Friday, May 31, 2013

ĐH Harvard

 
ĐH Harvard: Di dân đóng góp
 thêm cho Medicare hàng tỉ đô la
 
HARVARD, Massachusetts (NBC News) - Trong suốt nhiều năm qua, di dân đã đóng góp vào quỹ Medicare nhiều hơn phí tổn cơ quan này phải chi ra cho họ.

Biểu tình trước tòa nhà liên bang ở Chicago, Illinois, kêu gọi tăng thuế người giàu, đồng thời phản đối cắt giảm chương trình An Sinh Xã Hội, Medicare và Medicaid. (Hình: Scott Olson/Getty Images)

Phân tích của trường y khoa Đại Học Harvard cho thấy di dân tạo được một thặng dư lên đến $13.8 tỉ cho chương trình săn sóc y tế của chính phủ dành cho người cao niên trong năm 2009.
 
Từ 2002 đến 2009, di dân tạo thặng dư cho Medicare $115 tỉ, trong khi số dân sinh tại Mỹ gây thâm thủng thêm $28 tỉ.
 
Kết quả nghiên cứu được đăng trên tập san Health Affairs số Tháng Sáu, phản bác quan niệm cho rằng di dân đang làm thâm thủng nguồn trợ cấp y tế.
Một thăm dò của Reuters/Ipsos hồi Tháng Hai cho thấy, hơn phân nửa công dân Hoa Kỳ nghĩ, đa số di dân bất hợp pháp cần phải được trục xuất về nước. Họ cho rằng di dân chiếm hết việc làm, khiến cho lương bổng bị hạ thấp, và gây tốn kém các phúc lợi của chính phủ.
 
Các nhà nghiên cứu ở Đại Học Harvard nói phân tích của họ mang lại một cái nhìn đầu tiên về sự đóng góp của di dân đối với chương trình Medicare, đồng thời có thể có tác động đối với thay đổi chính sách di dân của chính phủ về quỹ săn sóc y tế. Bài nghiên cứu viết: “Chính sách giảm di dân chắc chắn sẽ làm yếu đi khả năng tài chánh của Medicare, và nếu không muốn vậy, phải tiếp tục tăng thêm di dân.”
 
Giới chức Hoa Kỳ dự trù đến năm 2024 quỹ dành cho bảo hiểm y tế của chính phủ sẽ cạn kiệt, một khi chi phí săn sóc y tế cho người Mỹ cao niên vượt cao hơn mức thu vào ngân quỹ.
 
Bản phân tích viết di dân ngày nay trả tiền một cách hào phóng cho hệ thống dịch vụ xã hội mà họ chưa hề dùng đến. Di dân thường là người trẻ tuổi hơn và đang trong tuổi lao động, so với người sinh ra ở Mỹ, mà số đông ở độ tuổi 65 trở lên và đến lúc bắt đầu hưởng phúc lợi Medicare.
Quỹ này lấy từ tiền thuế của người lao động. Các nhà nghiên cứu cho biết thêm, một số di dân có thể sẽ về nước khi họ đến tuổi về hưu, hoặc ít dùng đến chương trình này. (TP)

@nguoiviet

Thursday, May 30, 2013

Saigon

Sài gòn Ngày Nay:
 Kẻ ăn Không Hết, Người Lần Không Ra -
Ấm Bụng Bữa Cơm 2.000 Đồng Giữa Sài Gòn
 
2.000 đồng là số tiền mà tại nhiều nơi ở TP.HCM người dân không đủ để gửi xe, không đủ mua một ly trà đá. Nhưng với 2.000 đồng, đó là số tiền mà dân nghèo, sinh viên khó khăn có thể mua được cơm và thức ăn với đầy đủ dinh dưỡng.
Người nghèo có được bữa cơm ấm bụng giữa một Sài Gòn náo nhiệt, quay cuồng, có lúc cứ ngỡ là câu chuyện thần tiên… Trên địa bàn TP.HCM, những quán cơm với giá chỉ 2.000 đồng đang ngày được nhân rộng để phục vụ dân nghèo.
 
Quán cơm 2.000 đồng tại hẻm 14/1 trên đường Ngô Quyền hoạt động vào các buổi trưa thứ 3, 5, 7 hàng tuần. Tại đây, mỗi phần cơm có: cơm, thức ăn (thịt, cá, rau, canh), chuối tráng miệng… Đặc biệt, thực khách đều được ăn cơm thêm và canh miễn phí.
Mỗi buổi, quán phục vụ hơn 500 suất ăn, ngoài sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn còn có cả trăm dân nghèo làm nghề bán vé số, lượm ve chai, đạp xích lô… tới ăn. Vào giờ cao điểm, khi các bàn ăn trong nhà đã chật ních người, khách phải ngồi tràn ra cả con hẻm.
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Người Sài Gòn chia sẻ với người nghèo đang hằng ngày vật lộn với bộn bề lo toan

Bạn Huỳnh Vũ Thuận, sinh viên một trường cao đẳng trên địa bàn quận 10 cho biết: “Quán cơm 2.000 đồng này tuy rẻ nhưng nấu ngon không kém gì những quán cơm bình dân giá từ 18.000 – 20.000 đồng khác. Trưa thứ 3, 5, 7 nào em cũng tới đây ăn”.
Bác Nguyễn Tám Nam làm nghề lượm ve chai nói: “Từ khi biết quán cơm 2.000 đồng này, tôi tới ăn và hàng tháng tiết kiệm để gửi tiền về quê cho vợ ở Quảng Ngãi chữa bệnh”.
Tại quán cơm Nụ Cười 3 (quận 7), thực khách được ăn cơm, canh không hạn chế, 3 món mặn, trà đá miễn phí. Bên cạnh đó, một quầy sách đồng giá 2.000 đồng và quầy báo miễn phí cũng được bày trong khuôn viên quán cơm để phục vụ thực khách. Chủ quán cho biết, ban đầu, quán cung cấp 300 phần cơm/ngày. Khi đủ điều kiện sẽ nâng dần số lượng.
Tại TPHCM còn có một số tuyến đường được mệnh danh là “phố bán cơm ký”.
Chị Nguyễn Thu Hương, người bán cơm ký (kg) trắng, cơm không cho biết: “Đa phần những người tới mua cơm đều là dân nghèo và sinh viên. Với 4.000 đồng, họ có thể mua cơm ký để ăn được hai bữa trưa và tối. Mỗi ký cơm tôi lãi khoảng 500 đến 1.000 đồng, chủ yếu bỏ công làm lời”.
Những quán cơm 2.000 đồng, cơm trắng bình dân là một cách người dân Sài Gòn chia sẻ với người nghèo đang hằng ngày vật lộn với những bộn bề lo toan…
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Bố và con cùng ăn cơm với giá 2.000 đồng
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Quán chật hẹp nên ai cũng cố ăn nhanh để nhường chỗ cho người khác
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Xếp hàng đợi đến lượt mình vào ăn cơm 2.000 đồng
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Những bữa cơm giá chỉ 2.000 đồng nhưng làm ấm bụng bao người
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Khay cơm với đầy đủ cơm, canh, thức ăn, đồ tráng miệng
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Phân chia từng khay cơm phù hợp với người ăn
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Dù chỉ bán với giá tượng trưng, nhưng gian bếp của tiệm cơm nấu ăn rất sạch sẽ, nhân viên phục vụ phải đeo khẩu trang khi chế biến thức ăn và đưa cơm cho khách
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Ăn cơm trưa xong, người phụ nữ tiếp tục hành trành bán vé số dạo
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Cụ ông này cũng vậy, ăn cơm no, ngon, cụ ông được tiếp năng lượng để rong ruổi mưu sinh bằng nghề lượm ve chai.
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Sau bữa cơm ấm bụng, các cụ ông, cụ bà được hớt tóc miễn phí
Ấm bụng bữa cơm 2.000 đồng giữa Sài Gòn, Tin tức trong ngày, com 2000 dong, com cho nguoi ngheo, com mien phi, quan com 2000 dong, quan com cho nguoi ngheo, quan com 2000 o tphcm, quan cho cho nguoi ngheo o tphcm, bua com nguoi ngheo, ban com khong, ban com trang, ban com ky, bao, tin hay, tin hot, tin tuc, vn
Cơm không, cơm trắng bán ký trên đường Nguyễn Thông (quận 3)
Xin có một ý kiến nho nhỏ.. Nếu quý vị về VN, không cần làm việc thiện nguyện hàng ngàn, hàng chục ngàn dollars, chỉ cần 100usd đổi ra được hơn 2 triệu $ VN, giúp được hơn 1000 người dân nghèo có 1 bữa cơm no, không thất thoát qua trung gian ai cả, tự mình đến những quán cơm đó phát 2000đ cho từng người đang xếp hàng mua vé ăn, chuyện nhỏ nhưng công đức vô lượng.
 
