Sau 127 năm, Coca Cola có
gì thay đổi?
ATLANTA, Georgia – Coca-Cola Company, trụ sở chính ở Atlanta, cam kết rằng loại nước giải
khát nổi tiếng của họ giữ nguyên thành phần qua lịch sử 127 năm qua của mình.
Công thức của Coke, tên gọi chính thức có bản quyền từ 1941, lưu giữ trong một căn hầm
có hình vòm bằng thép được bảo vệ với đèn báo động đỏ và máy thu hình an ninh hoạt động thường trực để giữ bí mật tuyệt đối.Coca-Cola vẫn giữ vị trí hàng đầu trong các loại nước ngọt giải khát. (Hình: Scott Olson/Getty Images)
Nhưng một nhân viên bảo vệ tại nhà bảo tàng World of Coca-Cola này ở thành phố Atlanta, nhìn nhận rằng tất cả những thứ đó chỉ là kịch bản, để giúp cho ngành công nghiệp có doanh số bán hàng tỷ dollars này giữ được danh tiếng trên thị trường thế giới. Mỗi năm có 1 triệu du khách đến thăm nhà bảo tàng này, tự do chụp hình kỷ niệm, và cũng chưa có trường hợp kẻ nào tìm cách xâm nhập đánh cắp bản công thức bí mật của Coke cả.
John Ruff, chủ tịch Institute of Food Technologists, tổ chức chuyên nghiên cứu về các món hàng ẩm thực, nói: “Cái công thức bí mật ấy chỉ là huyền thoại. Tôi sẽ phải hết sức kinh ngạc nếu thấy một hãng lớn nào không thay đổi công thức sản xuất theo từng thời kỳ.” Theo ông, sự thay đổi trong thành phần sản phẩm là chuyện phải làm vì nhiều nguyên nhân, từ nhu cầu phù hợp với những quy định mới cho đến giá cả các nguyên liệu và những lý do khác về quy trình sản xuất hàng loạt.
Ông Ruff nêu lên một loạt các trường hợp làm ví dụ. Twinkie, loại bánh thường ăn khi uống cà phê, quen thuộc với dân Mỹ từ nhiều năm, mới đây vắng mặt trên thị trường 9 tháng do công ty mẹ Hostess Brands phá sản, và nay hoạt động trở lại. Một đại diện của Hostess cho biết Twinkies bây giờ vẫn theo công thức cũ nhưng khác xa trước kia. Từ ngày thành lập năm 1930 đến một năm trước đây, 25 thành tố trong bánh chỉ để lâu được 26 ngày, bây giờ có thể giữ được tới 45 ngày.
KFC (Kentucky Fried Chicken) với 18,000 tiệm ở 120 quốc gia trên thế giới do đại tá Harland Sanders sáng lập năm 1930 và phát triển nhanh nhờ áp dụng phương pháp tiếp thị khéo léo bền bỉ. Chủ nhân Sanders đã nhuộm trắng bộ râu của mình để tạo nên hình ảnh tiêu biểu. KFC đặt làm một chiếc két 770 pounds được bảo vệ chắc chắn và có máy kiểm soát an ninh canh giữ để chứa công thức bí truyền về món gà chiên. Qua thời gian khi KFC được bán cho người khác, phương pháp làm và ướp gà cũng thay đổi nhưng công ty vẫn khẳng định giữ công thức cũ.
Coca-Cola do dược sĩ John Pemberton sáng chế ở Columbus, Georgia, cuối thế kỷ 19. Thoạt đầu Pemberton làm một loại rượu chát mang tên Pemberton’s Wine Coca phỏng theo coca wine ở Âu Châu. Đến khi Atlanta và Fulton County có luật cấm rượu, ông tìm cách chế ra loại nước giải khát không có chất cồn, bắt đầu từ tháng 5 năm 1886. Lúc đó ở Hoa Kỳ, nước uống có hơi, carbonated water, được coi là tốt cho sức khỏe.
Pemberton quảng cáo sản phẩm Coca Cola có hiệu quả như một loại nước thuốc, elixir, chữa trị nhiều chứng bệnh. Hai năm sau, Pemberton hợp tác với những người khác trong việc kinh doanh sản phẩm, người con trai của ông không tích cực theo đuổi việc làm ăn nên Aga Candler, một trong những đối tác của ông, tới 1892 thành lập ra “The Coca-Cola Company,” công ty tồn tại đến ngày nay.
