Cộng sản, ký giả, luật sư
và anh Lê Công Định
Từ lâu tôi đã mang sẵn trong lòng một định kiến. Đó là
những gì liên quan đến cộng sản đều xấu cả, nhất là về con người. Với tôi, những
người tham gia, ủng hộ chế độ cộng sản, không ít thì nhiều, đều là kẻ xấu. Người
không có tà tâm không thể theo hay tán trợ bọn cộng sản, dù được biện minh với
bất cứ lý do nào. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, do còn ở trong
hoàn cảnh tranh tối tranh sáng, đã có nhiều người thiện lương bị ăn quả lừa đi
theo công sản; tuy vậy qua thời gian họ đã nhận ra bộ mặt bịp bợm, ác độc của nó
mà xa lánh. Ngày nay, những ai theo cộng sản thì không còn lý do gì có thể biện
bạch được nữa.
Suy nghĩ đó đến nay tôi vẫn không thay đổi và hình như nó
càng ngày càng được xác định bởi những gì mà những người mang danh cộng sản đã
làm cho đất nước, cho dân tộc chúng ta. Nhìn lại lịch sử cận đại của nước nhà,
xem xét lại những gì đã và đang xảy ra trong hơn 60 năm qua, tôi tin là 99.9%
người Việt đều đồng ý rằng chế độ cộng sản là tai họa. Không có ai cho cộng sản
là tốt, kể cả ba triệu đảng viên. Những kẻ ngoài mặt vẫn ca tụng cộng sản có
“chính nghĩa sáng ngời” đều là bọn vô sỉ, dù có làm đến thủ tướng hay chủ tịch
nước. Tất nhiên “thống kê”này chỉ lầ suy luận cá nhân, không khẳng định kiểu
“tuyệt đại đa số nhân dân tán thành” như cách nói của các lãnh đạo cộng sản.
Nhưng tôi tin điều trên đây sẽ được chứng minh nếu có một thăm dò trung
thực
Tuy vậy cần nói rõ là trong guồng máy cai trị của chế độ cộng sản,
quân đội không phải là những người xấu và đáng ghét, bởi suy cho cùng họ cũng
chỉ là những nạn nhân không lối thoát. Công an dù đáng ghét nhưng chỉ là những
kẻ thừa hành vô học. Ngoài bọn lãnh đạo xảo quyệt, thành phần tôi khinh bỉ nhất
là bọn bồi bút và đám nô bộc trong ngành tư pháp. Sỡ dĩ như vậy vì đó là thành
phần cần đến lý trí và lương tâm nhiều nhất.
Bồi bút bao gồm ký gíả, văn nô, thi nô và sử (gia) nô
đều là bọn vô sỉ, bởi chúng có học, biết đâu là phải trái nhưng thiếu tự trọng,
láo khoét và tráo trở(Tòa án Cộng sản Nguồn: OntheNet.) Khác với kẻ ăn cắp mà tang vật được dấu kín, sản phẩm
(tang vật) của bọn bồi bút được trưng bày trên giấy trắng mực đen cho mọi người
đọc mà chúng không hề hổ thẹn. Bọn này ngoài tài nịnh bợ thường ngậm máu phun
người. Thử đọc một đoạn văn, bài thơ nịnh bợ, một bài báo vu khống, một bài bóp
méo lịch sử của “sử gia giết sử”, có người đọc nào không khinh bỉ?
Gần
đây, khi bọn Tàu bắt bớ, ngăn cấm ngư dân ta đi đánh cá thì quân đội, công an
biên phòng trốn biệt, báo đài thì im thin thít. Thỉnh thoảng có vài mẫu tin ngắn
ngủn thì tránh né, rụt rè sợ hãi đến độ không dám nêu tên kẻ thù. Ngược lại, với
một công dân hiền lành như anh Lê Công Định thì cả bọn huyênh hoang nào là “bắt
khẩn cấp”, "đối phó kịp thời" và đưa tin tràn ngập. Sự hèn nhát và bỉ ổi này chỉ
xảy ra dưới chế độ cộng sản Việt Nam.
Nói cho công bằng, trong hàng ngũ
những người làm báo trong nước thỉnh thoảng vẫn có những ký giả đích thực, không
xu nịnh, có “cái tâm”, biết xót xa với những điều tai nghe mắt thấy. Nhưng do bị
kẹp trong cái vòng kim cô “lề phải” họ phải luồn lách để viết, lắm khi một cách
ngụ ý, gián tiếp, để đưa tin hoặc biểu lộ sự phản kháng. Tuy vậy những người này
không thể thoát nỗi con mắt cú vọ của (ác) đảng và luôn luôn bị phê phán, trù
dập, cách chức, thậm chí đi tù. Trường hợp các nhà báo Kim Hạnh, Nguyễn Việt
Chiến và nhà báo tự do Điếu Cày là những ví dụ điển hình. Những ký giả, văn nghệ
sĩ đích thực không thể tồn tại trong chế độ cộng sản. Nói cách khác, chế độ cộng
sản không có truyền thông, chỉ có tuyên truyền thì làm gì có ký giả. “Ký giả”
của đảng chỉ là những cái loa biết tự điều chỉnh, biết nhổ, biết liếm.