Vũ Xuân Tráng
@vietthuc
 

Wednesday, May 29, 2013

THANH THƯƠNG HOÀNG

 
Những Ngày Tháng Tù Đày
 Không Thể Quên

 Tôi bị bắt ngày 5 tháng 4 năm 1976, trong cái trò bắt người mà cộng sản gọi là "chiến dịch X2 đánh Văn Nghệ Sĩ phản động". Chiến dịch X1 trước đó "đánh"tư sản mại bản (tức những nhà tỷ phú người Việt và người Việt gốc Hoa, đa số ở Chợ Lớn). Có 3 nhà tỷ phú người Việt bị bắt là cụ Hoàng Kim Quy (cựu Thượng Nghị Sĩ đệ nhị VNCH), hai anh em vua tầu thủy Phạm Quang Khai và Phạm Quang Hoa. Trước và sau tôi bị bắt vài ngày có hơn trăm người gồm đủ bộ môn văn nghệ Miền Nam (Văn, Thơ, Báo chí, Nhạc, Kịch, đạo diễn điện ảnh, đạo diễn Cải lương có đôi chút tên tuổi). Đa số giam ở T20 (số 4 Phan Đăng Lưu bên hông chợ Bà Chiểu, Gia Định) vài người đi khám Chí Hòa. Khoảng mười tháng sau một số lớn được tha về, chỉ còn mươi người bị quy kết tội "có nợ máu nhân dân" và "chống cộng ở thượng tầng kiến trúc" bị giữ lại. Đây là những "tội" có thể đưa tới tử hình. Sau hai năm tra vấn hỏi cung xong, họ đưa bọn tôi lên trại Gia Trung (xứ sương mù Pleiku) nằm trong khu rừng già, nghe nói trước đây là mật khu của Việt cộng, để lao động khổ sai. Tưởng cũng nên kể ra đây tôi là người trong giới Văn nghệ đầu tiên, mới nhập trại đã bị tống ngay vào "biệt giam" (cachot) khu B1, phòng 11 trại Phan Đăng Lưu. Có lẽ họ tưởng tôi là nhân vật quan trọng, là tay sai của CIA được dựng lên làm Chủ tịch Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam hoạt động trong báo giới. Vì ngoài Bắc chức vụ này "to" lắm, do đảng đưa ra và quyền hạn cũng như quyền lợi ngang bộ trưởng. Trong cùng dẫy biệt giam khu B1 có những nhân vật tên tuổi như Thượng Tọa Thích Huyền Quang, Thượng Tọa Thích Quảng Độ, Linh mục Đỗ Bác Ái, Tiến sĩ Mai Văn Lễ (cựu Khoa trưởng Khoa Luật đại học Huế), Luật sư Nguyễn Hữu Doãn, Luật sư Nguyễn Khắc Chính, Nhà Văn Doãn Quốc Sỹ, Nhà báo Hồ Văn Đồng, Nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến, Nhà Văn Nhà báo (nguyên dân biểu) Hồ Hữu Tường. Những người này lần lượt vào biệt giam sau tôi 1, 2 tuần. Đầu dẫy khu biệt giam buồng số 1 là "tướng phục quốc Nguyễn Việt Hưng". Tôi rất tiếc khi đó không biết nhiều về nhân vật này. Ông là người đầu tiên cầm đầu một số dăm bẩy người trấn trong nhà thờ Vinh Sơn (đường Trần Quốc Toản) đánh CS với vài vũ khí thô sơ, khi CS vào Saigon mấy tháng. Sau đó ông bị CS xử bắn. Vụ "vùng lên"khởi đầu chống đối CS này đã gây tiếng vang rộng lớn làm trấn động dư luận khắp nước khi đó. CS phải điều động bộ đội công an cảnh sát vây hãm quanh khu vực Nhà Thờ mấy ngày liền mới trấn áp được. Tôi nghĩ chúng ta thật vô tình khi ở ngoài này, trải qua mấy chục năm, không thấy một ai nhắc nhở tới ông (người được gọi là tướng Nguyễn Việt Hưng mà dư luận khi đó đồn đãi là biệt danh của Tướng NCK hoặc Tướng cảnh sát NNL ở trong mật khu lãnh đạo cuộc chiến đấu với rất nhiều "hồ hởi phấn khởi"). Theo tôi đây là người chiến sĩ quốc gia can trường bất khuất, dám đứng ra chống CS ngay từ ngày đầu, chúng ta nên tỏ bầy lòng ngưỡng mộ và khâm phục.

Phía sau dẫy biệt giam B1 là dẫy biệt giam B2 có giáo sư Vũ Quốc Thông, ông chủ nhiệm nhật báo Lẽ Sống Mới Ngô Công Minh (vào đầu năm 1975 làm phụ tá Tổng Trưởng Thông Tin), ông Tống Đình Bắc,Trưởng ty Công an nổi tiếng sát cộng Miền Tây, ông chủ Nhà sách Khai Trí và một vài người nữa từng giữ chức vụ cao chế độ cũ. Riêng ông Ngô Công Minh sau khi lên trại tù lao động Gia Trung với chúng tôi hơn tháng thì CS đưa ông đi nơi khác. Từ đó không ai biết tin tức về ông. Có dư luận nói ông bị đem thủ tiêu vì mấy tay tổ văn nghệ, báo chí CS (từng quen biết ông trước kia) muốn cướp không ngôi nhà lớn của ông ở Saigon và vàng bạc của cải. Theo tôi, ông không phải nhà hoạt động chánh trị, chỉ là nhà báo thuần tuý nên không thể bị sát hại vì lý do chánh trị. Khi tù về tôi có dò hỏi tin tức ông nhưng không ai biết một cách chính xác.

Trong thời gian "nằm" biệt giam tôi cũng có vài việc để nhớ xin kể ra đây. Cứ mỗi tháng tù biệt giam được cho ra ngoài cắt tóc. Bọn "thế nhân" chúng tôi tất cả đều bị "gọt" trọc đầu, kể cả vị Linh mục, nhưng với hai vị Thượng Tọa Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ thì cai tù lại bắt để tóc. Hai cụ phản đối, cai tù thản nhiên: "Đó là chính sách Nhà nước!". Việc thứ hai là vì biệt giam mới làm chưa lắp ống dẫn nước nên mỗi ngày chúng tôi chỉ được từ hai tới ba phút vòi nước ở ngoài thọc vào để làm vệ sinh. Tôi không biết nên thản nhiên chà xà bông gội đầu (bằng xà bông giặt). Đang làm nửa chừng vòi nước rút ra mặc cho tôi nài nỉ. Báo hại đêm đó đầu tôi bị xà bông làm ngứa ngáy khó chịu không tài nào nhắm mắt ngủ yên được. Cũng vì "nước" tôi phải tự "tranh đấu" với mình mãi mới nuốt xong phần cơm tù. Tôi chỉ có 2 cái tô nhựa: một dùng đựng cơm, một dùng đựng canh. Vì phải chứa nước làm vệ sinh (khi đi cầu) tôi nhịn tắm lấy nước chứa vào cái tô lớn mầu xanh. Trong khi đi "làm việc" (hỏi cung) tôi viết mấy chữ bằng bút chì dặn anh tù hành sự để cơm vào nửa tờ giấy báo cũ, còn canh để vào tô nhựa mầu đỏ. Nhưng anh ta đổ hết nước trữ đi, để cơm canh vào 2 cái tô và đặt ngay trên bệ cầu tiêu chưa được dội nước còn nồng nặc mùi phân của mình. Tôi ngồi hơn nửa tiếng đồng hồ nhìn hai tô cơm canh muốn ứa nước mắt tự "tranh đấu" với mình. Ăn hay nhịn? Nếu ăn, khó nuốt trôi miếng cơm vì tởm lợm. Nhưng nếu không ăn sẽ bị đói tới trưa hôm sau. Tôi lại mắc chứng đau dạ dầy từ ngày CS chiếm Saigon nên sẽ khốn khổ lắm. Cuối cùng tôi đành nhắm mắt nuốt vội chút cơm canh lạnh ngắt với hai hàng nước mắt.

Tôi bị nhốt biệt giam hơn 10 tháng, vào một buổi sáng trời âm u, được gọi tên mang đồ ra khỏi buồng giam. Phía chéo buồng giam, tôi liếc nhìn thấy nhà văn Duyên Anh để mặt sát ô vuông cánh cửa sắt phòng giam tập thể hướng về phía tôi nói khá lớn: "Nhớ ghé nhà tao nói với vợ tao...". Tôi chỉ nghe được tới đây thì bị viên cai tù nạt nộ cấm nói. Thì ra Duyên Anh tưởng tôi được tha về nhờ tôi tới nhà nhắn tin vợ.

