Tuesday, May 31, 2011

CCRĐ


Cải cách ruộng đất

Trích “Những câu chuyện về một thời”, xuất bản năm 2009, tập 3.

Ở những nước tư bản, có những chủ nhân, những xí nghiệp, những nhà máy, có giới chủ với người thợ, thì cuộc đấu tranh giữa thợ thuyền và chủ nhân là nhằm đánh đổ giới chủ, để có một lớp người vô sản, để biến xã hội tư bản thành xã hội vô sản.

Ở những nước mà nguồn kinh tế chính là ruộng đất, thì nơi đó giới thống trị là người có nhiều ruộng đất, là những địa chủ, và giới vô sản là những bần cố nông không ruộng đất. Cuộc đấu tranh của vô sản ở đây là nông dân nghèo vùng lên đòi lấy ruộng đất từ các địa chủ, để giới vô sản sẽ làm chủ nhân ông. Đó là tư tưởng chỉ đạo việc Cải cách Ruộng đất. Cuộc Cải cách Ruộng đất ở các nước nông nghiệp là phương tiện chính để vô sản hoá xã hội.
Ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản nắm chính quyền vào năm 1949. Liền sau đó là cuộc Cải cách Ruộng đất long trời lở đất làm biến đổi hẳn bộ mặt Trung Quốc, một nước vô sản vĩ đại sau Liên Xô. Liên Xô là thành trì của thế giới, đối với VN là anh cả, mà anh hai là Trung Quốc.

1- Cho nên sau cuộc Cải cách Ruộng đất ở Trung Quốc, người Cộng sản Việt Nam cũng lăm le theo gót. Phải nói: Cộng sản Trung Quốc đến sau Cộng sản Việt Nam trong việc cướp chính quyền, song Cộng sản Việt Nam từ đây mọi cái nhất nhất phải theo Cộng sản Trung Quốc. Có nhiều lý do: Hầu hết các lãnh tụ Cộng sản Việt Nam đều phát xuất từ Trung Quốc, hoặc chịu ảnh hưởng Trung Quốc hơn là Liên Xô. Một là vì Việt Nam ở sát Trung Quốc, việc giao lưu dễ dàng. Hai là tuy cách mạng Việt Nam giành được độc lập trước Trung Quốc, song nhờ Trung Quốc mà giữ vững được vị trí, đặc biệt là nhờ chiến thắng Điện Biên Phủ tháng 5-1954, trong đó Việt Nam nếu không nhờ Trung Quốc tất cả thì cũng là phần lớn.

2- Cộng sản Trung Quốc một khi nắm chính quyền là nắm toàn bộ, còn ở Việt Nam, nền độc lập chỉ có trên nguyên tắc, Cộng sản còn phải đánh nhau với Pháp nên chưa dám lộ diện hoàn toàn. Chỉ mới là Đảng Lao Động, nhà nước dân chủ cộng hoà.

3- Cuộc Cải cách Ruộng đất nó dữ dội quá, giết nhiều người quá, đã làm hoen ố bộ mặt Cộng sản vốn luôn tuyên bố vì nước vì dân, vì độc lập, với bao là chính nghĩa xuông, nên Cộng sản Việt Nam có làm Cải cách Ruộng đất cũng là một cách miễn cưỡng, chẳng đặng đừng, và một cách dè dặt, chứ không cực đoan, triệt để như Trung Quốc. Cho nên họ phải đưa ra ông Trường Chinh (Đặng Xuân Khu, người Hành Thiện, Xuân Trường, Nam Định). Tuy là Tổng bí thư Đảng, là lý thuyết gia của Đảng, nhưng ít người biết đến tên tuổi ông, đến mặt mũi ông. Ông được trao cho nhiệm vụ thừa hành kế hoạch Cải cách Ruộng đất, còn ông Hồ Chí Minh “giả cách đứng ngoài. Kế hoạch đó cũng đạt mục đích phần nào, vì sau này tai tiếng đều trút trên đầu ông Trường Chinh, mà “Bác Hồ” vốn “nhân từ” chỉ bị liên hệ chút ít. Nhưng làm sao mà che mắt được dư luận nhân dân. Ông Hồ là lãnh tụ tối cao, ông Trường Chinh chỉ là tay chân, làm sao công việc long trời lở đất đó lại qua mắt được lãnh tụ tối cao! Sau này mới có chính sách lãnh đạo tập thể, chứ lúc đó mọi cái chỉ do mấy ông chóp bu định đoạt. Dù cá nhân, dù tập thể, thì ai là lãnh tụ phải chịu trách nhiệm chính. Tuy nhiên mặt ông Trường Chinh không bao giờ được rửa sạch. Mặc dù sau này ông làm Chủ tịch Quốc hội, ông cũng không bao giờ vươn lên khuôn mặt kính mến trước nhân dân.

4- Do chính sách “chiếu cố miền Nam, Cộng sản Việt Nam ở miền Bắc chưa dám lộ ra bộ mặt quá cứng rắn, quá tàn ác đi tới mọi rợ.
Dù sao, cuộc Cải cách Ruộng đất đã được thực hiện. Sách “Biên niên sử Việt Nam” không đề cập gì đến Luật cải cách được ban bố ngày nào, thi hành ngày nào, mà chỉ nói “Tháng 7 năm 1956: Hoàn thành Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc. Ruộng đất đã về tay nông dân, 10 triệu nông dân lao động đã làm chủ ruộng đất, làm chủ nông thôn.