Trong lãnh vực tư pháp, bao gồm thẩm phán, công tố và cả luật sư đều là
bọn tay sai tôi mọi của đảng, đóng kịch một cách trắng trợn. Từ vụ Cải Cách
Ruộng Đất, mà vốn tiêu biểu cho một xã hội man rợ, cho đến các phiên tòa xảy ra
gần đây, nhất là các vụ án liên quan đến chính trị, tất cả bản án đều được chỉ
định và xếp đặt trước. Từ các vụ án chính trị xử linh mục Nguyễn Văn Lý, chị Lê
Thị Công Nhân, anh Điếu Cày cho đến vụ hình sự như Năm Cam, PMU18, PCI …Tất cả
chỉ là các vở bi hài kịch, hoặc ngắn hoặc dài!
Bởi sự khinh miệt đó, khi
nghe tin nhà cầm quyền cộng sản trong nước cho phép hành nghề luật sư, thành lập
luật sư đoàn…tôi không hề quan tâm. Tôi cho đó chỉ là những diễn viên mới của
gánh xiếc cũ. Chỉ là thứ nước hoa rẻ tiền thoa lên thân thể mụ đĩ già hôi thối
mà thôi. Từ khi cộng sản nắm quyền ở miền Bắc năm 1954 dù xưng danh là nhà nước
cộng hòa, dân chủ, có hiến pháp mà tôi không hề nghe nói đến ai là luật sư
(ngoài ông Nguyễn Mạnh Tường, mà ông luật sư này cũng không một ngày hành nghề,
lại cũng bị trù dập cho đến chết.)
“Cộng sản làm gì có luật mà có luật
sư!” Tôi thầm nhủ như thế và nghĩ rằng luật sư chân chính không thể tồn tại
trong chế độ cộng sản.
Suy nghĩ trên đây được chứng minh qua trường hợp các ông Lê
Quốc Quân, Lê Chí Quang, chị Lê Thị Công Nhân, các anh Nguyễn Văn Đài, Lê Trần
Luật, và mới đây nhất là anh Lê Công Định. Họ có điểm chung là cùng là luật sư
và cùng bị bỏ tù hay bị trù dập bởi nhà cầm quyền. Điểm chung đó xuất phát từ
một điểm chung khác: họ là những người có lương tâm. Vì họ hành nghề luật mà
biết tôn trọng luật, lại không chịu làm tay sai cho kẻ cầm quyền nên họ xứng
đáng được gọi là luật sư. Và bởi vì họ là luật sư chân chính, họ thảy đều là đối
tượng trấn áp của bạo quyền. Bọn độc tài không bao giờ thượng tôn pháp luật (dẫu
luật đó do chúng tùy tiện đặt ra) nên chúng thù ghét và luôn luôn tìm cách triệt
hạ những ai yêu công lý.
Nói chung, trong chế độ cộng sản những ai còn
lương tri rất dễ đi tù, đặc biệt nếu kẻ đó là trí thức. Bọn cầm quyền cộng sản
không cần người cương trực, chỉ cần tay sai. Không riêng gì luật sư, hễ ai binh
vực nạn nhân, bảo vệ công lý đều là cái gai của (ác) đảng(Tòa án Cộng sản Nguồn: OntheNet). Ngành tư pháp chỉ để
trang điểm cho bộ mặt độc tài, tạo bộ mặt dân chủ nhằm lừa dối thiên hạ. Luật sư
cũng như mọi nghề khác, phải là công cụ của đảng, thực chất là tay sai của vài
kẻ cầm quyền. Bên lập pháp thì cần nghị gật, bên tư pháp thì cần luật sư cò mồi
khuyên thân chủ nên …thành khẩn khai báo, nhận tội theo ý đảng để được “khoan
hồng”! Đó là những gì đảng cần. Được lòng dân, khác ý (ác) đảng thì đi tù.
Trong những ngày qua dư luận trong và ngoài nước xôn xao về vụ luật sư Lê Công Định bị bắt. Nhà cầm quyền cộng sản vu cho anh tội cấu kết với các “thế lực thù địch” nhằm lật đổ chính quyền. Đó chỉ là bổn cũ soạn lại, đã được áp dụng cho mọi người bất đồng chính kiến. Trong phần còn lại của bài này, tôi xin trình bày vài suy nghĩ liên quan đến cá nhân anh Lê Công Định và lý do vì sao anh đi tù.
Anh Lê Công Định đi tù chỉ vì anh là nguời sống dưới chế độ
cộng sản mà lại yêu công lý. Hơn thế nữa, anh lại chọn cái nghề không được chế
độ chấp nhận, đó là nghề luật sư.
Tôi biết anh khi anh cùng vài luật sư khác bào chữa cho chị
Lê Thị Công Nhân, anh Điếu Cày. Tuy vậy, do nặng thành kiến với cánh “luật sư
cộng sản”, tôi không mấy quan tâm. Cãi kiếc gì trong các phiên tòa của cộng sản!