Khi đi đến trước sân "nhà khách" trại giam tôi thấy vài người quen ngồi đó với đồ đạc cá nhân lỉnh kỉnh. Chúng tôi chỉ đưa mắt chào nhau. Mấy phút sau họ điểm danh từng người xong còng tay lại đưa lên chiếc xe hơi bít bùng chuyển về cơ quan An ninh nội chính (Nha Công an thành phố Saigon cũ đường Trần Hưng Đạo). Cùng trên chuyến xe có tiến sĩ Mai Văn Lễ, thạc sĩ Vũ Quốc Thông, ông Tống Đình Bắc và một vài người nữa (giờ tôi quên mất tên). Trong lúc ngồi ngoài sân cơ quan chờ làm thủ tục gì đó, các bạn tù của tôi bàn cãi sôi nổi về dự đoán chúng tôi được đưa lên đây làm giấy tờ tha. Có vị còn "cá" một chầu ăn uống linh đình ở Chợ Lớn. Rồi lần lượt từng người được gọi tên đem hành lý đi vào phòng...biệt giam! Tôi được gọi tên sau chót (may mắn cho tôi vì biệt giam hết chỗ(?) - viên công an tiếp nhận tù nói vậy) nên được nhốt vào khu tập thể A (làm từ thời Pháp). Gần 100 người đủ thành phần già trẻ lớn bé, tư sản, chính trị gia, Linh mục, Mục sư, Thượng tọa, Đại đức, trộm cắp, buôn lậu, nhốt chung trong một phòng dài trên 10 mét, bề ngang nhỏ hẹp, u tối, ẩm ướt, thiếu ánh sáng và khí trời. Phòng có 2 "sàn", sàn trên cao khoảng một mét. Mỗi người được cấp manh chiếu rách cáu bẩn, nồng nặc mùi chua mồ hôi người tích tụ lâu năm đã kết thành "cao". Ở trên tôi nói may mắn không phải vào lại biệt giam vì mấy tháng sau anh Mai Văn Lễ được thả khỏi biệt giam vào phòng tôi kể cho nghe thảm cảnh trong buồng biệt giam anh đã "chết trong cõi sống" mấy tháng qua. Buồng biệt giam Sở An ninh nội chính được xây từ thời Pháp thuộc có tuổi đời trên mấy chục năm.Tường bẩn thỉu lam nham dầy cáu bẩn đen đúa, sàn xi măng ẩm ướt quanh năm. Mùi mồ hôi, mùi phân nước tiểu người tích tụ bao năm tạo thành một thứ mùi hôi hám khó tả, ngửi phải muốn nôn ọe ngay. Khủng khiếp nhất là cái cầu tiêu đã nứt nẻ và vỡ nhiều mảnh, mỗi khi trời mưa nước từ trong lỗ cầu dâng lên tràn lan khắp buồng với những cục phân chưa tiêu hủy. Nếu mưa lâu khoảng một giờ nước cầu tiêu dâng ngập buồng giam hơn gang tay, tù chỉ còn biết đứng dựa vào tường chờ cho nước rút hoặc ngủ đứng. Và khi nước vừa rút hết, sàn si măng còn ẩm ướt, tù mới ngả lưng nằm thì một hai chú chuột cống khá to, lông lởm chởm ghẻ lở khắp mình trông dơ dáy khủng khiếp chui lên từ miệng cầu, thản nhiên gặm bàn chân tù, đạp đuổi nó cũng cứ gan lỳ không chạy! Có lẽ từ lâu nó sống bằng xương thịt tù bị chết chưa kịp mang đi. Anh Mai Văn Lễ kết luận: "Đúng là tầng chót địa ngục trần gian, có một không hai trên thế giới!". Tôi được biết Linh mục Hoàng Quỳnh, người lãnh đạo giáo dân khu Bùi Chu Phát Diệm nổi tiếng chống CS bằng vũ lực hồi còn ngoài miền Bắc. Linh mục bị bắt từ ngày đầu tháng 5. 1975, bị giam và chết trong "tầng chót địa ngục trần gian" này. Khi họ đem xác Linh mục đi trên cái băng ca, thân thể teo tóp gầy đét bé nhỏ như đưá trẻ lên 10.

Sau hai ngày đêm 15 chiếc xe vận tải lớn, trước đây dùng chở heo, chở mấy trăm tù ngồi bó gối trên sàn xe chật cứng nhúch nhích cánh tay cũng không được. Với bao gian khổ đói khát trên con đường dài mệt lả người, chập choạng tối chúng tôi tới trại tù lao động cải tạo Gia Trung (thuộc tỉnh Pleiku) nằm trong khu rừng núi hoang vu. Nghe nói nơi này khi trước là mật khu của CS. Trại Gia Trung lúc bọn tôi tới đã có 3 trại giam, mỗi trại cách nhau khoảng cây số. Trại nào cũng đầy nhóc người: từ 700 tới 1000. Tù đa số là các viên chức cấp nhỏ, địa phương quân, nhân dân tự vệ và đông nhất vẫn là tù hành sự từ các nơi đưa tới, có án hoặc chưa có án. Có cả tù chưa đến 10 tuổi, đói quá liều ăn tô bún riêu ở chợ không tiền trả bỏ chạy bị bắt.

Những nỗi đói khổ nhục nhã, sống cuộc đời trung cổ, sách báo đã nói nhiều từ hơn 30 năm, tôi xin miễn kể ra đây. Sự khổ sở nhục nhã chúng tôi còn có thể chịu đựng được. Nhưng cái khủng khiếp nhất đối với chúng tôi là sự vô vọng ngày trở về đoàn tụ với gia đình, với đời sống ngoài xã hội. Bọn cai tù bắt chúng tôi "học tập" chính sách Nhà nước là đem vợ con lên vùng đất tù đầy này cuốc đất trồng khoai sinh sống (như ngoài Bắc đã thực hiện). Tất nhiên chúng tôi không thể làm theo họ. Chúng tôi sẵn sàng hy sinh đời mình chứ không thể để vợ con đã khốn khổ ngoài đời lại phải gánh thêm cảnh tù đầy.

Trong những năm tháng không tên dài dằng dặc như bao thế kỷ sống như cây cỏ như súc vật, chúng tôi hết cả hy vọng hết cả chờ mong thì có những tin tức như những làn gió mát mang theo hơi sống tới: tin đồn về chương trình HO, người Mỹ sẽ cứu chúng tôi đem sang Mỹ. Trong thời gian này các con tôi gửi thư cho tôi nói bóng nói gió là hai hội Văn Bút Quốc Tế và Việt Nam đang ráo riết can thiệp vận động cho anh em cầm bút chúng tôi. Và các con tôi cũng báo tin có nhận được "quà" của hai hội gửi. Thời gian này bọn tù chúng tôi "hồ hởi phấn khởi" lắm. Chỗ nào cũng bàn tán về chương trình HO (mỗi người tán một kiểu toàn có lợi cho mình) với bao hy vọng tốt đẹp. Và chúng tôi cũng hết lời ca ngợi Tổng Thống Carter - vị ân nhân vĩ đại - sẽ lập cầu Không vận đưa chúng tôi từ VN qua Mỹ sống một đời ấm no tự do tươi sáng. Tôi cũng nghe nói tới tên một bà lúc ấy còn rất xa lạ với chúng tôi: bà Khúc Minh Thơ. Biết bao giai thoại đồn đại thêu dệt về bà được dựng lên. Qua câu chuyện và lời bình luận của anh em tù, tôi có cảm tưởng bà Khúc Minh Thơ như một bà tiên đang cầm cây đũa thần giúp chúng tôi từ vực thẳm lên. Rồi ngày tháng tiếp tục lặng lẽ trôi qua, tất cả mọi việc vẫn như cũ không có biến chuyển gì xẩy ra, chúng tôi lại tiếp tục buồn nản thất vọng lê cái thân tù đầy mòn mỏi héo hắt trong quốc nạn khổ sai. "Mong nhưng không đợi không chờ" như câu thơ của Giáo sư Vũ Quốc Thông làm và đọc cho tôi nghe.

Sau gần 10 năm thân thể rã rời hư hao chỉ cỏn bộ da bọc xương, tinh thần suy sụp chán nản chẳng còn gì để mong để chờ và cũng hết cả "cú" tha bất ngờ thì anh Doãn Quốc Sỹ được gọi tên tha, năm sau anh Hồ Văn Đồng rồi thời gian sau nữa là giáo sư Vũ Quốc Thông. Những người này được tha về làm sự hy vọng tưởng tắt ngấm trong chúng tôi lại lóe lên, dù là ở cuối đường hầm mù mịt.