Công ty này đưa ra một huyền thoại là chỉ có 2 giám đốc biết công thức của sản phẩm, và mỗi người giữ một nửa công thức. Thật ra công ty có nỗ lực bảo vệ bí mật thật, nhưng nhiều người trong ban giám đốc biết cách chế tạo Coca-Cola.
Nguyên thủy, Coca-Cola là một loại nước ngọt giải khát trong đó 2 hoạt chất (ingredient) có tác dụng kích thích là cocaine và caffeine. Cocaine do từ lá coca và caffeine từ hạt kola, chữ ‘k’ được thay bằng chữ ‘c’ với mục đích tiếp thị đơn giản hơn.
Lúc đầu, hàm lượng cocaine khá cao khi dùng lá coca tươi. Từ 1904 Coca-Cola bắt đầu dùng lá đã chế biến và chỉ còn dấu vết cocaine không có tác dụng gì của chất ma túy này. Hiện nay Coca-Cola dùng lá coca do Tepan Company ở Maywood, New Jersey, công ty duy nhất ở Hoa Kỳ được chính quyền liên bang cho phép chế hóa lá coca mua từ Peru và Bolivia để lấy chất cocaine ra làm nguyên liệu dược phẩm trong y khoa. Về caffeine, Coca-Cola được phép dùng nhưng phải ghi rõ hàm lượng trên nhãn hiệu sản phẩm và cũng càng ngày càng được giảm bớt.
Như vậy cocaine và caffeine không còn là vấn đề gì nữa. Tuy nhiên người ta cho rằng calories quá nhiều ảnh hưởng tới tình trạng mập phì nhất là ở trẻ nhỏ. Thành phố New York đã ban hành biện pháp cấm bán các chai nước ngọt, không chỉ riêng coca-cola, cỡ lớn, nhưng tòa án không chấp thuận lệnh cấm này.
Từ thập niên 1980, Coca-Cola cũng như hãng đối thủ quan trọng nhất, PepsiCo, không dùng đường mà thay thế bằng corn syrup làm chất ngọt. Gần đây hai công ty này cũng thay đổi cách pha màu dùng caramel để tránh luật mới ở California đòi hỏi phải ghi trên nhãn hiệu những chất có thể gây bệnh ung thư (carcinogens).
Tóm lại Coca-Cola, và nhiều sản phẩm khác của nó, đã thay đổi rất nhiều chứ không phải là hoàn toàn giống như 127 năm trước, năm 1888 khi mới ra đời. Từ hơn một thế kỷ, Coca-Cola đã là một biểu tượng của Hoa Kỳ trên thế giới và một phần trở thành phương tiện truyền bá văn hóa Mỹ. Các hãng được bản quyền của Coca-Cola ở hải ngoại nhận sản phẩm cô đặc để pha chế theo đúng công thức quy định rồi đóng chai hay lon bán ra thị trường địa phương.
Một đôi khi sản phẩm này cũng được nhập cảng trở lại vào Hoa Kỳ. Chẳng hạn do không thỏa thuận về giá cả, công ty Costco đã có lúc ngưng bán Coca-Cola, nhưng các chợ Costco ở Arizona và New Mexico tiếp tục bán với hàng nhập cảng từ Mexico.
Đối thủ đáng kể nhất của Coca-Cola là Pepsi, tại một vài thị trường, Pepsi được ưa chuộng vì ngọt hơn Coke. Tại Ấn Độ, doanh số của Coca-Cola chỉ đứng hạng ba sau Pepsi-Cola và hãng nước ngọt địa phương Thums Up và sau đó Coca-Cola mua Thums Up năm 1993. Ở Trung Đông Coca-Cola bị các nước Á Rập tẩy chay vì hoạt động tại Israel trong khi Pepsi-Cola không gặp sự ngăn cản ấy.
Trên bình diện quốc tế, Coca-Cola đứng hàng đầu về hoạt động tiếp thị, góp phần trong hầu hết các hoạt động thể thao và là bảo trợ viên thường trực trong hai sinh hoạt thể thao lớn nhất thế giới là Thế Vận Hội và FIFA World Cup.