Nói “Hoàn thành Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc”, vì thực ra đã có cuộc cải cách ở miền Trung, trong các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, giữa lúc quân đội Pháp và Việt Minh đang gay gắt đánh nhau ở miền Bắc, năm 1951-1952. Không những giật lấy ruộng đất ở tay địa chủ, cuộc cải cách ở miền Trung còn dập tắt mọi mầm mống có thể nổi lên từ phía quốc gia, để khỏi đi với Pháp chống lại Việt Minh (Cộng sản). Ở miền Bắc nghe thấy nói tới Cải cách Ruộng đất ở Khu Tư là rợn người, đến khiếp sợ cả người Khu Tư nữa.
Nói “hoàn thành” là hoàn thành thế nào? Đó là 10 triệu nông dân nghèo không ruộng đất, nay có ruộng cầy. Cái kết quả đẹp đẽ quá! Nhưng để tới kết quả đó, đã phải có những phương tiện nào?

Người Cộng sản Việt Nam học được kinh nghiệm của các anh Liên Xô, Trung Quốc, nên công cuộc được tổ chức rất chu đáo cặn kẽ, từ lúc phát động đến hoàn thành. Tuy nhiên, người Việt Nam vốn có lòng từ tâm, nên những cách tàn bạo quá đỗi ở Liên Xô hay Trung Quốc, không được bắt chước đầy đủ.
Đầu hết là cái khẩu hiệu “Người cầy có ruộng” quá hợp tình hợp lý đi thôi. Cho được thế, phải lấy ruộng đất ở tay những người có nhiều quá mà san sẻ cho những người không có tí nào! Đó cũng là lẽ công bằng. Nhưng làm sao để vui lòng san sẻ ? Giáo Hội có luật công bằng, xã hội dựa trên bác ái. Cộng sản có phương châm đấu tranh dựa trên căm thù. Làm thế nào để khơi dậy căm thù, hay nói chung, để thành cán bộ cải cách, Đội cải cách?

Nhiều trường được xây dựng để đào tạo Đội cải cách. Tôi biết một trường như thế ở Phủ Lý. Tôi đã có dịp vào đó. Nghỉ ở đó trong một buổi họp nọ. Trường gồm độ vài chục căn nhà, mái tranh vách đất, có vẻ tạm thời, nằm ở phía đông nhà thờ Phủ Lý. Thị xã lúc này đã bị phá huỷ theo sách lược “tiêu thổ kháng chiến” hồi năm 1946-1947: không còn một ngôi nhà, chỉ trừ nhà thờ.

Người ta dạy gì trong trường? Tôi không rõ, tất cả là bí mật. Khi thấy công việc Đội cải cách làm, thì biết họ học gì, được huấn luyện thế nào! Học xong họ được phân đi các xã, các thôn, cũng hầu như bí mật. Người tỉnh này được phái đi các tỉnh khác để không ai biết họ, cũng như họ không biết ai trong địa phương, để hoàn toàn tránh những liên lạc, hoặc cư xử riêng tư hay nể nang gì đó.
Mỗi xã được phân phối dăm bẩy đội viên hoặc hơn kém tùy theo xã quan trọng thế nào. Đội về đâu ở đâu không ai biết. Họ sống theo chế độ “ba cùng”: cùng ăn, cùng ở, cùng làm. Nghĩa là họ đến một nhà nào đó, thường là một bần cố nông. Người này ở một cái lều, đồng chí Đội cũng chui rúc vào lều đó; nhà đó ăn cháo, ăn cơm độn thì Đội cũng ăn cháo, ăn cơm độn như họ; bần cố nông đó đi cầy, đi cuốc thuê, thì Đội cũng cùng làm y hệt. Người Đội cải cách bắt rễ ở nhà nào, thì sống trong những điều kiện của nhà đó, không có chi khác biệt. Bởi đó người ta cũng không để ý tới, đã mấy ai nghe nói đến Cải cách, đến Đội cải cách mà theo dõi! Còn người được Đội đến nhà, có thể lấy đó làm vinh dự, đàng khác Đội lại khéo léo, chấp nhận ăn chung, sống chung với nhau như thế, khách chủ cùng cánh, dễ thông cảm và thân mật.

Do cách sống gần gũi thân mật với nhau, nhìn nhau mỗi ngày 24/24 tiếng, người Đội khéo léo tỉ tê, khai thác được mọi chuyện của người bà con nông dân chất phác và dốt nát đó: Bác nông dân đó kể lể về cảnh sống khổ sở của mình làm sao? Lam lũ làm thân trâu ngựa thế nào? Bị hành hạ làm sao? Bị áp bức và bị bóc lột đến thế nào? Các anh địa chủ, các tên cường hào kia ăn ở làm sao? Bóc lột áp bức thế nào? Thế là lửa căm thù được nhóm lên giữa những giai cấp khác nhau, để một ngày kia sẽ bùng lên.
Sau khi mối hận thù giữa các giai cấp chín muồi, thì phong trào Cải cách được phát động rầm rộ. Quả nhiên, những ngày hội của nông dân bắt đầu. Từng đoàn thiếu nhi đeo trống ếch đi khắp ngõ ngách xóm làng, tiếng tùng tùng tùng tùng bắt nhịp với những tiếng hô đả đảo, đả đảo địa chủ… đả đảo cường hào… tiêu diệt ác ôn! Một tên xướng lên, cả đoàn lập lại hai lần. Bầu sát khí nổi lên bừng bừng. Bừng bừng một cách giả tạo, miễn cưỡng, chứ từ xưa tới nay dân làng vẫn sống cảnh thanh bình đầm ấm; nhất là vào ngày tết, ngày lễ, ngày hội, anh em bà con có đi làm ăn xa đến đâu, cũng nhớ đến nơi chôn rau cắt rốn trở về đoàn tụ gia đình. Cái luỹ tre xanh bao quanh làng biểu tượng một đời sống tĩnh mịch, êm ấm.

