braestrup đã đúc kết trong cuốn sách của ông ta xuất bản năm 1977, tựa đề "Câu chuyện lớn", sự quyết liệt một cách tuyệt vọng trong các cuộc tấn công của cộng sản bao gồm vào cả Sài Gòn, là nơi mà hầu hết các phóng viên ký giả sinh sống và làm việc, đã làm sững sờ giới báo chí. (Nhưng không làm ngạc nhiên giới quân sự: Họ đã mong đợi một cuộc tấn công và đề cao cảnh giác kể từ ngày 24 tháng Giêng). Cuộc tấn công vào Sài Gòn cũng đã đặt các phóng viên vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng lần đầu tiên. Ký gỉa Braestrup, nguyên là một cựu Thuỷ quân lục chiến, đã tính toán rằng chỉ có 40 trong 354 ký giả báo chí và phóng viên truyền hình tường thuật về chiến tranh Việt Nam lúc đó là thấy chiến tranh thật sự. Sự hoảng hốt của chính bản thân họ đã tô vẽ một cách sâu sắc trong những tường trình của họ, cho rằng cuộc tấn công của Việt cộng đã ném Việt Nam vào những sự hỗn loạn.
Những tay chủ bút ở nhà, như Walter Cronkite của đài truyền hình CBS, vội vàng vớ ngay vào các bản tường trình méo mó để bác bỏ tin tức của giới quân sự về các sự kiện đang xảy ra. Cuộc nổi dậy của Việt cộng đang ở trong một cái chết đau đớn, như giới chức quân sự Hoa Kỳ đã chắc chắn cùng dân chúng Mỹ vào lúc đó. Nhưng nguyên bản của giới báo chí lại tô vẽ một bức tranh khác biệt.
Để nhắc lại lời của ký giả Braestrup, "giới truyền thông báo chí đã mặc nhiên lấy những giao động mạnh mẽ và hỗn độn của đầu Tháng Hai, như họ đã cảm nhận, rồi sửa lại như là hình ảnh cuối cùng của cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân" và một cách tổng quát, của cả Việt Nam. "Bi kịch đã tồn tại qua sự thiệt thòi của thông tin", và "đường hướng bi quan" của giới truyền thông khi tường thuật "đã cộng thêm vào việc bóp méo tình hình thật sự ngay tại hiện trường ở Việt Nam"
Bắc Việt đã vô cùng sung sướng. Theo sau sự thảm bại nặng nề, Hà Nội đã gia tăng các nỗ lực tuyên truyền về phía truyền thông và phong trào phản chiến. Gây ra nhiều tử vong cho quân đội Mỹ (không phải cho quân đội miền Nam), ngay cả việc chính họ bị tổn thất nặng nề, là một mục tiêu chiến đấu trên chiến trường để gây ảnh hưởng mạnh mẽ cho giới truyền thông Hoa Kỳ tường thuật về một chính sách thất bại tại Việt Nam.
Nhờ cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân mà con số lính Mỹ tử trận tại Viêt Nam từ từ thuyên giảm- từ gần 15,000 vào năm 1968 đến 9, 414 vào năm 1969 và 4,221 vào năm 1970 - bởi từ đó VC đã chấm dứt không còn tồn tại như là một lực lượng quân sự đáng kể. Từng tỉnh thành Việt Nam một nối tiếp nhau nhìn thấy nền hoà bình và ổn định mới.
Cho đến cuối năm 1969 thì trên 70 phần trăm dân số miền Nam đã nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ, so sánh với 42 phần trăm vào lúc đầu năm 1968. Vào năm 1970 và 1971, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ellsworth Bunker đã ước lượng rằng 90 phần trăm dân số miền Nam sống trong các vùng dưới sự kiểm soát của chính phủ.
Nhưng tất cả những điều này đã không đươc chú ý đến vì sự tường thuật sai lạc về cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, để lại một hình ảnh Việt Nam lúng túng trong việc chống nổi dậy - một hình ảnh mà gần nửa thế kỷ đã quá thời hạn. Thất bại của miền Bắc trong cuộc xâm lăng hùng hậu kế tiếp vào mùa Phục Sinh năm 1972 đã làm cho quân đội miền Bắc tổn thất thêm 100,000 bộ đội và phân nửa số xe tăng và súng đại bác, cuối cùng buộc Hà Nội phải ký hiệp định hoà bình Paris và chính thức công nhận nước Việt Nam Cộng Hòa. Tới tháng 8/1973 thì không còn quân đội Mỹ tại Việt Nam, chính xác bởi vì, trái ngược với những tường trình ồ ạt của báo chí thì chính sách của người Mỹ tại Việt Nam đã thành công.
Với Quốc Hội và dư luận Hoa Kỳ, thì cuộc chiến Việt Nam không là gì cả ngoại trừ là một sự đổ vỡ thê thảm. Và bằng việc triệt thoái quân đội Hoa Kỳ khỏi Việt Nam, Tổng thống Nixon đã từ bỏ bất cứ cán cân chính trị lẫn quân sự nào đối với tương lai của Việt Nam. Với lực lượng quân sự Mỹ đã ra khỏi vòng đấu, Bắc Việt liền nhanh chóng giở trò lừa bịp trên hiệp định Paris. Khi Bắc Việt với quân đội được tái trang bị phát động một cuộc tấn công lớn khác vào năm 1975, Quốc Hội Hoa Kỳ đã từ chối thực hiện lời hứa hẹn của TT Nixon là yểm trợ quân sự cho miền Nam. Thay vào đó, Tổng thống Gerald Ford đã cúi đầu trước cái mà giới truyền thông báo chí đã thuyết phục dư luận Hoa Kỳ, vốn không thể không xảy ra: sự xụp đổ của Viêt Nam.
Sự sụp đổ của nước láng giềng của Việt Nam là Cam Bốt theo sau đó không lâu. Đông Nam Á đi vào một thời kỳ của "những cách đồng chết", trong vòng vài năm ngắn ngủi ước lượng khoảng 2 triệu người bị thủ tiêu.-30 phần trăm của dân số Cam Bốt. Chính sách can thiệp quân sự của Hoa Kỳ đã mang những vết thẹo của Việt Nam kể từ đó.
Tất cả đã có thể ngăn ngừa được - nhưng chỉ vì những điều dối trá của Tết Mậu Thân.
Arthur Herman
@vietbao