Wednesday, March 18, 2009

Người Việt Quốc Gia


NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐỘC TÀI CỌNG SẢN
(Tiếp theo)

Cũng trong thời kỳ này,ở đầu thế kỷ 20,xuất phát từ lòng yêu nước chống Pháp,và dựa trên nền tảng của chủ nghĩa dân tộc mà Vua Thành Thái đã hướng dẫn,các sĩ phu Việt Nam nổi tiếng sau đó như Trần Qu‎ý Cáp,Trần Cao Vân,Thái Phiên,Huỳnh Thúc Kháng,Lương Ngọc Can,Nguyễn Tiểu La,Dương Bá Trạc…tùy theo hoàn cảnh riêng,đã có những hoạt động kiên cường chống Pháp ,trên ba miền cá biệt của đất nước từ hậu quả của các hiệp ước năm 1874 và năm 1884 :

- Nam kỳ là thuộc địa của Pháp(Cochichina),
- Bắc kỳ(Tonkin) theo chế độ cai trị nửa thuộc địa,nửa bảo hộ.
- Trung kỳ(Annam) thuộc vương triều Nguyễn,dưới sự bảo hộ của Pháp,chỉ gồm phần đất từ tỉnh Bình Thuận đến tỉnh Thanh Hóa.

Từ những điều kiện khác biệt của ba miền về chính trị,văn hóa,xã hội,kinh tế…mà người Pháp đã thực sự cai trị vững chắc nước ta,không còn như buổi đầu của những năm sau 1858 khi mới xâm chiếm ,nên các phương sách phải đáp ứng hiện tình,và là thử thách quan trọng nhất trong các khuynh hướng chọn lựa nhằm phù hợp với bối cảnh Việt Nam,cùng tình hình chính trị quốc tế đương thời trong mục đích chống thực dân Pháp dành độc lập hữu hiệu hơn.Tiêu biểu,có hai phương sách chiến lược đặc biệt nỗi bật cá biệt,đó là trường hợp của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh,hai nhân vật cùng thời sáng chói nhất. Trong cuốn Tự phán,Phan Bội Châu viêt về Phan Châu Trinh:"chính kiến vẫn trái nhau, mà ý khí lại rất ưa nhau"

Tuy cùng mục đích là chống Thực dân Pháp,nhưng Phan Bội Châu chủ trương bí mật vũ trang bạo động,trái lại Phan Châu Trinh chủ trương hoạt động công khai,tùy theo luật pháp đương thời.Cả hai chủ trương tuy khác nhau này đã là nền tảng căn bản và hữu hiệu,tùy giai đọan,hoặc song hành hoặc biệt lập,bổ túc cho công cuộc chống Pháp trong suốt hơn 50 năm,cho đến khi dân tộc ta dành được độc lập vào năm 1949
.

Phan Bội Châu và chủ trương bí mật vũ trang bạo động chống Pháp.

Phan Bội Châu(1867-1940) là nhà ái quốc hàng đầu của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20,tuân theo truyền thống vũ trang chống Pháp của phong trào Văn Thân và Cần Vương,chủ trương:

-tiếp tục chống pháp bằng phương sách bí mật vũ trang bạo động mưu cầu độc lập cho đất nước.
-vì thực lực quân dân ta yếu ,nên phải liên kết và cầu viện nước ngoài tùy giai đoạn,đặc biệt là Trung Hoa và Nhật Bản,qua phong trào Đông Du (1905-1909),cũng như thăm dò sự hổ trợ của nước Đức và Liên Xô.
-Bước đầu chủ trương tôn quân,tiến tới một nền quân chủ lập hiến.
-Thành lập Việt Nam Duy Tân hội năm 1904 tôn Cường Để làm minh chủ.
-Thành lập Việt Nam Quang Phục Hội năm 1912,sửa đổi với tôn chỉ ” khôi phục Việt Nam,kiến lập Việt Nam Cọng Hòa dân quốc”,được Cụ viết trong quyển Tân Việt Nam .

Năm 1905,Phan Bội Châu xuất dương qua Nhật tìm kiến sự hổ trợ,đặc biệt gửi du học sinh đến Nhật học tập qua phong trào Đông Du để tìm con đường cứu nước lâu dài.Biết thế nên,năm 1907,Pháp ký với Nhật hiệp ước tương trợ,yêu cầu người Nhật trục xuất các du học sinh thuộc phong trào Đông Du.Thêm vào đó,mười năm sau,năm 1920 tại Trung Quốc,Phan Bội Châu cũng đã dò dẫm tìm hiểu người Nga,trong mục đích giúp cách mạng Việt Nam,chính Cụ Phan viết trong cuốn Tự phán, đó là việc Cụ đã tiếp xúc với hai nhân viên cao cấp của Liên Xô tại Tòa đại sứ nước này ở Bắc Kinh là Grigorij và Voitinsky, nhờ giúp đỡ đưa du học sinh Việt Nam sang du học tại Liên Xô Cuối cùng mọi sự không thành vì Phan Bội Châu không chấp nhận điều kiện phải tuân theo chỉ thị của cộng sản quốc tế.