Tuy trong thời gian chiến tranh, bom đạn có khuấy động đời sống dân làng. Nhưng đã qua đi cái thời chiến tranh loạn lạc… Nay khắp nơi ngày đêm ra rả những tiếng ca ngợi hoà bình: hoà bình trong nước, hoà bình trên thế giới. Xem ra chủ nghĩa xã hội độc quyền cả hoà bình, còn chiến tranh là của tư bản. Các hạng người vong bản, họ nhập cảng một chủ nghĩa ngoại lai ở đâu ấy, hô hào xây dựng nên cảnh bồng lai…. Vậy mà ngược với cảnh hoà bình êm đềm, họ đưa xóm làng vào một cuộc cách mạng long trời lở đất, Việt Nam chưa hề thấy bao giờ!

Chiều chiều sau việc đồng áng, khi bà con về cầu ao rửa chân tay, cầy cuốc, chuẩn bị cơm tối, tiếng trống ếch đã rộn rã trên các đường ngõ trong làng, tiếng hô loa nổi lên mời bà con đi họp, họ chờ đầy đủ không thiếu một ai. Đi họp đầy đủ, chứ ai mà dám ở nhà. Có thể đầu làng một đám lửa bốc lên ở một đống rơm, một chuồng lợn. Người ta cố ý đốt và đổ cho bọn địch không chịu đi họp đã gây nên. Chỗ khác, những viên đá, viên gạch ném ra đường ngăn cản đội hoặc bà con đi họp, là do bọn địch không chịu đi họp gây nên!?!

Vào phòng họp, đội dõng dạc tuyên bố: “Bà con nông dân đề cao cảnh giác, vì địch nó ngồi ở đằng sau ta…”. Người ngồi sau run sợ! Một lúc nữa, đội lại nói: “Bà con cảnh giác, địch nó ngồi ngay trước mặt ta”. Ngồi trước ngồi sau đều là địch cả. Không còn biết chọn chỗ nào nên ngồi! Sợ sệt và sợ sệt…!

Ai nấy ngồi yên chỗ, bắt đầu cuộc “đấu tố”. Tố cáo tội ác giai cấp bóc lột, đấu tranh đánh đổ giai cấp bóc lột đó. Mọi người bắt đầu cuộc kể khổ, để tố cáo tội ác của bọn địa chủ cường hào ác bá. Những tội ác được bịa đặt ra nhiều hơn và nặng nề hơn sự thật.
Tôi vay hắn ta mấy bát gạo, hắn ta bắt tôi viết văn tự thế bằng một sào ruộng. Tôi không có gì trả, thế là hắn ăn không sào ruộng của tôi. Và cứ mấy lần vay như vậy, rồi không có gì trả, thế là chẳng còn một mẩu đất để cắm dùi…”; “Tôi cấy tô cho nó, chẳng may trời để mất mùa, vì bão lụt, nó cứ thu tô như chẳng có tai hoạ gì xẩy ra. Chẳng có gì mà nộp, nó cho người đến tháo bộ cửa, dỡ mấy gian nhà tôi….”; “Tôi nghèo khổ, đi làm thuê cho nhà nó, ăn đói, ăn khát, nó còn đánh đập, tiền công không trả, nhà nó tìm cách đuổi tôi đi để quỵt công….

Và nhiều thứ tội khác, chung quy là tội tàn bạo, bóc lột, đổ trên những người bị quy là địa chủ, hay ác ôn, cường hào. Có thể là tội cá biệt nhưng nay là tội chung. Ai là đối tượng thì được khoác cho những tội đó. Người nông dân thật thà chất phác, mấy ai nghĩ ra được cách tố cáo. Tất cả đã được dạy bảo, được đội “mớm” cho trước.

Thế rồi đấu! Đấu tranh với địa chủ, thì phải có khí thế, chưa quen thì phải tập. Chưa có ai xuất hiện để mà đấu, thì có thể dùng cái cột nhà thay thế. Bà con và nhất là các phụ nữ giơ tay xỉa xói vào cái cột nhà mà rằng: “Mày đã cướp của tao, mày đã đốt nhà tao, mày đã đánh đập tao thật tàn bạo. Tao khó nhọc làm giầu cho mày, mà mày cho tao ăn đói ăn khát…. Tất cả phải được nhuần nhuyễn, từ cử chỉ đến lời nói, để khi gặp “người thật” thì không ngượng ngùng ái ngại.

Đến nỗi có một phụ nữ đứng tuổi, rất thương người cha già chị săn sóc hằng ngày, vậy mà chị phải nói với bố: “Ông có biết tôi là ai không?” Người cha ngậm ngùi ngước nhìn đứa con dứt ruột của mình và nói: “Thưa bà, con là người đẻ ra bà ạ”. Lời thưa não nùng thảm thương, nhưng phải hỏi cái sức ma quỉ nào đã thúc đẩy người con chất vấn người bố như thế? Cứ đó mà luận ra những kẻ khởi xướng!

