Sunday, May 25, 2014

HS-TS

HOÀNG SA - TRƯỜNG SA


1. Trung Quốc quyết định cái gì?


Ở kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân Trung Hoa vào ngày 4 tháng 9 năm 1958, Cộng hoà Nhân dân Trung hoa tuyên bố như sau [1]

Nguyên bản tiếng Trung:


中華人民共和國政府關於領海的聲明 [1958-09-04]

中華人民共和國政府關於領海的聲明

(1958年9月4日全國人民代表大會常務委員會第一百次會議通過)

    中華人民共和國政府宣佈:

  (一)中華人民共和國的領海寬度爲十二海裏(浬)。這項規定適用於中華人民共和國的一切領土,包括中國大陸及其沿海島嶼,和同大陸及其沿海島嶼隔有公海的臺灣及其周圍各島、澎湖列島、東沙群島、西沙群島、中沙群島、南沙群島以及其他屬於中國的島嶼。

  (二)中國大陸及其沿海島嶼的領海以連接大陸岸上和沿海岸外緣島嶼上各基點之間的各直線爲基線,從基線向外延伸十二海裏(浬)的水域是中國的領海。在基線以內的水域,包括渤海灣、瓊州海峽在內,都是中國的內海。在基線以內的島嶼,包括東引島、高登島、馬祖列島、白犬列島、鳥丘島、大小金門島、大擔島、二擔島、東綻島在內,都是中國的內海島嶼。

  (三)一切外國飛機和軍用船舶,未經中華人民共和國政府的許可,不得進入中國的領海和領海上空。

  任何外國船舶在中國領海航行,必須遵守中華人民共和國政府的有關法令。

  (四)以上(二)(三)兩項規定的原則同樣適用于臺灣及其周圍各島、澎湖列島、東沙群島、西沙群島、中沙群島、南沙群島以及其他屬於中國的島嶼。

  臺灣和澎湖地區現在仍然被美國武力侵佔,這是侵犯中華人民共和國領土完整和主權的非法行爲。臺灣和澎湖等地尚待收復,中華人民共和國政府有權採取一切適當的方法,在適當的時候,收復這些地區,這是中國的內政,不容外國干涉。

Bản tiếng Anh:

DECLARATION OF THE GOVERNMENT OF THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA ON THE TERRITORIAL SEA

(Approved by the 100th Session of the Standing Committee of the National People’s Congress on 4th September, 1958)
The People’s Republic of China hereby announces:
(1) This width of the territorial sea of the People’s Republic of China is twelve national miles. This provision applies to all Territories of the People’s Republic of China, including the mainland China and offshore islands, Taiwan (separated from the mainland and offshore islands by high seas) and its surrounding islands, the Penghu Archipelago, the Dongsha Islands, the Xisha islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.


(2) The straight lines linking each basic point at the mainland’s coasts and offshore outlying islands are regarded as base lines of the territorial sea of the mainland China and offshore islands. The waters extending twelve nautical miles away from the base lines are China’s territorial sea. The waters inside the base lines, including Bohai Bay and Giongzhou Strait, are China’s inland sea. The islands inside the base lines, including Dongyin Island, Gaodeng Island, Mazu Inland, Baiquan Island, Niaoqin Island, Big and Small Jinmen Islands, Dadam Island, Erdan Island and Dongding Island, are China’s inland sea islands.
(3) Without the permit of the government of the People’s Republic of China, all foreign aircrafts and military vessels shall not be allowed to enter China’s territorial sea and the sky above the territorial sea.
Any foreign vessel sailing in China’s territorial sea must comply with the relevant orders of the government of the People’s Republic of China.