Có lẽ do nguồn từ gia đình ký giả Cao Sơn lên thăm nuôi nói đài VOA vừa loan tin tôi và họa sĩ CHÓE (Nguyễn Hải Chí) hiện bị giam tù ở trại Gia Trung, Pleiku. Thế là ầm cả trại đến nỗi viên quản giáo đội tôi cũng tò mò hỏi anh tù nấu nước có biết tôi không và hiện ở đội nào (vì đài VOA chỉ loan bút hiệu của tôi nên anh ta không biết). Báo hại tôi từ khi có tin này không được tự động đi gánh phân người từ trại ra ngoài đồng nữa. phải về đội cuốc đất chặt cây đào mương như mọi anh em tù khác. Gánh phân tuy có vất vả bẩn thỉu hôi hám mất vệ sinh thật nhưng chỉ nửa buổi là "thanh toán" xong các hố xí. Thời gian còn lại thoải mái xuống suối tắm giặt và đi "va tạt linh tinh" kiếm củ khoai mì hay vài cọng rau lang "cải thiện"cho "ấm" cái bụng thường trực rỗng. Nếu tôi nói đã hơn một lần "tự động" ăn…phân người, có lẽ nhiều người không tin cho là tôi nói quá để kể khổ thân phận tù đầy dưới chế độ cộng sản. Lần thứ nhất quãng hơn 10 giờ, tôi vừa đói vừa khát ghé vào chỗ chòi đun nước uống của đội để uống nước. Anh bạn được phân công đun nước, nguyên đại úy cảnh sát quốc gia, vốn quý mến tôi, thấy tôi đến, anh mắt nhìn chỗ khác nhưng miệng nói nhỏ: "bác đi tới phía bụi cây bên trái". Tôi biết là "có gì" rồi. Tới nơi nhìn vào trong bụi cây tôi thấy nửa trái dưa chuột nhỏ. Tôi cầm lên bỏ vào miệng nhai liền. Có lẽ trong đời tôi chưa bao giờ ăn miếng dưa chuột ngon đến thế (tôi vốn không thích ăn dưa chuột). Vừa nuốt xong nửa phần dưa chuột tôi chợt nhớ ra, ngừng nhai, tiến lại chỗ anh bạn đun nước, nói: "Này ông ơi, có phải trái dưa này "tẩm" phân người?". Anh bạn gắt nhẹ: "Đã bảo, bác cứ ăn đi, không chết đâu mà sợ!". Nghe anh bạn nói, tôi biết mình đã lỡ ăn rồi (hơn nữa cũng tại đói) nên tiếp tục cố nhai và nuốt nốt phần dưa chuột còn lại. Nguyên do thế này. Trong vườn ươm giống của đội trồng rau có một dàn dưa chuột. Khi dưa mới kết trái to hơn ngón tay đã bị tù (và cả cai tù) hái trộm ăn hết nên ban giám thị trại tù ra lệnh lấy phân tươi của người hòa với nước rồi hàng ngày quết vào những trái dưa chuột cho hết bị trộm. Nhưng tù vẫn hái trộm ăn sau khi rửa sơ qua. Thế là lần thứ nhất tôi ăn phân người. Lần thứ hai thì chính do tôi (và mấy ông bạn) chủ động ăn phân người. Tôi và mấy "đồng sự" được "bố trí" dọn phân cầu tiêu các phòng giam. Một số anh em tù hình sự ra ngoài đồng làm việc đã hái và ăn tươi nuốt sống các trái bắp. Vì ăn trộm nên không kịp nhai (sợ cai tù thấy) các bạn tù hình sự cứ thế mà nuốt. Bắp già hạt cứng dạ dầy không tiêu nổi, hôm sau đi cầu ra nguyên cả hạt. Chúng tôi lúc đầu còn sợ bẩn sợ hôi và bệnh nhưng sau khi sôi nổi "bàn thảo", chúng tôi đi tới việc lấy những hạt bắp này đem ra suối rửa, luộc hai ba lần cho hết mùi hôi rồi ăn một cách ngon lành thoải mái! Nhiều bạn tù biết chuyện cũng xin ăn ké. Tôi được "ấm bụng" ít ngày thì bị "ngưng công tác" (vì tin đài Voa loan?). Đó là hai dấu ấn khủng khiếp trong trại tù cho tới ngày hôm nay, mỗi khi nghĩ tới tôi vẫn không khỏi rùng mình tự hỏi không hiểu sao mình lại có thể "ghê gớm" đến thế!.

Còn một chuyện nhỏ nữa mà tôi cũng khó quên. Tôi vốn bị quy kết "học tập cải tạo" xấu, tư tưởng không ổn định và trây lười lao động nên thường xuyên bị ăn 13 ký một tháng (5 ký gạo, 8 ký khoai mì - nhưng bọn cai tù và bọn nhà bếp đồng lõa ăn chặn mất 2 ký gạo nên chỉ còn 3 ký). Trong 7 năm sống ở trại Gia Trung tôi được gia đình "thăm nuôi" có 3 lần. Đáng nhớ nhất là lần 2 con tôi (còn vị thành niên: một trai 15 tuổi và một gái 13 tuổi) đi xe đò hơn ngàn cây số lên thăm Bố với gói quà khoảng 10 ký. Khi đến cây số 25 (quốc lộ 18) thì xuống xe, lúc đó là 2 giờ đêm. Trời rất lạnh lại ở chốn rừng thưa hoang vắng không biết đường vào trại, hai anh em phải ngồi dựa lưng vào nhau chờ sáng trong lòng vừa sợ vừa lo mọi thứ, nhất là với thú dữ và kẻ cướp.

Sáng hôm sau tôi được gọi thăm nuôi. Tôi cố làm nét mặt lạnh lùng vô cảm để tránh trận nước mắt của hai con tôi khi nhìn thấy thân thể tiều tụy mòn mỏi hết sinh lực của bố chúng. Như đã viết ở trên vì tôi học tập cải tạo xấu lao động kém nên chỉ được nhận 2 ký đồ thăm nuôi. Tôi nhìn thấy một gói bột trắng khoảng 1 ký, tôi tưởng là bột gạo hoặc bột sữa nên lấy gói này và 1 gói xả xào mắm ruốc vừa đủ 2 ký. Hai con tôi đứng trước cửa nhà thăm nuôi nhìn theo, tôi biết chúng đang khóc nhưng không đủ can đảm quay lại nhìn: tôi sợ không cầm được nước mắt và òa khóc. Tôi nghe tiếng con gái tôi nói trong nước mắt: "Bố ráng giừ gìn sức khỏe để còn sống trở về với các con". Vào tới buồng tôi mở ngay gói bột ra pha nước vào cái tô nhựa và ngoắng cho tan bột. Bột bị ngoắng sủi bọt lên trắng xoá. Đang đói đang khát tôi đưa lên miệng uống liền một ngụm lớn. Nhưng chất bột vừa trôi vào cổ họng, thấm vào lưỡi đắng chát và nóng rát, không có mùi vị gì có thể gọi là sữa cả, dù là sữa quá "đát", tôi muốn nôn ọe vội nhổ ra ngay. Thì ra đó là sà bông bột (mà tôi cứ đinh ninh là bột gạo hay bột sữa). Kể lại cho anh em trong trại nghe ai cũng ôm bụng cười. Hai con tôi thật ngây thơ đem sà bông bột cho tù giặt quần áo! Sau này tù về tôi mới biết hai con tôi cũng vô cùng khốn khổ trong chuyến về này. Vì xe đò hết chỗ chật cứng, chủ xe bảo hai con tôi muốn đi thì lên mui xe mà "nằm". Bát đắc dĩ chúng phải làm theo. Mấy lần suýt chết khi xe chạy qua nhưng cái "cầu" thấp nhỏ bắc ngang đường, chỉ sơ sẩy một chút là bị vướng gạt ngã xuống đường chỉ có chết, nếu không thì cũng vỡ đầu gẫy chân tay.

Đầu năm 1985 tôi bất thần được gọi tên tha về cùng một số anh em quân nhân. Ngoài tôi không có thêm tên anh bạn văn nghệ sĩ nào. Các anh mừng cho tôi thì ít, lo lắng chán nản thất vọng cho mình thì nhiều. Viên quản giáo trở nên tử tế với tôi, gã chạy vào phòng nói: "Mừng cho anh nhé. Có thuốc men gì cho tớ xin". Tôi cho gã mấy viên thuốc cảm, gã đòi lấy hết nhưng tôi không cho để cho anh em tù nghèo không thăm nuôi.

Trại tù phát cho chúng tôi 50 đồng tiền đi xe, trong khi giá xe về Saigon 150 đồng. Đi bộ từ trại tù ra tới quốc lộ 25 gần 5 cây số. Chúng tôi phải nài nỉ mãi bà chủ xe đò mới "thông cảm" lấy 50 đồng. Xe đày nhóc người ì ạch chạy như rùa bò trên con đường vòng vèo dốc núi cheo leo đầy bất trắc, nguy hiểm. Tôi và ba anh tù đi cùng chuyến xe không một đồng bạc dính túi, phải nhịn đói nhịn khát hai ngày đêm liền cho tới khi về tới nhà ở Saigon. Một anh có "sáng kiến" đem bộ quần áo tù mới tinh được trại tù phát khi tha, gạ bán cho mấy người trên xe để lấy tiền ăn, nhưng đều bị từ chối vì ai cũng sợ xui khi mặc đồ tù.