Một bầu khí sợ hãi lan tràn khắp nơi. Không hiểu tự đâu, Đội cải cách có cái tài làm cho mọi người sợ thế. Tôi cho là có ma quỉ đứng đằng sau để giật dây. Không ai dám đến nhà ai, không ai dám gặp nhau, nói chuyện với nhau. Gặp gỡ hay chuyện trò có thể một lúc nào đó bị coi là âm mưu tìm cách phá hoại Cải cách. Tội gì, chứ bị cáo là phá hoại thì chỉ có mà chết! “Nhất Đội, nhì Trời” cơ mà! Để tăng thêm nỗi sợ hãi, chỗ này hay chỗ kia một đống rơm, một chuồng lợn được đốt lên, và phao tin kẻ địch phá hoại, không chịu đi họp đã gây ra. Như thế, ai còn dám ở nhà nữa? Chỗ khác tung tin: bọn phá hoại nấp trong nhà, chờ Đội đi qua là ném gạch, ném đá. Ai nấy đi họp cho nhanh, kẻo ở nhà dễ “bị phát hiện” là kẻ địch.

Vào buồng họp, Đội nghiêm nghị tuyên bố: “Kẻ địch nó ngồi ngay trước mắt ta”. Những người ngồi trước giật mình! Lúc sau đội lại nói: “Kẻ địch nó ngồi đàng sau chúng ta”. Người ngồi sau thất đảm! Ngồi đâu cũng sợ hãi, không yên. Thế rồi ai cũng phải phát biểu, không có truyện thì bịa truyện, nói dối, vu cáo. Ăn không nói có… là đường lối chính sách. Đội dùng những phương pháp khủng bố tinh thần từ Liên Xô, nhất là từ Trung Quốc. Văn hoá, não trạng của Tàu với ta khá đồng dạng, nên ta học rất nhiều của Tàu, được coi như bậc thày.

Tôi còn nhớ, trong một buổi họp ở bên Tàu, một người tố cáo người kia, được gán cho là địa chủ, như thế này: “Nó đổ cho tôi ăn trộm cái trứng gà của nhà nó. Nó lý luận: cái trứng đó đem ấp, nở ra một con gà, con gà đó lại đẻ ra hàng chục trứng. Từ hàng chục trứng này, lại nở ra một đàn gà. Đàn gà tăng lên, ít lâu thành trăm con, bán đi làm gì mà không mua được đôi lợn, rồi lợn tăng cân, bán đi làm gì lại không tậu được đôi bò, rồi cứ thế dùng tiền bán đi mà xây nhà, tậu ruộng. Ấy tội ăn cắp nó đổ cho tôi, gây thiệt hại to lớn đến thế. Ông bà nông dân nghĩ thế nào? Toàn thể hội nghị đã được học tập đồng thanh hô: “Tịch thu tài sản của nó, còn nó có đáng chết hay không, là phán quyết của Toà án nhân dân”.

Cũng một chuyện khác xảy ra bên Trung Quốc thời Cải cách mà Việt Nam bắt chước. Ở một thành phố trước kia có nhà “tiểu nhi”, tức trại mồ côi do các bà phước đảm trách, các trẻ đưa đến nhà tiểu nhi thường là các hài nhi hoặc là trẻ em bị bỏ rơi. Các bà nhặt được hoặc có ai đưa tới các bà đón nhận, rửa tội cho chúng. Thường là không nuôi được, các bà lo chôn cất hài nhi đó. Có rất nhiều.
Đội cải cách bắt các bà khai quật các mồ, hài cốt chất đầy từng thúng, cho lên xe ô-tô, các bà đi theo sau để họ bêu riếu tội ác họ gán cho các bà. Các bà đứng trên xe, với những hài cốt, xe đi qua các phố, tiếng loa quát: “Đây là những kẻ giết người, chúng đã giết từng ngàn từng vạn hài nhi”. Dĩ nhiên là các bà đứng yên đó không lời thanh minh, chỉ có những kẻ hai bên đường phố lên tiếng phỉ báng: “Bọn giết người!

Toà án Nhân dân và những án tử hình
 
Đội huấn luyện, chỉ bảo, thúc đẩy nhân dân. Đội bảo án tội thế nào, nhân dân cứ thế mà nói, thường là do quá sợ hãi! Có làm theo chỉ là “bị” phát động, do quá sợ hãi. Mọi việc đều do “nhân dân” hình thức thi hành. Đặc biệt có Toà án nhân dân, hằng ngày nhóm họp để xét xử hoặc lên án những “tội phạm đã bị đấu tố.