Năm 1985, Coca-Cola đưa ra một sản phẩm mới mang tên New Coke nhưng sản phẩm này không thành công và sau đó Coca-Cola Classic vẫn là căn bản. Tới gần đây chữ classic được bỏ đi vì không còn New Coke nữa và những mặt hàng khác như có mùi chanh, cam, vanilla, raspberry, … ra đời nhưng Coca-Cola (classic) vẫn là chính ngoài Diet Coke. Một số những hãng khác như Big Cola ở Mexico hay RC Cola của Pepper Snapple Group dù có cạnh tranh nhưng chỉ chiếm được một thị phần rất nhỏ và Coca-Cola vẫn bảo vệ khá vũng chắc vị trí của mình.(HC)
Nhưng một nhân viên bảo vệ tại nhà bảo tàng World of Coca-Cola này ở thành phố Atlanta, nhìn nhận rằng tất cả những thứ đó chỉ là kịch bản, để giúp cho ngành công nghiệp có doanh số bán hàng tỷ dollars này giữ được danh tiếng trên thị trường thế giới. Mỗi năm có 1 triệu du khách đến thăm nhà bảo tàng này, tự do chụp hình kỷ niệm, và cũng chưa có trường hợp kẻ nào tìm cách xâm nhập đánh cắp bản công thức bí mật của Coke cả.
John Ruff, chủ tịch Institute of Food Technologists, tổ chức chuyên nghiên cứu về các món hàng ẩm thực, nói: “Cái công thức bí mật ấy chỉ là huyền thoại. Tôi sẽ phải hết sức kinh ngạc nếu thấy một hãng lớn nào không thay đổi công thức sản xuất theo từng thời kỳ.” Theo ông, sự thay đổi trong thành phần sản phẩm là chuyện phải làm vì nhiều nguyên nhân, từ nhu cầu phù hợp với những quy định mới cho đến giá cả các nguyên liệu và những lý do khác về quy trình sản xuất hàng loạt.
Ông Ruff nêu lên một loạt các trường hợp làm ví dụ. Twinkie, loại bánh thường ăn khi uống cà phê, quen thuộc với dân Mỹ từ nhiều năm, mới đây vắng mặt trên thị trường 9 tháng do công ty mẹ Hostess Brands phá sản, và nay hoạt động trở lại. Một đại diện của Hostess cho biết Twinkies bây giờ vẫn theo công thức cũ nhưng khác xa trước kia. Từ ngày thành lập năm 1930 đến một năm trước đây, 25 thành tố trong bánh chỉ để lâu được 26 ngày, bây giờ có thể giữ được tới 45 ngày.
KFC (Kentucky Fried Chicken) với 18,000 tiệm ở 120 quốc gia trên thế giới do đại tá Harland Sanders sáng lập năm 1930 và phát triển nhanh nhờ áp dụng phương pháp tiếp thị khéo léo bền bỉ. Chủ nhân Sanders đã nhuộm trắng bộ râu của mình để tạo nên hình ảnh tiêu biểu. KFC đặt làm một chiếc két 770 pounds được bảo vệ chắc chắn và có máy kiểm soát an ninh canh giữ để chứa công thức bí truyền về món gà chiên. Qua thời gian khi KFC được bán cho người khác, phương pháp làm và ướp gà cũng thay đổi nhưng công ty vẫn khẳng định giữ công thức cũ.
Coca-Cola do dược sĩ John Pemberton sáng chế ở Columbus, Georgia, cuối thế kỷ 19. Thoạt đầu Pemberton làm một loại rượu chát mang tên Pemberton’s Wine Coca phỏng theo coca wine ở Âu Châu. Đến khi Atlanta và Fulton County có luật cấm rượu, ông tìm cách chế ra loại nước giải khát không có chất cồn, bắt đầu từ tháng 5 năm 1886. Lúc đó ở Hoa Kỳ, nước uống có hơi, carbonated water, được coi là tốt cho sức khỏe.
Pemberton quảng cáo sản phẩm Coca Cola có hiệu quả như một loại nước thuốc, elixir, chữa trị nhiều chứng bệnh. Hai năm sau, Pemberton hợp tác với những người khác trong việc kinh doanh sản phẩm, người con trai của ông không tích cực theo đuổi việc làm ăn nên Aga Candler, một trong những đối tác của ông, tới 1892 thành lập ra “The Coca-Cola Company,” công ty tồn tại đến ngày nay.
Công ty này đưa ra một huyền thoại là chỉ có 2 giám đốc biết công thức của sản phẩm, và mỗi người giữ một nửa công thức. Thật ra công ty có nỗ lực bảo vệ bí mật thật, nhưng nhiều người trong ban giám đốc biết cách chế tạo Coca-Cola.