Rời nhà tù nhỏ ra nhà tù lớn sống mấy năm thì "phong trào HO" nở rộ và tên tuổi bà Khúc Minh Thơ được anh em tù về hết lời ca ngợi công đức. Bà là ân nhân của tù cải tạo. Tôi vì nghèo, tiền ăn không có lấy đâu ra vàng đút lót hối lộ để được đi HO. Nhưng nghe theo lời các bạn đồng nghiệp cũ may mắn thoát sang Mỹ trước, viết thư về khuyên tôi cứ đến đường Nguyễn Du nộp đơn kèm theo những giấy tờ can thiệp (từ trước tới nay) của các tổ chức như Hội Văn Bút Quốc Tế, Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại, Liên Đoàn Ký Giả Quốc Tế, Hội Nhân Quyền...v...v...Nhưng tất cả đều vô vọng. Lần nào cũng vậy, hai lần, tôi "ôm" hồ sơ xin xuất cảnh tới Sở Ngoại Vụ đường Nguyễn Du đều được các viên chức hữu quyền (công an CS) trả lời dứt khoát: "Nhà Nước không có chính sách cho anh xuất cảnh. Bọn lính cũ không có súng ống đâu còn đánh được chúng tôi nhưng với bọn anh chỉ một cây viết vẫn có thể chống phá chúng tôi như các anh đã làm trước đây. Anh nên biết bên đó bọn báo chí phản động nhiều như nấm". Thế là con đường sống bị triệt. Hết hy vọng, hết chờ mong. Tôi đành sống kiếp mạt rệp - một thứ công dân hạng bét - ngay trên quê hương đất nước mình. Nhưng tới cuối năm 1998 tôi được anh bạn nhà văn Hoàng Hải Thủy từ Mỹ gửi thư về báo cho biết tôi và Nhà văn Uyên Thao được bà Khúc Minh Thơ, chủ tịch Hội Bảo Vệ Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam đã tận tình can thiệp với Bộ Ngoại Giao Mỹ để chúng tôi được sang Mỹ định cư. Chính Hoàng Hải Thủy sốt sắng giới thiệu hai chúng tôi với bà Khúc Minh Thơ và cộng tác mật thiết với bà trong công việc vận động. Con đường hy vọng, con đường sống, lại mở rộng trước mắt tôi.

Buổi tối ngày 18 tháng 5 năm 1999 tôi lên máy bay giã biệt quê hương tăm tối sang Mỹ định cư. Tôi lại được sống lại dưới bầu trời tự do dân chủ như tại Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. Tuy nhiên nhiều đêm vẫn giật mình thức giấc vì những ám ảnh não nề thê thảm khốn cùng của những năm tháng tù đầy.
 
THANH THƯƠNG HOÀNG

Tuesday, May 28, 2013

KT/TC.VN

 
Việt Nam ngập trong 'núi' nợ 

HÀ NỘI (NV) .- Trong khi Nhà cầm quyền Hà Nội cả quyết tổng số nợ công của Việt Nam chỉ chừng 55.4% GDP thì Ủy ban Kinh tế của Quốc hội CSVN cho biết, nợ công của Việt Nam đã lên tới 95% GDP.
Trước nay, chế độ Hà Nội vẫn cho rằng, tổng số nợ công của Việt Nam vẫn còn dưới mức 60% GDP và vì vậy, vẫn an toàn.
Nhà cầm quyền CSVN định nghĩa, tổng nợ công là nợ trong nước và nợ nước ngoài của khu vực công, bao gồm nợ của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương nhưng không bao gồm nợ của doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Chỉ có nợ của các DNNN được Chính phủ CSVN bảo lãnh mới được tính vào tổng nợ công.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội CSVN thì tin là cách tính toán nơ công của chính phủ CSVN chưa chính xác. Để có con số chính xác, cần phải cộng thêm cả nợ của hệ thống ngân hàng, nợ của các DNNN, nợ bằng trái phiếu không được chính phủ CSVN bảo lãnh. Với cách tính mà Quốc hội CSVN tin là “như thế mới đúng”, nợ công của Việt Nam hiện chiếm khoảng 95% GDP.

Trong một báo cáo, ghi nhận kết quả nghiên cứu về “Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam”, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội CSVN nhận xét, rủi ro lớn nhất đối với nợ công của Việt Nam không nằm ở những khoản nợ được ghi nhận trên sổ sách, mà tiềm ẩn trong những khoản nợ xấu của khu vực DNNN và rất có thể Việt Nam sẽ phải xuất công qũy để trả.

Đây chính là mầm mống đe doạ tính bền vững của nợ công ở Việt Nam. Hiện nay, khoản nợ của khu vực tư nước ngoài, mà chính yếu là nợ của các DNNN, không được Chính phủ CSVN bảo lãnh đang chiếm chừng 10.6% GDP.

Bên cạnh đó, vào năm 2012, Đề án Tái cấu trúc DNNN của Bộ Tài chính CSVN còn ghi nhận, nợ trong hệ thống ngân hàng của các DNNN xấp xỉ khoảng 16.5% GDP.
Nếu tính hết những yếu tố đó, cộng với các khoản DNNN nợ bằng trái phiếu trong nước, không được Chính phủ CSVN bảo lãnh thì nợ công của Việt Nam xấp xỉ 95% GDP.

Tỷ lệ đó rõ ràng đã vượt xa ngưỡng an toàn (60% GDP) mà các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (World Bank) hay Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) khuyến cáo và bỏ xa tỷ lệ được công bố trên “Đồng hồ nợ công thế giới” của Economist.
Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội CSVN còn cảnh báo rằng, dù nợ nước ngoài có lãi suất thấp song lại hàm chứa nhiều rủi ro về tỉ giá. Sự mất giá của đồng Việt Nam sẽ khiến cho gánh nặng nợ nước ngoài tính theo nội tệ tăng lên.

Hiện nay, các chủ nợ lớn của Chính phủ CSVN là Nhật (chủ 34.3% tổng nợ công) và các tổ chức quốc tế như: IDA (chủ 24.9% tổng nợ công), ADB (chủ 15% tổng nợ công). Mỹ và EU chỉ làm chủ lần lượt là 0.3% và 6.9% tổng nợ của Chính phủ CSVN, tuy nhiên nợ theo đồng tiền của các nước/khu vực này lại chiếm tỉ trọng lớn.
Vì các chủ nợ thường có xu hướng sử dụng những đồng tiền mạnh nên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội CSVN tin rằng, việc vay nợ theo các đồng tiền mạnh khiến nợ nước ngoài chịu rủi ro cao khi chúng có xu hướng lên giá theo thời gian.

Chẳng hạn, từ đầu năm 2010 đến giữa năm 2011, ba đồng tiền chủ chốt là EUR, USD và JPY trong giỏ nợ nước ngoài của Việt Nam đã lên giá lần lượt khoảng 12%, 13% và 26% so với VND. Điều này đồng nghĩa với gánh nặng nợ nước ngoài tính theo nội tệ tăng chóng mặt và gây sức ép đối với thâm hụt ngân sách và chính sách tiền tệ.

Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội CSVN nhận định, việc tiếp cận các nguồn thông tin chính thống và cập nhật về nợ công, nợ nước ngoài và nợ của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam là hết sức khó khăn. Bản tin Nợ nước ngoài của Bộ Tài chính, phát hành 6 tháng/lần chỉ phản ánh sơ sài về thống kê nợ nước ngoài cho tới hết năm 2010. Các thống kê khác về nợ công trong nước và đặc biệt là nợ của khối DNNN đều không được công bố chi tiết và chính thống.

Thành ra, thách thức đầu tiên trong việc quản lý nợ công của Việt Nam là xây dựng một hệ thống cung cấp và quản trị thông tin nợ công/nợ nước ngoài một cách minh bạch và nhanh chóng. (G.Đ)

@nguoiviet

Thơ Trần Song Giang

 
Rạng ngời cô gái Việt
 
 
Em đứng đó rạng ngời cô gái Việt.
Nét hồn nhiên nhưng khí phách Triệu Trưng
Không yếu mềm, chẳng muốn sống dửng dưng
Trước hiểm họa ngoại xâm từ phương Bắc
Và bất công từ lũ hèn với giặc
Xưa tiền nhân từng phất ngọn cờ đào
Nay vải trắng mang máu hận dâng trào
Lời đanh thép “cút khỏi Biển Đông, Tàu khựa”
Một dòng chữ lóe muôn ngàn ánh lửa
Sáng niềm tin trong bóng tối Việt Nam
Làm kinh hoàng cho những bọn quan tham
Tuổi trẻ giờ bắt đầu trang sử mới
Đường em đi là con đường bước tới
Ngục tù kia cùng những cảnh đọa đày
Chẳng sờn lòng vì đã thấy ngày mai
Ngàn ánh lửa thắp rồi sẽ không tắt
Tuổi trẻ hôm nay là mặt mừng tay bắt
Nay Saigon mai Hà Nội Nha Trang
Từ hải ngoại về đến tận thôn làng
Tuổi yêu nước đang nối vòng tay lớn
Cơn sóng ngầm đã bắt đầu gờn gợn
Khí anh linh với sông núi hồn thiêng
Phảng phất đâu đây , lẩm liệt Phương Uyên
Vẫn đứng thẳng, rạng ngời cô gái Việt

 
Trần Song Giang

Monday, May 27, 2013

Boston Marathon


Chạy nửa dặm cuối cùng
cho Boston Marathon 
 
BOSTON (NV) - Hàng trăm người, bao gồm các vận động viên và nạn nhân trong vụ nổ bom tại Boston, tề tựu về lại thành phố này vào ngày Thứ Bảy, chạy nốt nửa dặm cuối cùng.( Các vận động viên không có cơ hội hoàn tất cuộc đua marathon tại Boston hôm 15 Tháng Tư tham gia chạy nửa dặm cuối cùng vào ngày 25 Tháng Năm. (Hình: AP Photo/Winslow Townson)

Boston Marathon được xem là hoàn tất!