Toà án nhân dân thành phần là các bần cố nông, một chữ không biết mà đứng làm quan toà, làm thẩm phán. Tôi biết một bà thẩm phán ở xứ Phú Ốc, khi tôi lên làm lễ thường ra chào bà. Nhà bà ở gần đường vào nhà thờ, toà án có khi họp phiên ngay nhà bà, chật chội phải chen chúc. Bà trạc gần 70, có cô con gái tiến bộ, lấy ông chủ tịch thôn ngoại giáo. Bà thật hiền lành, đạo đức, chữ nghĩa không biết, không biết ăn nói nữa. Tôi gặp bà, bà lễ phép chào tôi và chỉ cười. Đúng là bà lão nhà quê, thế mà nắm quyền sinh sát trong tay. Cũng may là làng Phú Ốc chỉ có ba bốn người Công giáo bị quy lên địa chủ: Ông lang Thản, ông Chuân ngày xưa đi lính cho Pháp, ông Cố Nhụ (có hai linh mục Trinh và Thiện đi Nam), ông Kiều công nhân nhà máy dệt…

Có người làm việc cho nhà nước, cha mẹ anh em cũng vẫn bị quy tội như thường. Ông Chuân có con làm cán bộ, em làm hiệu trưởng trường lục quân; những người này hình như sợ liên quan, không dám thăm hỏi, xưng anh chị em gì cả. Phần đám trẻ, gặp ông ở đường làng, chạy đến giật râu ông và bảo: “Chào ông bà nông dân đi”. Ông Chuân phải khoanh tay chào lũ trẻ: “Con chào ông bà nông dân ạ”. Các địa chủ khi gặp bất cứ người già hay trẻ, phải xưng hô là “con”, và thưa chào “ông hay bà nông dân”.

Như vậy là uy thế của địa chủ đã bị hạ trong hội nghị, trong quần chúng. Cả từ “địa chủ” cũng do tuyên truyền mà trở nên cái gì ác quái, ghê gớm, xấu xa trong đầu óc quần chúng. Phải công nhận cái tài nhồi sọ của Cộng sản!
Cùng bị hại với những người bị quy là địa chủ, còn có những người phải mang danh từ tội ác nặng nề hơn, đó là “bọn ác ôn, bọn cường hào ác bá. Những người này là ai? Thường là những người làm việc dưới các chế độ khác như thời Pháp cai trị, hoặc thời quốc gia. Họ làm quan, làm viên chức, như Chánh phó tổng, Chánh phó hương hội, Lý trưởng, Thơ ký, Thủ quỹ của hương hội. Thậm chí cả những người nào có uy tín trong quần chúng, những người nào có vẻ đạo mạo….

Quy thành địa chủ, thì phải theo tiêu chuẩn nào đó, như người đó có một số mẫu ruộng, hoặc nhà ngói gốc mít, ao cả ruộng liền, rồi thuê người làm hơn là làm lấy, có thế mới dễ dàng quy vào hạng bóc lột. Như vậy, việc quy lên địa chủ ở nông thôn Việt Nam bị giới hạn nhiều, vì ít làng có nhiều người ruộng liền ao cả. Ở Việt Nam, người có vài ba mẫu ruộng cũng bị coi là địa chủ; trong khi ở các nước khác, địa chủ là người có hàng trăm, nghìn mẫu ruộng.

Nhưng những người có uy tín, có thế lực, thậm chí được kính nể, thì tương đối nhiều hơn là con số địa chủ. Ngoài ra, ở xã hội ta, một xã hội có thể coi là phong kiến, những người làm việc hương lý có những hành vi tàn bạo, bất công, ức hiếp, hà lạm… con số không phải là nhỏ. Vả lại dân ta hiền lành, nên đôi nơi có người chẳng giữ chức vụ gì, nhưng vẫn có thể xưng hùng xưng bá, bắt nạt người khác với những hành vi tàn bạo, đốt nhà cướp của, cả làng khiếp sợ, không ai dám nho nhoe. Tất cả những người có uy tín, hương chức có hành vi tàn ác, hoặc những kẻ chỉ làm việc cho chế độ cũ (viên chức, lính tráng) như thế đều bị quy là cường hào ác bá, ác ôn, và những nhân vật loại này còn nặng tội hơn là địa chủ, và đáng bị tiêu diệt hơn.

Thế còn những viên chức trong đạo thì sao? Cải cách Ruộng đất làm ra vẻ rất tôn trọng tự do tín ngưỡng, nhà thờ nhà xứ được bảo đảm. Nhưng ngoài ra đều phải theo luật CCRĐ. Chẳng hạn nhà xứ nào có nhiều ruộng đất, cha xứ cũng bị đấu tố, xỉ vả như các người khác.

Tôi chỉ thấy có cha Thính ở Vĩnh Đà không bị đấu tố, vì ngài không dính dáng đến ruộng nương, không ăn nhờ vào ai. Ngài còn tuyên bố: “Mỗi ngày tôi chỉ vài chiếc bánh đa và nước lã là đủ”. Nhưng cha Thu, thư ký cho Đức Cha Tĩnh giáo phận Bùi Chu, thì bị đổ cho cái tội “khoan đê”. Ngài cho lời vu khống đó là quá trẻ con, ai lại dùng chiếc khoan gỗ của thợ mộc mà khoan cho vỡ đê được. Thấy quá lố bịch ngài nhận cho xong. Thế mà thành tội thật và bị đem ra xử bắn vì tội khoan đê. (Cũng có người bị khép tội khoan đê như thế, người đó phải cầm cái khoan của thợ mộc, khoan vào đê, cán bộ chụp hình, làm chứng cớ tội phạm).
Hình phạt dành cho địa chủ, cường hào gian ác v.v… do Toà án nhân dân lên án. Nói đúng ra là cán bộ cải cách, chứ bà thẩm phán tên là Thậm ở Phú Ốc nói một câu cũng không ra câu, thì lên án làm sao?