(4) The above provisions (2) and (3) also apply to Taiwan and its surrounding islands, the Penghu Islands, the Dongsha Islands, the Xisha Islands, the Zhongsha Islands, the Nansha Islands and other islands belonging to China.
Taiwan and Penghu are still occupied with force by the USA. This is an illegality violating the People’s Republic of China’s territorial integrity and sovereignty. Taiwan and Penghu are waiting for recapture. The People’s Republic of China has rights to take all appropriate measures to recapture these places in due course. It is China’s internal affairs which should not be interfered by any foreign country.
Bản dịch ra tiếng Việt:

Tuyên Bố của Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc về Lãnh Hải
(Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)
Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc nay tuyên bố:
(1) Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (do biển cả tách biệt khỏi lục địa và các hải đảo khác) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa [2], quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa [3], và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
(2) Các đường thẳng nối liền mỗi điểm căn bản của bờ biển trên đất liền và các đảo ngoại biên ngoài khơi được xem là các đường căn bản của lãnh hải dọc theo đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi. Phần biển 12 hải lý tính ra từ các đường căn bản là hải phận của Trung Quốc. Phần biển bên trong các đường căn bản, kể cả vịnh Bohai và eo biển Giongzhou, là vùng nội hải của Trung Quốc. Các đảo bên trong các đường căn bản, kể cả đảo Dongyin, đảo Gaodeng, đảo Mazu, đảo Baiquan, đảo Niaoqin, đảo Ðại và Tiểu Jinmen, đảo Dadam, đảo Erdan, và đảo Dongdinh, là các đảo thuộc nội hải Trung Quốc.
(3) Nếu không được phép của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, tất cả phi cơ ngoại quốc và hải thuyền quân sự không được phép xâm nhập hải phận Trung Quốc và vùng trời trên hải phận này.  Bất cứ hải thuyền ngoại quốc nào di chuyển trong hải phận Trung Quốc đều phải tuyên thủ các luật lệ liên hệ của Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
(4) Ðiều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Ðài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc. Ðài Loan và Penghu hiện còn bị Hoa Kỳ cưỡng chiếm. Ðây là hành động bất hợp pháp vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Ðài Loan và Penghu đang chờ được chiếm lại. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa có quyền dùng mọi biện pháp thích ứng để lấy lại các phần đất này trong tương lai. Các nước ngoại quốc không nên xen vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc.


2. Việt Nam (dân chủ cộng hoà) ghi nhận và tán thành cái gì?


Ngày 14 tháng 9 năm 1958, tức là 10 ngày sau khi Trung Quốc tuyên bố (như trên), thủ tướng nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà, Phạm Văn Đồng đã gởi một bức công hàm đến Chu Ân Lai, Tổng lý Quốc vụ viện của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa với nội dung sau:

Thưa Đồng chí Tổng lý,

Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:

Chính phủ nước Việt-nam Dân chủ Cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.

Chính phủ nước Việt-nam Dân chủ Cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể.

Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng./.

Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958

PHẠM VĂN ĐỒNG
Thủ tướng Chính phủ
Nước Việt-nam Dân chủ Cộng Hoà

Kính gửi:
nước Cộng hoà Nhân dân Trung-hoa
tại
BAC-KINH.


Ảnh chụp bức công hàm của Phạm Văn Đồng.
Ảnh chụp bức công hàm của Phạm Văn Đồng

3. Phân tích bức công hàm có gì?

a. Câu đầu, Phạm Văn Đồng với tư cách Thủ tướng chính phủ đã "ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.".
Trên nguyên tắc gởi nhận thông điệp cấp quốc gia, tất cả các chi tiết "tán thành" hay "phản đối" đều phải rõ ràng, rành mạch. Trong bức công hàm này, Phạm Văn Đồng không hề có một phản đối nào cho bất cứ chi tiết nào. Điều này có nghĩa, việc Trung Quốc tuyên bố một loạt đảo, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là của Trung Quốc đã được Phạm Văn Đồng với tư cách Thủ tướng chính phủ của nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà TÁN THÀNH.
b. Câu tiếp theo của Phạm Văn Đồng bị thừa bởi vì nó là câu lặp lại của câu đầu với thêm chi tiết "12 hải lý" một cách thừa thãi. Riêng phần "trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể" mà Phạm Văn Đồng kèm thêm lại vụng về khẳng định tuyên bố của Trung Quốc "trên mặt bể".
:
4. Chuyện gì đã xảy ra?
a. Nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà không chỉ nói suông. Năm 1964, cục đo đạc và bản đồ của nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà đã phát hành cuốn sách "Tập Bản đồ Việt Nam". Trong đó có ghi nhận địa danh "Tây Sa" và "Nam sa" theo cách gọi của Trung Quốc thay vì "Hoàng Sa" và "Trường Sa" theo cách gọi của Việt Nam [4]


Bìa sách "Tập Bản Đồ Việt Nam".
Bìa sách "Tập Bản Đồ Việt Nam".

