NGƯỜI VIỆT QUỐC GIA
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐỘC TÀI CỌNG SẢN
(Tiếp theo) Phan Châu Trinh và chủ trương hoạt động công khai chống Pháp.
Phan Châu Trinh (1872-1926) nhận biết phong trào Cần Vương qua cuộc khởi nghĩa tại kinh thành Huế năm 1885 thất bại và vua Hàm Nghi phải chạy ra Tân Sở-Quảng Trị,sau đó bị bắt và bị đày qua Algéria và nhất là sau khi Phan Đình Phùng mất năm 1897,các hoạt động bí mật vũ trang chống Pháp gần như không còn hoat động hữu hiêu bởi lẽ,ngay sau khi ký hiệp ước năm 1884,người Pháp đã xử dụng chi phí chiến tranh tại nước ta lên đến 5,5 triệu đồng Franc,lực lượng quân sự Pháp đã lên tới 15.000 quân,một hạm đội tàu chiến…trong khi quân dân ta quân số có hạn,lương thực thiếu thốn,vũ khí thô sơ,chỉ hoạt động và chiến đấu được trong vùng rừng núi . Do đó,Phan Châu Trinh chủ trương Dân biến(minh xã:công khai)mà không chủ trương Binh biến(ám xã:bí mật)như Phan Bội Châu.
Tuy cũng nhận biết,con đường thực thi chủ trương chống Pháp không bằng vũ trang này rất khó trong tình thế lúc bấy giờ,khi mà toàn dân đang nức lòng chống Pháp qua chủ trương bạo động của Phan Bội Châu,nhưng nhìn lại tổng cục tình hình đương thời và lâu dài trong tương lai nên Phan Châu Trinh chủ trương hoạt động công khai chống Pháp,ỷ Pháp ngay tại phần đất mà Pháp cai trị,tạm thời chấp nhận luật lệ hiện hành,nhưng chống lại chính sách đô hộ hà khắc của Pháp về mọi phương diện kinh tế,xã hội,chính trị,văn hóa…bằng các phương thức đấu tranh trong các xã hội dân chủ như,đấu tranh nghị trường tại các Hội đồng quản hat Nam kỳ,tại Viện dân biểu Trung kỳ… biểu tình,diễn thuyết,viết báo…Điển hình cao nhất là vụ biểu tình chống thuế tại các tỉnh miền Trung năm 1908,còn được gọi là Trung kỳ Dân biến mà Cụ phải chịu án tử hình,được giảm thành chung thân biệt xứ tại đảo Côn Lôn và Trần Quý Cáp bị án yêu trảm tại tỉnh Khánh Hòa,cũng như vụ kêu gọi toàn dân biểu tình chống án tử hình của Phan Bội Châu năm 1925.Tương tự,sau đó ở Ấn độ,phong trào quốc gia bất bạo động do M.Gandhi lãnh đạo,cũng tổ chức tuần hành đi bộ 400km qua các thành phố,chống thuế muối do thực dân Anh áp đặt năm 1930.
Tuy cũng nhận biết,con đường thực thi chủ trương chống Pháp không bằng vũ trang này rất khó trong tình thế lúc bấy giờ,khi mà toàn dân đang nức lòng chống Pháp qua chủ trương bạo động của Phan Bội Châu,nhưng nhìn lại tổng cục tình hình đương thời và lâu dài trong tương lai nên Phan Châu Trinh chủ trương hoạt động công khai chống Pháp,ỷ Pháp ngay tại phần đất mà Pháp cai trị,tạm thời chấp nhận luật lệ hiện hành,nhưng chống lại chính sách đô hộ hà khắc của Pháp về mọi phương diện kinh tế,xã hội,chính trị,văn hóa…bằng các phương thức đấu tranh trong các xã hội dân chủ như,đấu tranh nghị trường tại các Hội đồng quản hat Nam kỳ,tại Viện dân biểu Trung kỳ… biểu tình,diễn thuyết,viết báo…Điển hình cao nhất là vụ biểu tình chống thuế tại các tỉnh miền Trung năm 1908,còn được gọi là Trung kỳ Dân biến mà Cụ phải chịu án tử hình,được giảm thành chung thân biệt xứ tại đảo Côn Lôn và Trần Quý Cáp bị án yêu trảm tại tỉnh Khánh Hòa,cũng như vụ kêu gọi toàn dân biểu tình chống án tử hình của Phan Bội Châu năm 1925.Tương tự,sau đó ở Ấn độ,phong trào quốc gia bất bạo động do M.Gandhi lãnh đạo,cũng tổ chức tuần hành đi bộ 400km qua các thành phố,chống thuế muối do thực dân Anh áp đặt năm 1930.