Án phạt trước hết là tịch thu nhà cửa ruộng đất. Người đó bị đuổi ra khỏi nhà, đi ở đâu thì đi. Họ dựng một cái lều ở đất hoang nào đó để độ thân, còn nhà cửa thì được chia cho ông bà nông dân, đặc biệt là bần cố nông loại nhất, nhà to thì chia cho hai ba người. Bên lương, họ không có 10 điều răn Chúa, họ dễ dàng đến ở. Trước đây ở các lều, các nhà lụp xụp, nay được mấy gian nhà ngói, làm gì mà không nhận. Nhưng bà con Công giáo thì khác, cũng có người ép tình nhận, đến ở ít lâu, sau có dịp trả lại. Có người không nhận, ít người vui vẻ nhận.
Khi hai ba người được một cái nhà, họ thường chia nhau, rỡ đi bán. Bán đi tiêu hết tiền, lại trở về cảnh sống nơi túp lều. Ông trùm Tứ, xứ Ba Trại, có căn nhà lá ba gian, được chia cho hai người, lập tức họ chia đôi mỗi người được gian rưỡi, họ lấy cưa, cưa đôi gian giữa. Không biết rỡ về làm được gì, họa chăng dựng được túp lều?

Chú tôi ở Kim Lâm, tuy hai ông bà đã chết hoặc đi Nam gì đó, có cô con gái lấy chồng cán bộ, anh Hân, thế mà cũng bị quy là địa chủ, nhà cửa bị tịch thu chia cho hai người Công giáo; hai người chỉ lẫm lờ nhận, nhưng không dám ở bao giờ. Em tôi vẫn giữ mãi cho đến ngày không ở thì dâng cho họ giáo để làm nhà phòng. Cảnh nhà cửa bị tịch thu nó tương tự như thế.
Còn ao vườn ruộng đất? Dĩ nhiên là được đem chia cho nông dân hết, theo nguyên tắc chung. Đất đai là công thổ, tất cả là của nhà nước. Do đó mà ao vườn đất đai nhà thờ, nhà xứ, cũng được đem ra chia hết.

Còn bản thân những thành phần có tội với nhân dân thì sao? Từ khi Cải cách được phát động, tối nào cũng họp bà con nông dân. Đội cải cách nhờ chính sách “ba cùng đã nắm bắt tình hình các hộ, đã chia ra từng thành phần: địa chủ, hay loại người tương tự, phú nông, trung nông, bần nông, cố nông. Chỉ có phú nông trở xuống mới được đi họp, và dĩ nhiên bần cố nông là nòng cốt, là lãnh đạo.

Ai mà không được đi họp thì lo ngay ngáy. Số phận từ đây đã được định đoạt: thành phần có tội, đáng bị loại trừ khỏi xã hội. Thành phần tuy đã được đội xác định, song để cho có vẻ “dân chủ” thì sẽ có các cuộc họp của nhân dân vạch mặt rồi định đoạt số phận.
Có hai vòng họp, vòng họp thứ nhất thành phần xấu không được tham dự. Trong vòng họp này, bà con nông dân vạch mặt bọn “địa chủ, cường hào gian ác. Ai cũng phải phát biểu, nói thật thì ít, bịa đặt vu khống thì nhiều, vừa nói vừa làm ra vẻ căm phẫn, vừa nói vừa xỉa xói.
Sau khi đã cho việc tố cáo là đủ, các cuộc họp chuyển sang vòng hai. Những người đã bị các cuộc hội họp tố, nay được triệu tập đến để các thành viên khác đấu. Những cuộc đấu tố này chẳng khác gì những phiên toà lên án tội nhân. Những người bị tố trong các buổi họp trước nay thành tội nhân mà nhân dân sẽ lên án.

Tội nhân bị tố nặng như có nợ máu với nhân dân, có thể bị trói tay, bắt quỳ hay ngồi trên đất ở giữa hội nghị. Những người đấu tố lần lượt kể tội. Phạm nhân bị cưỡng bức đó chỉ còn một việc cúi đầu nhận tội. Nếu tỏ dấu thanh minh, sẽ bị coi là ngoan cố, tội càng nặng hơn. Không ai được phép bào chữa. Chỉ tỏ vẻ thương cảm mà không tỏ vẻ phẫn uất, cũng rất nguy hiểm, có thể bị coi là liên quan và chịu vạ lây. Con cái cũng không được tỏ bầy cảm tình đối với cha mẹ, còn phải đấu tố cha mẹ là khác, để may ra được ra khỏi thành phần.

Không phải người bị đấu tố nào cũng phải xử bắn, họ bị phân loại. Trên hết là địa chủ gian ác, bóc lột, có nhiều ruộng, lại bị tố cáo có những hành vi bóc lột, đánh đập người ở. Ở bên Công giáo hạng này thì ít, vì phần lớn những người giầu có, nhiều ruộng nhiều thóc, như ở Sơn Miêng, ở xứ Tâng (An Phú), Kẻ Vác… họ hiểu thế nào là CS, nên đã cao bay xa chạy vào Nam từ năm 1954 rồi. Một số đồng bào bên lương, đặc biệt ở thành phố, cũng đã hiểu và cũng cao chạy xa bay.