Bản tin của AP kể rằng, cô Rosy Spraker chỉ còn cách đích đến khoảng chừng nửa dặm thì vụ nổ xảy ra. Mặc dầu Rosy chưa hoàn tất cuộc thi - đây là lần thứ bảy cô tham dự cuộc đua này - cô vẫn nhận được một huy chương được gởi về tận nhà.

“Bây giờ thì tôi có cảm giác là mình thật sự hoàn tất cuộc đua, và xứng đáng được nhận huy chương này.” Rosy là một trong số hàng trăm vận động viên khác cùng tham gia vừa chạy, vừa đi bộ, trong nửa dặm cuối cùng của cuộc đua.

Vụ nổ hôm 15 Tháng Tư ở gần đích đến của cuộc đua marathon Boston khiến 3 người thiệt mạng và hơn 260 người bị thương.

Ðến sáng Thứ Bảy, 25 Tháng Năm, tổng cộng ba ngàn người, vừa vận động viên, vừa nạn nhân, tề tựu cùng nhau, dưới cơn mưa nhỏ, hoàn tất nửa dặm cuối cùng của cuộc thi marathon có lịch sử lâu đời nhất thế giới.

Cuộc đua mang tên “OneRun”.

“OneRun” được tổ chức để vinh danh các nạn nhân và nhân viên y tế tham gia cấp cứu trong ngày vụ nổ xảy ra.
Ðại diện ban tổ chức, bà Kathleen McGonagle nói rằng, “Với những vận động viên không có cơ hội chạy chặng cuối cùng, thì đây là cơ hội để họ có được kinh nghiệm của dặm đường cuối cùng, dặm đường mà người ta đã tước đi của họ.”

Ðối với nhiều người khác, tham gia “OneRun” cũng là một cơ hội tìm đến an bình sau hàng loạt biến cố khủng khiếp của ngày 15 Tháng Tư.

“Tôi vô cùng xúc động khi tham gia chạy nửa dặm đường cuối cùng này, và được chứng kiến mọi người cùng reo hò hân hoan.” Một vận động viên bày tỏ cảm xúc. “Rất nhiều nước mắt; và sẽ tiếp tục còn những giọt nước mắt hạnh phúc khác.”

Nhiều công ty lớn đã gởi tiền hiến tặng cho cuộc đua, cho dầu “OneRun” không nhằm mục đích gây quỹ. Sau khi trừ mọi chi phí, có tiền dư sẽ được cho vào một quỹ từ thiện để giúp các nạn nhân vụ nổ bom. (Ð.B.)

Saturday, May 25, 2013

Sân khấu

 
Chuyện vui làng sân khấu:
Tú Trinh và Huỳnh Thanh Trà
 
n giả truyền hình thời kỳ trước 1975 quá quen thuộc với hình ảnh của nữ kịch sĩ Tú Trinh và tài tử chiếu bóng Huỳnh Thanh Trà, bởi cả hai thường xuất hiện trên màn ảnh nhỏ này. Thế nhưng có mấy ai rõ được đã có một chuyện xảy ra liên quan đến hai người, chẳng khác gì một màn kịch sống động, và thiên hạ nói nếu như câu chuyện thật này được đưa lên sân khấu, trên sàn quay của đài truyền hình thì chắc rằng cả hai sẽ nổi tiếng nhiều hơn gấp bội. Vậy trước khi đề cập đến câu chuyện kia, cũng cần biết qua về quá trình hoạt động văn nghệ của hai kịch sĩ đã một thời được khán thính giả ai mộ.

Nữ kịch sĩ Tú Trinh


Trước hết nói về Tú Trinh, nữ diễn viên thoại kịch và điện ảnh có tiếng nói sang cả dễ thương, cô đã cho báo chí biết rằng sở dĩ có được nghề là nhờ thời gian học ở trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ.

Trước tiên người ta thuê cô chuyển âm phim, và về thoại kịch thì Tú Trinh đã lên sân khấu lần đầu tiên trong đại nhạc hội Kim Cương, và sau đó gia nhập ban kịch “Sống” của Túy Hồng.

Nữ kịch sĩ Tú Trinh là con của nhạc sĩ Chín Trích, (một danh cầm đờn cò), cô có nước đã đen gần như Chà Và, song nàng lại có duyên và đóng kịch rất khá, được thiên hạ tặng cho biệt danh “nàng Công Chúa Ấn Độ”. Tú Trinh không buồn gì trước cái biệt danh đó, trái lại nàng còn nói:

“Chính người yêu của em cũng bảo là ảnh yêu em tại nước đa đen ngòm của em đó...”

Tú Trinh đã có lần tiết lộ chính nhờ màu da bánh mật ấy mà người yêu của cô cưng như trứng mỏng. Khi xuất hiện trên màn ảnh nhỏ, Tú Trinh thường hay đóng vai những cô gái tuổi vừa tròn mộng với bộ bà ba rất là mộc mạc. Với dáng dấp ấy và nụ cười quyến rũ ấy, Tú Trinh đã khiến nhiều chàng ái mộ, si mê. Thế nhưng, người ta vỡ mộng khi gặp con người thật của Tú Trinh ngoài đời rất “chì”. Ra đường Tú Trinh thích mặc đầm mà đầm mi ni mới ác, chớ không hề thấy nàng khép nép trong bộ bà ba như trên TV bao giờ.

Thỉnh thoảng Tú Trinh cũng có hát cải lương. Có lần trên truyền hình nàng đóng một vai khá quan trọng trong vở hát “Kẻ Đội Mồ” do Hội Nghệ Sĩ Ái Hữu thực hiện. Người xem trông đợi và lắng nghe Tú Trinh ca cổ nhạc như thế nào. Nhưng rất tiếc, vai trò của Tú Trinh diễn bằng... nước mắt nhiều hơn ca. Cô khóc nhiều quá! Hễ xuất hiện là khóc, có thể nói đụng tới là... khóc.

203522262-250.jpgKể ra Tú Trinh khóc cũng hay lắm, cô khóc sướt mướt, nước mắt nước mũi đổ giọt. Do đó, vai tuồng của Tú Trinh có ca nhiều trong đó có vọng cổ nữa, song vì khóc bù lu bù loa, mà ca không ra bài bản nào, và khán giả cũng không nghe được gì để nhận xét Tú Trinh ca cổ nhạc ra sao?(Nghệ sĩ Tú Trinh và Cao Phi Long vào đầu thập niên 80. Courtesy tivituansan)

Vai tuồng bắt buộc diễn viên phải khóc. Phần khác, Tú Trinh là cô gái nhạy cảm và đa cảm, nên đóng vai trò mà phải khóc là cô khóc thật tình, nước mắt ràn rụa. Khi gặp vai tuồng gay cấn làm xúc động diễn viên như vai Mai trong “Kẻ Đội Mồ”, Tú Trinh khóc đến can không nổi. Có một bà khán giả xồn xồn lên tiếng:

“Cái cô này “mít ướt” quá xá ta!”

Một bà khác nói:

“Nếu thi khóc tay đôi với Kim Cương, chắc Tú Trinh về... hạng nhì.”

Câu nói đùa của bà này khiến cho khán giả truyền hình hôm bữa đó cười rần lên.

Sau 1975 trong một video tuồng Tô Ánh Nguyệt, Tú Trinh đóng vai vợ chàng Minh cũng có ca 1, 2 câu vọng cổ gì đó cũng khá.

Diễn viên Huỳnh Thanh Trà


Đó là sơ qua về tài nghệ của Tú Trinh, còn Huỳnh Thanh Trà thì sao? Chàng này cũng nổi tiếng không kém. Nếu như có ca sĩ tân nhạc bước sang qua địa hạt cải lương để rồi nổi tiếng nhờ bộ môn nghệ thuật này như trường hợp Hùng Cường, thì cũng có người theo học cải lương, xuất thân từ trường đào tạo cải lương thì lại nên danh nhờ... điện ảnh, đó là Huỳnh Thanh Trà, tài tử chánh đóng cặp với Thanh Nga trong phim “Loan Mắt Nhung”.

Nhưng lúc bấy giờ có nhiều người tự hỏi Huỳnh Thanh Trà xuất thân từ đâu, học trường lớp nào mà lại nhảy vô làm tài tử chánh trong cuốn phim, mà theo dư luận lúc bấy giờ thì số thu rất cao ở nhiều rạp trong đô thành và các tỉnh.