Chữ viết và chữ ký của Trần Lê Tấn tặng sách cho trường cấp 3 Ngô Sĩ Liên năm 1965.
Chữ viết và chữ ký của Trần Lê Tấn tặng sách cho trường cấp 3 Ngô Sĩ Liên năm 1965.

Bản đồ có ghi rõ "Tây Sa" và "Nam Sa" trong cuốn "Tập Bản Đồ Việt Nam".
Bản đồ có ghi rõ "Tây Sa" và "Nam Sa" trong cuốn "Tập Bản Đồ Việt Nam".


b. Năm 1974, Trung Quốc mang quân sang đánh chiếm Hoàng Sa và chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hoà khi ấy hoàn toàn im lặng.
c. Lực lượng "mặt trận giải phóng miền nam" thậm chí phản đối chính quyền Việt Nam Cộng Hoà đưa sự vụ Trung Quốc xâm chiến Hoàng Sa ra công luận quốc tế.

Tại hội nghị La Celle Saint Cloud, VC bác bỏ đề nghị VNCH lên án vụ Trung Cộng chiếm Hoàng Sa.
>
Tại hội nghị La Celle Saint Cloud, VC bác bỏ đề nghị VNCH lên án vụ Trung Cộng chiếm Hoàng Sa.
d. Gần đây, phóng viên Xuân Hồng của đài BBC có phỏng vấn bà Bảy Vân, vợ của cố tổng bí thư Lê Duẩn. Bà Bảy Vân xác nhận:

"Phạm Văn Đồng có ký văn bản. Ngụy nó đóng ở ngoài đó. Cho nên giao cho Trung Quốc quản lý Hoàng Sa." [5]
e. Tất cả những cá nhân nổi bật đã tham gia biểu tình chống Trung Quốc từ 2007 đến nay nếu không bị tù tội thì cũng bị đàn áp, khủng bố, bóp nghẹt và quản chế. Chỉ có báo chí của đảng mới được phép đưa ra những bài viết và những nhận định về thái độ của Trung Quốc ở mức "có liều lượng".

5. Góc độ pháp lý?

a. Năm 1958, Liên Hiệp Quốc chưa có cái gì gọi là "luật biển 12 hải lý" cả. Chỉ đến 1982 mới thông qua luật biển này [6]. Công bố của Trung Quốc về "12 hải lý" chẳng có một chút giá trị trên căn bản công pháp quốc tế và càng không có giá trị nào khi tuyên bố "Tây Sa" và "Nam Sa" là của họ.
b. Năm 1958, Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng Hoà và Phạm Văn Đồng, với tư cách là Thủ tướng nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà không có bất cứ một tư cách pháp lý nào mà "tán thành" những công bố của Trung Quốc về việc họ làm chủ Hoàng Sa và Trường Sa cả. Đây là hành động phi pháp, vô giá trị, thậm chí lừa đảo.
c. Năm 1974, khi Việt Nam Cộng Hoà đang phải hứng chịu sự tấn công của Việt nam Dân chủ Cộng hoà, Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa. Phía Việt Nam Cộng Hoà đã nổ phát súng trước tiên để bảo vệ chủ quyền. Điều này chứng tỏ Trung Quốc đã có hành động của kẻ cướp. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn nghiễm nhiên chiếm giữ Hoàng Sa cho đến ngày nay.
[2] Tây Sa (Xisha) chính là Hoàng Sa. Tiếng Anh là Paracel Islands.
[3] Nam Sa (Nansha) chính là Trường Sa. Tiếng Anh là Spratly Islands.
[4]Nguồn: http://chepsuviet.com/2014/01/20/ban-do-cua-cuc-do-dac-ban-do-vn-tu-1964-da-ghi-hoang-sa-truong-sa-la-tay-sa-nam-sa/
[5http://www.youtube.com/watch?v=xFpRl4DZkT4
[6http://www.un.org/depts/los/convention_agreements/texts/unclos/part2.htm


Hoàng Ngọc Diêu
@facebook/hnd