Nhưng số lớn người bị bắn thường là những người bị quy cho là cường hào gian ác, ác bá ác ôn… Đây là những chức việc trong xã trong huyện, hoặc là những người đã tham gia những đảng phái khác như Quốc Dân Đảng, Đại Việt… Cả những người trong đảng Cộng sản bị nghi là tả khuynh, hữu khuynh, có tư tưởng theo đường lối xét lại, thậm chí những người trung thành với Đảng, có uy tín cá nhân, nhưng lại có vẻ không trung thành với lãnh tụ, nói cách khác, không ăn cánh với cấp trên. Tất cả đều bị coi là nguy hiểm và cần tiêu diệt ngay từ trứng nước.
Tôi biết có hai người bị tội bắn: ở Báo Đáp, một người giầu có, xưa đã đi lính cho Pháp. Một người khác ở quê tôi, làm Chánh tổng lâu năm. Số người bị bắn không mấy làng không có, có làng bị đến 2, 3 người, và con số ở miền Bắc lên tới hàng vạn, hàng vạn người.

Những người bị tử hình hầu hết là bị bắn, hoặc bị bắn ở cánh đồng, hoặc bị treo lên cành cây rồi bắn. Cuộc xử bắn diễn ra trước hàng vạn người, để có tính cách răn đe. “Sát nhất nhân, vạn nhân cụ”. Và đúng là thế, sự sợ hãi lên tới cực điểm, tựa như có đám mây đen bao phủ toàn dân. Phải triệt để khai thác tình trạng sợ hãi này. “Không được để lọt một thằng nào”. Hiệu lệnh là thế! “Thà giết nhầm 10 thằng còn hơn để một thằng lọt”.

Các địa chủ trung bình thường bị giam. Một số lớn cũng bị giam cùng với họ là những người đã cộng tác với chế độ ngày trước trong hành chính, hoặc đã đi lính và đã có cấp bậc, những trí thức xem ra không thiện cảm với chế độ mới, những người đảm nhiệm công việc trong tôn giáo mà có uy tín như Chánh trương, Trùm trưởng, Quản giáo. Có cả những đảng viên Cộng sản, thành viên Uỷ ban Nhân dân bị nghi ngờ là không trung thành. Gần tôi như ban Hành giáo xứ Kẻ Báng (Xuân Bảng), nhất là Quản giáo bị bắt giam hầu hết. Xứ Tường Loan (Ba Trại) chưa được năm trăm nhân danh mà cũng mấy người bị bắt giam, trong đó có cả anh Trưởng ban hát và một thanh niên thường. Cũng ở xã đó, có anh Chủ tịch Uỷ ban xã mà tôi mới trình giấy tháng trước, thì tháng sau nghe nói đã bị bắt giam.
Trong thời gian bị giam, thường họ bị cưỡng ép làm giấy thú nhận đã có những hành vi phá hoại: như bỏ trứng sâu vào lúa, phá hoại đê điều, đầu độc người nọ người kia, và ai cũng phải làm giấy nhận tội hết. Thời gian bị giam thường là năm, bảy tháng. Có nhiều người bị ngược đãi quá, hoặc bị bệnh nặng thì được tha về, và chỉ ít lâu sau thì chết.

Các địa chủ không có tội gì, ngoài việc có máu mặt hơn trong làng xóm, hoặc được người ta kính trọng hơn, có uy tín hơn một chút, thì chỉ bị phân biệt đối xử. Không còn quyền công dân như là bầu cử, hội họp, không được làm chức vụ gì trong xã hội, cả trong tôn giáo. Nếu là người Công giáo, có đến nhà thờ cũng phải ngồi dưới, không được ngồi lên ghế trên. Con cái không được đi học, trừ đứa nào tiến bộ, cố gắng thoát ly ra khỏi giai cấp, bằng cách đứng với bần cố nông, hăng hái đấu tố giai cấp của bố mẹ, đi đến cả đấu tố cha mẹ, mới được hưởng quyền lợi đôi chút của xã hội. Nhưng không bao giờ tẩy xoá được cái danh hiệu “con địa chủ”, danh hiệu cha truyền con nối. Không được cả đến cái “vinh dự” đi bộ đội, vì còn bị nghi là không trung thành, bởi đã mang dòng máu đối nghịch truyền đời của giai cấp.

Có những cán bộ xuất thân từ giai cấp địa chủ, tư sản, từ đầu Cách mạng đã hoàn toàn thoát ly và đã có thể giữ chức nọ kia, có thể lên chức. Nhưng khi Cách mạng thành công, họ không được trọng dụng lắm, chẳng lên chức nào, mà còn bị thất sủng là khác. Những cán bộ như thế, trong thời gian hoạt động, nhất là trong thời gian Cải cách, không được, nói đúng ra, không dám có một liên hệ gì đến gia đình. Có thể nói cả đến tư tưởng cũng phải dứt khoát! Nếu không sẽ bị liệt vào hạng liên quan và bị đem ra xử lý. Không bị kết tội thì cũng bị hạ tầng công tác.
Tất cả những lãnh tụ, kể cả lãnh tụ vĩ đại nhất cũng đều xuất thân từ giai cấp địa chủ hoặc tư sản. Ông Hồ Chí Minh, ông Trường Chinh (Đặng Xuân Khu), ba anh em ông Lê Đức Thọ lý thuyết gia của Đảng, ông Võ Nguyên Giáp, ông Phạm Văn Đồng… đều là con cái địa chủ, hoặc là tư sản. Các ông ấy là những người sáng lập, cha đẻ ra chủ nghĩa vô sản Việt Nam, nhưng các ông ấy đứng trên tất cả, thì ai làm gì được các ông! Các ông đặt ra cái thòng lọng, lại để cho cái thòng lọng thắt cổ mình làm sao?