Khi phim “Loan Mắt Nhung” ra đời, cái tên của Huỳnh Thanh Trà cũng theo đó mà lên, chớ trước đó thiên hạ đâu có biết Huỳnh Thanh Trà là ai, báo chí cũng không nói tới tên bao giờ, do vậy mà đã không ít người cho rằng Huỳnh Thanh Trà may mắn giống như trúng số vậy. Tóm lại là khán giả chưa đánh giá cao tài năng của anh.

Thế nhưng, nếu ngược về quá khứ để tìm hiểu Huỳnh Thanh Trà thì người ta sẽ thấy bước đường nghệ thuật mà anh đạt được không phải là do một sự may mắn tình cờ, mà là cả một quá trình học tập nghề nghiệp có căn bản vững vàng, chớ không phải khơi khơi mà nhảy vô làm tài tử điện ảnh như nhiều người lầm tưởng.

Cũng như Tú Trinh, những năm đầu của thập niên 1960, Huỳnh Thanh Trà là học viên của trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sài Gòn và tốt nghiệp lớp đào tạo nghệ sĩ sân khấu cải lương ở đây, có nghĩa là anh xuất thân là môn đệ của những Năm Châu, Duy Lân, Năm Nở...

Năm 1966 lúc Huỳnh Thanh Trà ra trường lại là lúc có đoàn Ánh Chiêu Dương của Năm Châu ra đời, và Huỳnh Thanh Trà lúc bấy giờ với cái nghệ danh Dạ Khách đã gia nhập đoàn hát ngay từ buổi đầu mới thành lập, và chỉ đóng vai phụ, nhưng rồi đoàn này chẳng sống được bao lâu thì rã gánh. Kế đó Dạ Khách lại đi gánh Thiên Hương, rồi thì cũng bị cảnh gánh hát rã.

Người ta nói có lẽ Huỳnh Thanh Trà không có duyên với cải lương hay sao, chớ trước đó đào Phương Ánh cũng xuất thân từ trường lớp này, và được lên sân khấu lớn Thanh Minh Thanh Nga, đóng vai chánh gái bán ba, trong tuồng “Gái Bán Ba”. Nhưng rồi cũng do lận đận với cải lương, đổi tên là Huỳnh Thanh Trà. Nhờ đam mê nghệ thuật, dù cải lưng hay điện ảnh, ai mời đâu đóng đó.

Một ngày đẹp trời nọ Huỳnh Thanh Trà lọt vào cặp mắt nghề nghiệp của đạo diễn Lê Dân, và bước đường nghệ thuật của anh ta đã có dịp đi lên. Đạo diễn Lê Dân đã chọn Huỳnh Thanh Trà thủ vai chính trong phim Loan Mắt Nhung rồi nổi tiếng luôn, và cũng kể từ đó cái tên Dạ Khách đã lui về dĩ vãng.

Như đã nói Huỳnh Thanh Trà và nữ kịch sĩ Tú Trinh là bạn đồng môn ở trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ. Thời gian sau Huỳnh Thanh Trà gia nhập cán bộ xây dựng nông thôn, và cùng phục vụ trong ban văn nghệ với Tú Trinh, do vậy mà họ rất thân với nhau. Lúc cộng tác với đài truyền hình thì có một câu chuyện xảy ra khiến ai nghe qua cũng cười.

Số là có một hôm tại đài truyền hình bỗng rần lên xôn xao, do cái tát tay của Tú Trinh giáng vào mặt Huỳnh Thanh Trà là người ta đồn ầm lên rằng là tại Tú Trinh ghen Huỳnh Thanh Trà mới ra nông nỗi. Họ có yêu nhau hay không thì mấy ai hiểu cho thấu đáo.

Thiên hạ nói hễ ghen là có yêu, vậy thì Huỳnh Thanh Trà có yêu Tú Trinh không và Tú Trinh ghen với ai đây? Thế nhưng, Tú Trinh thì bảo rằng sở dĩ cô tát tay Huỳnh Thanh Trà, chỉ vì anh này đã dám công khai bảo với mọi người rằng cô đã có lần sexy trăm phần trăm cho các tay tổ nào đó xem chơi. Tình thật, theo giới am hiểu đầu đuôi câu chuyện thì bảo rằng hôm đó Tú Trinh thay đồ trong Huỳnh Thanh Trà vô tình nên đã thấy...

Nếu như thấy rồi mà im luôn một mình biết mà thôi thì đâu có chuyện gì. Đằng này chàng ta lại đem nói với người nào đó, rồi thì một đồn mười, mười đồn trăm và rồi cả đài truyền hình ai cũng biết. Thiên hạ suy diễn thêm bớt đủ thứ về cái chuyện sexy ấy, do đó Tú Trinh tức quá, nổi nóng giáng cho anh chàng xấu miệng Huỳnh Thanh Trà một tát tay đau điếng.

Lúc ấy tại quán cà phê gần đài truyền hình, thiên hạ không ngớt bàn tán về cái “thấy” của Huỳnh Thanh Trà. Có người chê Huỳnh Thanh Trà quá dở, nếu đã thấy thì coi như có dịp được xem một màn vũ sexy do nữ kịch sĩ nổi danh đóng thì còn gì hơn chớ! Dễ gì được coi, lại coi không mất tiền nữa...

Rồi người khác lại nói bởi thấy cái đó nên xui xẻo, bị ăn tát tay cũng đúng thôi! Nhưng ngược lại cũng có người cho rằng “hên” lắm lắm. Nhưng không biết chàng ta thấy được sexy bao nhiêu phần trăm? Nếu như chỉ thấy chút chút mà ăn tát tay thì có hơi đắt. Còn như thấy... hết trơn trọn gói thì đáng đồng tiền bát gạo, ăn một tát tay cũng còn rẻ chán!

Cách đây khoảng 2 năm, Tú Trinh từ Việt Nam ra hải ngoại tham gia văn nghệ, do được ban kịch “Sống” của Túy Hồng mời góp mặt trong vở “Đoạn Tuyệt” phỏng theo tác phẩm cùng tên của văn hào Nhất Linh. Tôi có gặp Tú Trinh ở Little Sài Gòn, miền Nam California tại một buổi tiệc do kịch sĩ Túy Hồng mời. Thế nhưng, lúc ấy tôi lại quên hỏi Huỳnh Thanh Trà hiện nay ra sao? Có còn làm nghệ thuật gì nữa không? Nếu hỏi thì chắc gì được trả lời !
 
Ngành Mai

 

Friday, May 24, 2013

Cựu chiến binh


Cựu chiến binh Mỹ
 tại Việt Nam hội ngộ sau 40 năm  


YORBA LINDA, California (NV) Con đường Yorba Linda được trang trí với cờ bay phất phới nhân dịp gặp gỡ kỷ niệm 40 năm của các cựu chiến binh Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam tổ chức tại thư viện mang tên cựu Tổng Thống Richard Nixon vào lúc 1 giờ trưa Thứ Năm.(Mọi ngườivẫy tay reo hò chào đón đoàn xe tới. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)
Dân chúng từng nhóm tụ họp hai bên đường, cầm cờ để đón chào đoàn xe bus, gồm 8 chiếc chở hàng trăm cựu chiến binh từ khắp nơi về hội ngộ.

Đoàn xe bus rời xa lộ 57, tiến vào sân trước của thư viện được mở đường bằng hàng chục chiếc xe mô tô mang cờ Hoa Kỳ, cờ cựu tù binh chiến tranh.

Trước lối vào thư viện, thảm đỏ trải dài, cờ xí và các tình nguyện viên mặc áo đỏ sẵn sàng để ghi danh những cựu chiến binh Hoa Kỳ không dùng xe bus.

Bên phải là ban nhạc của trung học Villa Park chơi liên tục các bài quân nhạc.

Các tràng pháo tay bắt đầu vang lên khi các xe mô tô và xe bus đi ngang qua. Mọi người hớn hở, tay cầm lá cờ Hoa Kỳ nhỏ do ban tổ chức phát.(Ông Larry Chesley, phi công, cựu tù binh chiến tranh và vợ là bà Judy. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

“Richard Nixon Foundation chân thành cám ơn và chào mừng các cựu chiến binh, sở cảnh sát, sở cứu hỏa và mọi người hiện diện. Nếu Tổng Thống Nixon còn sống chắc ông cũng sẽ ca ngợi lòng yêu nước của từng quý vị,” ông Sandy Quinn, chủ tịch của Richard Nixon Foundation, tuyên bố trước hàng trăm cựu chiến binh Hoa Kỳ và gia đình.

Đặc biệt, cùng đứng chào đón các cựu chiến binh còn có ông Ed Nixon, bào đệ của Tổng Thống Richard Nixon; ông Christopher Cox Nixon, cháu nội của Tổng Thống Nixon.(Từ trái) Ông Christopher Cox Nixon, Ed Nixon và Chủ Tịch Sandy Quinn. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

“Từ bé, tôi đã nghe gia đình nói đến sự anh hùng, sự can đảm và sự dũng cảm thể hiện nơi các cựu tù binh chiến tranh. Chúng tôi luôn đo lường sự anh hùng, sự can đảm và sự dũng cảm bằng những gì quý vị đã làm ở Hà Nội thời đó,” ông Christopher Cox Nixon nói.