Nguyên thủy, Coca-Cola là một loại nước ngọt giải khát trong đó 2 hoạt chất (ingredient) có tác dụng kích thích là cocaine và caffeine. Cocaine do từ lá coca và caffeine từ hạt kola, chữ ‘k’ được thay bằng chữ ‘c’ với mục đích tiếp thị đơn giản hơn.
Lúc đầu, hàm lượng cocaine khá cao khi dùng lá coca tươi. Từ 1904 Coca-Cola bắt đầu dùng lá đã chế biến và chỉ còn dấu vết cocaine không có tác dụng gì của chất ma túy này. Hiện nay Coca-Cola dùng lá coca do Tepan Company ở Maywood, New Jersey, công ty duy nhất ở Hoa Kỳ được chính quyền liên bang cho phép chế hóa lá coca mua từ Peru và Bolivia để lấy chất cocaine ra làm nguyên liệu dược phẩm trong y khoa. Về caffeine, Coca-Cola được phép dùng nhưng phải ghi rõ hàm lượng trên nhãn hiệu sản phẩm và cũng càng ngày càng được giảm bớt.
Như vậy cocaine và caffeine không còn là vấn đề gì nữa. Tuy nhiên người ta cho rằng calories quá nhiều ảnh hưởng tới tình trạng mập phì nhất là ở trẻ nhỏ. Thành phố New York đã ban hành biện pháp cấm bán các chai nước ngọt, không chỉ riêng coca-cola, cỡ lớn, nhưng tòa án không chấp thuận lệnh cấm này.
Từ thập niên 1980, Coca-Cola cũng như hãng đối thủ quan trọng nhất, PepsiCo, không dùng đường mà thay thế bằng corn syrup làm chất ngọt. Gần đây hai công ty này cũng thay đổi cách pha màu dùng caramel để tránh luật mới ở California đòi hỏi phải ghi trên nhãn hiệu những chất có thể gây bệnh ung thư (carcinogens).
Tóm lại Coca-Cola, và nhiều sản phẩm khác của nó, đã thay đổi rất nhiều chứ không phải là hoàn toàn giống như 127 năm trước, năm 1888 khi mới ra đời. Từ hơn một thế kỷ, Coca-Cola đã là một biểu tượng của Hoa Kỳ trên thế giới và một phần trở thành phương tiện truyền bá văn hóa Mỹ. Các hãng được bản quyền của Coca-Cola ở hải ngoại nhận sản phẩm cô đặc để pha chế theo đúng công thức quy định rồi đóng chai hay lon bán ra thị trường địa phương.
Một đôi khi sản phẩm này cũng được nhập cảng trở lại vào Hoa Kỳ. Chẳng hạn do không thỏa thuận về giá cả, công ty Costco đã có lúc ngưng bán Coca-Cola, nhưng các chợ Costco ở Arizona và New Mexico tiếp tục bán với hàng nhập cảng từ Mexico.
Đối thủ đáng kể nhất của Coca-Cola là Pepsi, tại một vài thị trường, Pepsi được ưa chuộng vì ngọt hơn Coke. Tại Ấn Độ, doanh số của Coca-Cola chỉ đứng hạng ba sau Pepsi-Cola và hãng nước ngọt địa phương Thums Up và sau đó Coca-Cola mua Thums Up năm 1993. Ở Trung Đông Coca-Cola bị các nước Á Rập tẩy chay vì hoạt động tại Israel trong khi Pepsi-Cola không gặp sự ngăn cản ấy.
Trên bình diện quốc tế, Coca-Cola đứng hàng đầu về hoạt động tiếp thị, góp phần trong hầu hết các hoạt động thể thao và là bảo trợ viên thường trực trong hai sinh hoạt thể thao lớn nhất thế giới là Thế Vận Hội và FIFA World Cup.
Năm 1985, Coca-Cola đưa ra một sản phẩm mới mang tên New Coke nhưng sản phẩm này không thành công và sau đó Coca-Cola Classic vẫn là căn bản. Tới gần đây chữ classic được bỏ đi vì không còn New Coke nữa và những mặt hàng khác như có mùi chanh, cam, vanilla, raspberry, … ra đời nhưng Coca-Cola (classic) vẫn là chính ngoài Diet Coke. Một số những hãng khác như Big Cola ở Mexico hay RC Cola của Pepper Snapple Group dù có cạnh tranh nhưng chỉ chiếm được một thị phần rất nhỏ và Coca-Cola vẫn bảo vệ khá vũng chắc vị trí của mình.(HC)