Phan Châu Trinh sau khi xem xét lại các công cuộc nỗi dậy chống Pháp từ khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta năm 1858,đều thất bại vì nhiều nguyên do:dân trí còn thấp,kinh tế lạc hậu,yếu kém vũ khí,không thể trông cậy người nước ngoài giúp sức vì quyền lợi xung đột,vọng ngoại tắc ngu,do đó phải tự lực tự cường mới mong chống Pháp được,nên chủ trương phong trào Duy Tân(yêu nước,canh tân) đặc biệt chú trọng và truyền bá thuyết dân quyền,nâng cao văn hóa,chấn hưng kinh tế,cải tạo xã hội… là quốc sách hàng đầu,được viết ở trong nhiều sách của Cụ,đặc biêt trong 2 tác phẩm Tân Việt Nam và Đông Dương chính trị luận nên có chủ trương :
-Tạm thời hòa hoản hoản với Pháp,kể cả có thể dựa vào nước Pháp để tiến hành cải cách trong nước,chú trọng mở mang dân trí ,dân sinh phú cường…phổ biến chữ Quốc ngữ,cải cách và mở mang nông nghiệp,công nghiệp và thương nghiêp,nâng cao đời sống,tự lực tự cường tạo đà chống Pháp công khai lâu dài,cũng như tự tin vào sức mình,không cầu mong sự giúp đở của nước ngoài.
-Cổ súy dân quyền,hủy bỏ chế độ quân chủ,thực thi chế độ dân chủ,nhằm thiết lập nền cọng hòa Việt Nam,dựa trên triết thuyết chính trị là quyền lực tối thượng của quốc gia thuộc về toàn dân. Và quan điểm chính là có tự do,có dân chủ ắt sẽ có độc lập
-Những thành tựu có được,theo chủ trương “chấn dân khí,khai dân trí,hậu nhân sinh”của Phan Châu Trinh cùng các sĩ phu giai đoạn đó,bao gồm:
* Thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục năm 1907 ở phố Hàng Đào Hà Nội,do Lương Văn Can làm hiệu trưởng nhằm mục đích giảng dạy chữ Quốc ngữ,yêu cầu hủy bỏ chữ Hán,du nhập tư tưởng mới thông qua giáo dục nhằm nâng cao dân trí,phát triển văn hóa.Cơ quan ngôn luận của trường gồm hai tờ báo là Đăng cổ tùng báo và Đại Việt tân báo.
* Các cơ sở kinh tế cho phong trào Đông Du khắp ba miền đất nước như :Nam Đồng hương,Đồng Lợi tế,Minh Tâm công nghệ xã… tại Hà nội ,Quảng Nam,Bình Thuận,Mỹ Tho…
* Hình thành công nghiệp hóa sản xuất,các nhà máy xay lúa,nhà máy nhuộm,nhà máy in ấn…đã bắt đầu hoạt động tại Nam kỳ là đất thuộc địa của Pháp.