Một cựu tù binh trong chiếc áo T-Shirt màu đen với huy hiệu POW từ tiểu bang Idaho đến tham dự cùng vợ, ông Larry Chesley, 74 tuổi, chia sẻ: “Tôi là trung úy phi công, khi ấy 24 tuổi. Tôi còn nhớ máy bay của tôi bị trúng đạn, bốc cháy và rơi vào Tháng Tư, 1966. Tôi bị gãy 3 chiếc xương phía sau lưng.”
“Tôi bị bắt ngay khi rớt xuống đất. Tôi ở tù 2494 ngày trong nhà tù 'Hanoi Hilton'. Tôi sụt mất 65 pounds và cân nặng dưới 100 pounds khi được thả. Tôi bị bệnh 'beri beri' ảnh hưởng đến thần kinh nhưng không có thuốc men,” người cựu tù kể.

“Trong 4, 5 tháng dài, tôi sống biệt giam một mình trong chu vi 3x6 ft. Diện tích chỗ ở nhỏ nhất trong đời tôi,” ông tỏ vẻ xúc động, ôm vai vợ.

Tuy nhiên, ông bày tỏ: “Tôi không hề ghét người lính của bất cứ bên nào, Bắc hay Nam Việt Nam vì họ chỉ chiến đấu cho quốc gia của họ. Trong tù chúng tôi viết chữ tắt 'GBU' để nhận diện nhau là người Mỹ, có nghĩa là 'God Bless You', xin' Thượng Đế Ban Phước Cho Bạn'Người lính năm xưa luôn sống trong kỷ niệm tự hào và hạnh phúc khi đã cống hiến cho tổ quốc.( Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)
“Dù sao thì tôi cũng rất may mắn nên tôi có tên Lucky Chesley,” ông nói.
Một cựu chiến binh khác, tuy không bị tù nhưng ông vẫn không sao quên được thời gian tham chiến ở Việt Nam.

“Tôi còn nhớ hôm ấy là ngày sinh nhật 21 tuổi của tôi. Tôi thoát chết diệu kỳ. Đạn của địch chỉ cách tôi có hơn một gang tay thôi. Lúc ấy tôi đang ngồi bê khẩu đại liên 50. Tôi bị bắn sẻ,” ông Santo Pagano, Jr, 66 tuổi, cư dân Yorba Linda, nói.

Một cựu chiến binh khác dù chưa bị bắt làm tù binh nhưng phục vụ hai năm 1966-1968 ở Chu Lai và Đà Nẵng, ông Michael Lynn, 69 tuổi ở Yorba Linda, kể: “Tôi trải qua một thời gian rất có ý nghĩa, nhất là ở vùng quê Việt Nam. Người Việt rất hiền lành. Tôi có lần được gặp ông Nguyễn Cao Kỳ ở Westminster.”Những người Mẹ, vợ và người thân đón mừng các cựu chiến binh trong ngày hội ngộ.( Hình: Dân Huỳnh/Người Việt)

Ngoài các cựu chiến binh, còn có gia đình tham dự.

Cô bé Sydney Borrego, 10 tuổi, học lớp 4 trường Fairmont Elementary, Yorba Linda, cầm bảng “Welcome Home Captain USN Dale Raebel”, e dè nói: “Em muốn gặp người cựu chiến binh để có dịp chào họ. Hôm nay bà ngoại cho em trốn học để đến đây tham dự.”

Các cựu chiến binh được chia làm nhiều nhóm và được những tình nguyện viên của Thư Viện hướng dẫn đi thăm và giải thích về cuộc đời và sự nghiệp của cựu Tổng Thống Nixon.

Richard Nixon Foundation là một tổ chức phi lợi nhuận nằm trong khuôn viên của Thư viện và Viện Bảo Tàng Tổng Thống Richard Nixon, tọa lạc tại 18001 Yorba Linda Blvd., Yorba Linda.

Viện Bảo Tàng mở cửa hàng ngày 10AM-5PM và Chủ Nhật 11AM-5PM. Để biết thêm thông tin về các sự kiện hoặc triển lãm, vui lòng gọi (714) 993-5075 hoặc vào trang nhà tại
http://www.nixonfoundation.org/.

 LinhNguyen
@nguoi-viet.com

Thursday, May 23, 2013

Thơ TRẦN KIÊU BẠC


 
VỀ PHƯƠNG NAM, DẤU CHÂN KHÔNG LẠ
 
Video: Về phương nam
(Viết nhân 400 năm Chúa Nguyễn Hoàng tạ thế 1613-2013)

Phải đi về Nam, phương Nam thôi
Thấy vạt cỏ xanh phủ chân trời
Hạt giống vươn lên chừng bất tận
Nẩy mầm theo những giọt mưa rơi !

Đi về phương ấy, theo phương ấy
Mỗi chặng đường đi vẹt dấu chân
Khai mở non sông tràn sóng dậy
Không cần ngày tháng, chỉ cần năm

Thức dậy đêm nay, cùng thức dậy
Theo sau Chúa Nguyễn cuối cuộc đời
Lộng lẫy đường đi qua mở cõi
Miệt mài chân tới chẳng quay lui

Mong ước phương Nam trời yên ả
Sẽ gặp nhau, mừng, vượt chông gai
Ngàn cây sẽ mọc, hoa chen nở
Theo niềm hy vọng đã ươm đầy

Ngoái lại nhìn xa nơi xuất phát
Thấp thoáng buồn hiu những nấm mồ
Nhưng cuộc sống nầy vừa đổi khác
Như đã giã từ khúc hoang sơ

Theo chân Chúa Nguyễn đến phương Nam
Nơi trăng chưa khuyết đã đêm rằm
Đêm nào trăng cũng tròn vành vạnh
Đất màu nuôi giấc ngủ thênh thang

Thắp vội nén hương trời bái vọng
Cúi đầu đa tạ đấng Thiên Nhan
Rạch đất mở đường chân không lạ
Thế hệ mai sau mãi vững vàng !

TRẦN KIÊU BẠC
May,14.2013

Wednesday, May 22, 2013

2013 Oklahoma storm


Cô giáo gốc Việt trở thành
người hùng ở Oklahoma

Một ngày sau khi lốc xoáy tàn phá nhiều ngôi nhà và cướp đi sinh mạng hàng chục người ở thị trấn Moore, Oklahoma, các nhân viên cứu hộ tìm thấy một phụ nữ trong đống đổ nát ở Trường tiểu học Plaza Towers, một trong những trường học bị phá hủy đầu tiên bởi cơn lốc xoáy hung hãn. Sau đó họ càng bất ngờ khi phát hiện thêm hai học sinh sống sót nhờ vòng tay che chở của cô giáo trên.(Cô giáo Jennifer Doan đang điều trị tại bệnh viện địa phương – Ảnh: CBS)
 
Đang nằm trên giường bệnh với xương ức, xương sống bị nứt và chi chít vết trầy xước, cô Jennifer Doan (30 tuổi) kể với phóng viên CBS News bằng giọng nói đứt quãng: “Tôi bảo các em ấy ngồi xuống, không có ánh sáng lúc ấy và các em rất sợ hãi. Tôi dùng cánh tay che chở cho những học sinh đứng kế bên”.
 
Theo lời kể trong nước mắt của cô Jennifer, có một học sinh lớp 3 bị chôn vùi ngay bên cạnh cô và ngay khoảnh khắc kinh hoàng đó, cô chỉ biết làm những gì con tim mách bảo. “Tôi bảo em ấy giữ bình tĩnh vì họ (những người cứu hộ) sẽ đến. Nhưng em ấy liên tục nói với tôi em ấy thở không được và không muốn chết” - Jennifer nhớ lại.
 
Jennifer nói cô thật sự không nhớ cô và bọn trẻ đã ở bên dưới đống đổ nát bao lâu, chỉ nhớ một ai đó đến và đào bới phía trên đầu cô rồi sau đó chìa tay kéo cô lên.
 
Chị Kelly Tran, một cư dân gốc Việt ở Oklahoma, trả lời Tuổi Trẻ Online qua điện thoại rằng việc cô giáo Jennifer Doan có thể sống sót và vẫn giữ được tinh thần để che chở cho học sinh của mình là một việc thần kỳ.
 
“Bạn của tôi sống trong khu nhà ngay đối diện trường học của chị Jennifer và cô ấy diễn tả tiếng gầm rú của cơn lốc xoáy là không thể tưởng tượng được. Kể cả nhiều người làm storm chaser (những người truy đuổi lốc xoáy) chuyên nghiệp cũng nói họ chưa bao giờ nhìn thấy một trận lốc xoáy nào kinh hoàng hơn” – Kelly cho biết.
 
“Đây là một câu chuyện chắc chắn sẽ đọng lại trong lòng cư dân Oklahoma trong thời gian rất dài” – chị khẳng định.
 
Chị Kelly còn nói chị mới hoàn tất khóa huấn luyện do Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ tổ chức để có thể chính thức trở thành tình nguyện viên cứu hộ các nạn nhân lốc xoáy tại Oklahoma.