Cũng trong thời gian này,uy tín của Cụ ở trong và ngoài nước lên cao như một vì sao sáng chói,và nhân dân Việt Nam đang chờ đợi trong ủy thác lòng tin ở Cụ trong vận mệnh cứu nước thì,bất hạnh thay khi đang lúc hoạt động cách mạng tại Trung Hoa,Cụ đã bị lãnh tụ cọng sản Hồ Chí Minh bán đứng cho thực dân Pháp để lấy 100.000 quan tại Quảng Châu.Cụ bị thực dân Pháp lên án tử hình tại Hà Nội,nhưng sau đó,do dân chúng cả nước biểu tình phản đối mạnh mẻ và quyết liệt,thực dân Pháp đã hạ án tử hình xuống chung thân,và an trí Cụ tại Bến Ngự-Huế từ năm 1926 cho đến khi Cụ qua đời năm 1940.

Cùng với ý chí cương quyết và từ tinh thần yêu nước của vua Thành Thái,khuynh hướng chống Pháp bằng vũ trang bạo động của Phan Bội Châu được ủng hộ mạnh mẽ và triệt để bởi sự uất hận của toàn dân mặc dầu vẫn kinh qua được kinh nghiệm xương máu từ những thất bại của các sĩ phu Việt Nam trước đó,và tiếp tục với các ghi nhận lịch sử :

- Cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám từ năm 1883 đến năm 1913
- Cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng từ năm 1885 đến năm 1895
- Vụ Hà Thành đầu độc năm 1908
- Cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân tại kinh thành Huế năm 1916 cùng Thái Phiên,Trần Cao Vân do Việt Nam Quang Phục hội tổ chức.
- Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên của Trịnh văn Cấn và Lương Ngọc Quyến năm 1917.
-Vụ Phạm Hồng Thái ném bom ám sát hụt viên toàn quyền Martial Merlin tại Quảng Châu-Trung Hoa năm 1924 .
- Cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng do đảng trưởng Nguyễn Thái Học lãnh đạo năm 1930...

Khuynh hướng bạo động chống Pháp bằng vũ trang sau cùng tại Bắc kỳ do Việt Nam Quốc Dân đảng chủ động,với 13 liệt sĩ phải lên đoạn đầu đài là một thất bại quá lớn lao ,trong bối cảnh toàn trị của thực dân Pháp,là kinh nghiệm đau thương buộc các sĩ phu Việt Nam có khuynh hướng xét lại,nhằm từ bỏ sách lược chống Pháp bằng vũ trang bạo động,hao tổn nhân lực và tài lực quá đổi ,trong khi công cuộc dành độc lập ắt còn phải lâu dài.

Tại đây,cũng nên ghi nhận thêm rằng tình hình quốc tế có nhiều biến chuyển sau hậu quả của thế chiến thứ nhất,cùng với những khuyến cáo của Hội Quốc Liên về bang giao quốc tế,tránh vũ trang xung đột giữa các nước,sự thành lập quốc tế cọng sản và các chi bộ đảng cọng sản tại các nước trên thế giới,sự suy thoái kinh tế toàn cầu năm 1929…đã ảnh hưởng sâu rộng tình hình Việt Nam cũng như nước Pháp.Riêng tại quốc nội,trong năm 1926 có 2 sự kiện ảnh hưởng lớn lao đến công cuộc chống Pháp,đó là cụ Phan Châu Trinh qua đời vì bệnh phổi tại Saigon và cụ Phan Bôi Châu bị quản thúc tại Huế.

Bởi lẽ đó,sau năm 1930 phong trào chống Pháp bằng phương sách bí mật vũ trang bạo động không còn và các nhà yêu nước,các lãnh tụ đảng phái,trí thức và quần chúng đã xem xét lại phương sách đấu tranh công khai,cũng đã cùng thực thi ngay từ đầu thế kỷ,và đã đồng tâm chuyển hẳn qua chủ trương đấu tranh công khai hợp pháp dành độc lập của Phan Châu Trinh từ đây(năm 1930),cho đến khi đất nước dành được độc lập vào năm 1949.

(Còn tiếp)

CAO KIM LIÊN