Ảnh hưởng kết quả công cuộc Duy Tân của vua Minh Trị tại nước Nhật từ 1868,đặc biệt từ cuối thế kỷ 19,tư tưởng của Fukuzawa Yukichi qua sách” Văn minh khái luận lược” hầu như cũng đã góp phần lớn trong bước tiến thúc dục thành quả duy tân tại nước ta trong giai đoạn đó,với tư tưởng tương đồng”để bảo vệ đọc lập không còn cách nào ngoài con đường tiến đến văn minh”. Phan Châu Trinh cùng các nhà ái quốc khác đã diễn thuyết chống Pháp khắp nước kêu gọi lòng ái quốc và bổn phận con dân nước Việt trước ngoại xâm,nhưng thực dân Pháp không dám bắt,đã khích lệ và làm nức lòng dân chúng khắp 3 miền đất nước chúng ta.
Cũng trong thời kỳ này tại Nam kỳ,Đảng Lập Hiến của nhóm Bùi Quang Chiêu thành lập năm 1917,cũng theo chủ trương Duy Tân và công khai chống Pháp dành lại độc lập qua văn hóa,kinh tế và nghị trường chính trị,tham gia ứng cử và bầu cử tại địa phương.Đặc biệt có ra tờ Diễn Đàn Bản Xứ(La Tribune Indigene)làm cơ quan ngôn luận từ năm 1926 đến năm 1941 .Các nhân sĩ yêu nước thuộc đảng Lập Hiến gồm: Lê Quang Liêm, Diệp Văn Cương, Trần Văn Khá, Trương Văn Bền,Nguyễn Phan Long… Trường hợp đảng Quốc Đại chống thực dân Anh ở Ấn Độ cũng cùng một mục đích như thế.
Tình hình sinh hoạt tổng thể tại nước ta trong giai đoạn này ,đã tiếp cận được với văn minh nhân loại so với thời kỳ trước rất nhiều,về văn minh cơ khí,tư tưởng triết học Tây phương,sinh hoạt chính trị nghị trường,văn hóa nghệ thuật cải biên,du nhập như cải lương(1917),kịch nghệ(1919),phim ảnh(1920),tiểu thuyết,thi ca,hội họa.Đặc biệt hơn cả là sự phát triển mạnh mẽ của báo chí,cả nước đã có đến gần 15 tờ nhật báo,hơn 5 tờ nguyệt san,nỗi tiếng có tờ Đông dương tạp chí,Nam phong tạp chí,và Tự lực văn đoàn sau năm 1930…tất cả nhờ sự phổ biến của chữ Quốc ngữ,đã có tác động rất lớn đối với tình trạng dân trí so với trước đó,về quan niệm độc lập tự do,dân chủ,nhân quyền và ai ai cũng hiểu được rằng tranh đấu để đòi lại độc lập cho đất nước,không tất yếu phải vũ trang,đổ máu … Cũng như người dân Ấn Độ,dưới sự lãnh đạo của Gandhi với chủ trương bất bạo động,được áp dụng từ sau năm 1920,và đấu tranh công khai của đảng Quốc Đại,đã dành được độc lập từ thực dân Anh trong năm 1947.
Thông qua chủ trương Duy Tân và công khai tranh đấu của Phan Châu Trinh cùng với những thành quả của nó,người dân Việt đã thấy được rỏ con đường trước mặt phải tiến tới nhằm mục đích thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp,để rồi sau đó,từ năm 1930 trở đi,sau khi Phan Châu Trinh mất ,khuynh hướng công khai chống Pháp dành độc lập cho đất nước,đã được chính Phan Bội Châu xem xét lại,tán đồng,cổ vũ và các nhà ái quốc Việt Nam xem như là sách lược mẫu mực dẫn đường cho công cuộc đấu tranh dành độc lập,từ đó cho đến khi toàn dân hoàn thành sứ mệnh vào năm 1949 với Hiệp định Élysée được ký giữa vua Bảo Đại và Tổng thống Auriol Vincent của Pháp ngày mồng 8 tháng 3,chiếu theo công pháp quốc tế.
(Còn tiếp)
CAO KIM LIÊN
Đọc thêm
Tân Việt Nam
Quân trị và dân trị
Bùi Quang Chiêu