Tôi đã đọc vài bài viết của anh cũng với tâm trạng hời hợt. Nhưng khi anh bị bắt
thì tôi mới biết thêm nhiều điều về cá nhân anh.
Theo kiểu nói quen
thuộc, anh thuộc loại “con nhà giàu đẹp trai học giỏi”. Anh có vợ là hoa hậu,
anh có vẻ là một người thành công, được báo chí trong nước ca ngợi. Nôm na, anh
được “đời” ưu đãi(LS Lê Công Định - Nguồn: AP). Nếu muốn hưởng thụ anh có đủ thứ để hưởng. Một cuộc sống “lý
tưởng” theo cái nhìn của nhiều người. Người như anh, nếu chịu khó chút nữa, khom
mình vô đảng thì đường công danh có lẽ sẽ lên như diều. Thế mà anh không chịu an
thân hưởng thụ những tiện nghi đang có; thay vào đó anh dấn thân vào con đường
phụng sự để mang thân tù tội.
Điều gì đã khiến anh chọn con đường chông gai đó? Chắc không phải vì danh vọng hay vinh hoa phú quí vì những thứ đó hầu như anh đã có. Không như kẻ vô sản không còn gì để mất, anh sẽ mất rất nhiều thứ nếu đi vào con đường tranh đấu. Vậy thì tôi cho rằng chính hào khí của một người trẻ, lương tri của một trí thức trước cảnh ách nước, nạn dân đã thúc đẩy anh dấn thân.
Có lẽ anh đã nhìn thấy đất nước tụt hậu, lãnh thổ bị xâm chiếm, đạo đức suy đồi, chính quyền tham nhũng, nhu nhược, dân oan khốn khó, phụ nữ phải bán mình, thanh niên phải đi làm lao nô, lương tâm không cho phép anh im lặng. Có lẽ anh mong mỏi góp phần xây dựng một chính quyền liêm chính, biết thương yêu dân, biết giữ sĩ diện quốc gia, biết bảo vệ lãnh thổ. Những “có lẽ” trên có lẽ đúng!
Khi tôi viết những dòng này, trong nước người ta đang dồn dập bôi
nhọ anh .(Nhà báo lề bên phải Nguồn: DCVOnline tổng hợp). Chúng bảo anh đã thú tội và xin được khoan hồng. Tôi không tin đó là sự
thật và biết chắc đó không phải là điều anh tự nguyện nói ra. Tôi không tin vì
những gì anh đã làm không xuất phát từ sự bồng bột nhất thời. Ngược lại, tôi cho
rằng anh đã ngày đêm “trăn trở”, suy tư, cân nhắc để rồi quyết định hy sinh chọn
con đường mà anh biết chắc là sẽ gặp khó khăn. Một người như thế không thể thay
đổi quan điểm, lập trường của mình chỉ sau 5 ngày bị bắt. Nếu những gì anh đọc
là thực, những dòng anh viết là thực thì hẳn anh đã bị áp lực hăm dọa rất ghê
gớm, rất hèn hạ từ phía công an. Và như vậy, tội ác của cộng sản và sự khinh bỉ
dành cho chúng sẽ dày thêm. Nhân loại sẽ nhổ vào mặt những tên lãnh đạo nếu mai
này chúng ra ngoài láo lếu về văn minh, tự do, nhân quyền
Khoan nói tới điều đó thật hay giả vì thủ đoạn áp chế của
cộng sản là điều rất đáng kinh tởm, nhất là trong nhà tù. Dù thật hay giả thì
những gì anh đã làm cũng rất đáng trân trọng. Xin để thời gian soi sáng và đừng
đòi hỏi ở anh quá nhiều. Anh đã làm hơn nhiều tôi, hơn nhiều người trong chúng
ta rất nhiều.
Hôm nay anh đã cùng với những Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh
Nghiên, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Văn Hải…và nhiều người nữa, đã
trở thành tấm gương cho tuổi trẻ Việt Nam. Họ là những “thất phu hữu trách”, khi
đất nước lâm nguy thì không yên phận làm ngơ. Con đường tranh đấu còn dài, còn
nhiều chông gai nhưng những gì họ đang làm rõ ràng có in dấu bất khuất của cha
anh. Họ là niềm hy vọng của đất nước, của sự tồn vong của dân tộc. Trái với
những hạng người làm nhục nhã dân tộc, bôi nhọ quốc thể như Lương Quốc Dũng, Bùi
Tiến Dũng, Huỳnh Ngọc Sĩ, và cả Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Minh Triêt,
Nguyễn Tấn Dũng…lớp thanh niên trí thức như anh Lê Công Định rõ ràng đã đem lại
cho chúng ta niềm an ủi, hy vọng và hãnh diện với thế giới bên ngoài.
Cám
ơn anh Lê Công Định và cám ơn tất cả những người trẻ hôm nay đã dấn thân. Các
bạn trẻ xin hãy nhìn vào những người như anh Lê Công Định, xin hãy bớt đi những
niềm vui cá nhân, hãy bớt nhậu nhẹt hay ngay cả làm giàu để dành một phần sức
lực thanh xuân góp phần xây dựng tương lai tốt đẹp cho quê hương.