Giả sử các ông ấy là nông dân thường, con nhà bần cố nông, thì làm gì có cơ hội mà ăn học. Đàng này, hầu hết các ông là học trò của trường Thành Trung (Carreau) Nam Định, trường Bưởi Hà Nội… Phải là địa chủ giầu có mới đủ tiền gửi con cái lên các trường đó, có ông còn được Thực dân Pháp cho đi ăn học.

Xét cho cùng, thì giới bần cố nông phải biết ơn giới địa chủ, tư sản, đã phát động phong trào cải cách để họ nâng lên vai trò lãnh đạo. Còn các nhà cải cách phát động phong trào, tô điểm mỹ miều cho cái danh từ “thoát ly” mà họ mắc vào, chứ thực ra họ là những người “phản giai cấp. Và công luận không bao giờ cho phép xoá đi cái danh hiệu con nhà “địa chủ, mà họ đã dầy công bắt người ta bôi nhọ bằng đủ cái xấu. Gậy ông lại đập lưng ông là thế.

Đọc hết toàn bài tại : Hưng Việt

GM.Phaolô Lê Đắc Trọng 
- GM Phụ tá Tổng Giáo phận Hà Nội
(Chúng tôi có biên tập lại. Người sưu tập)
Theo Việt Luận
@hungviet

VNCH


TUYÊN CÁO CỦA BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA TRUNG CỘNG TRONG KHU VỰC ĐẢO HOÀNG SA
(NGÀY 19.1.1974)

(Nguyên văn):

Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng - Sa và Trường-Sa của Việt Nam Cộng-Hòa, Trung cộng đã đưa Hải-quân tới khu vực Hoàng- Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam -Tuyền, Quang -Hòa và Duy -Mộng.

Lực lượng Hải -quân Trung -Cộng gồm 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn.

Để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng Hải quân Việt-Nam Cộng-Hòa trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập phải rời khỏi khu vực.

Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung-Cộng, kể từ 18.1.1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đỉnh Việt-Nam.

Sáng ngày nay, 19.1.1974 hồi 10h20, một hộ-tống hạm Trung-Cộng thuộc loại Kronstadt đã khai hỏa bắn vào khu vực hạm “Trần Khánh Dư” mang số HQ-04 của Việt-Nam Cộng-Hòa. Để tự vệ, các chiến hạm Việt-Nam đã phản pháo và gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Cộng. Cuộc giao tranh hiện còn tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên.

Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt-Nam Cộng-Hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia.

Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng-Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền an ninh của Việt Nam Cộng Hòa mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.

Với tư cách một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công. Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo củaTrung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó.

Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á Châu.

Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia.

(Tài liệu ronéo của Bộ Ngoại Giao, Sài Gòn,
Số 015/BNG/ TTBC/ TT)

TUYÊN CÁO CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ
CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA TRÊN NHỮNG
 ĐẢO Ở NGOÀI KHƠI BỜ BIỂN VIỆT NAM CỘNG HÒA

(Nguyên văn):

Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết của một chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu phát xuất từ đâu.

Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước công luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng:

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy.

Chừng nào còn một hòn đảo thuộc lãnh thổ ấy của Việt Nam Cộng Hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chính đáng của mình.

Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có.

Trong dịp này, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hải đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Trung Phần và bờ biển Nam Phần Việt Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không chối cãi được.

Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.

Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này.

Làm tại Saigon, ngày 14 tháng 2 năm 1974.

Nguồn: Tập san Sử Địa, Số 29-Saigon
 

Monday, May 30, 2011

Huỳnh Thục Vy


Mến tặng Huỳnh Thục Vy !

Video Phải Lên Tiếng

Em xinh tươi, mạnh mẽ, thanh tao
Dáng người cao, thông minh, cương nghị
Vượt lên tầm thường, lặng im chờ đợi
Em nguyện lòng cống hiến, dấn thân…!

Có phải đất này như truyền thống cha ông
Của những người tiên phong đi mở cõi?
Ngấm vào trong em, con người rắn rỏi...
Anh nhớ về bao thế hệ năm xưa...

Biết có bao người xấu hổ em ơi!
Nhìn rõ trắng đen mà cúi đầu im lặng
Dẫu học cao, chữ nhiều, thành đạt...
Mà như người thừa giữa thời loạn, tai ương...

Anh hiểu ra rồi, ơi cô gái Quảng Nam
Phận làm trai lẽ nào hèn mãi?!
Em là tấm gương, bao người sẽ thấy
Phụng sự, dấn thân... theo tiền bối năm xưa!

Nguyễn Hữu Quý
13.4.2011
@nguyenhuuquyblog  - bauxitevn - huynhthucvy - danchimviet - facebook - benviet - phiatruoc -

viduchoiblog


Hồi Ký Vi Đức Hồi
(ĐỐI MẶT 1-5)
IV
“đảng cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đảng bao gồm những người tiên tiến nhất. . . “. Đó là tiêu chí của đảng cộng sản Việt Nam được thể hiện rất rõ ràng trong cương lĩnh, điều lệ, cho đến tất cả các văn kiện của đảng. Bởi nó là tiên tiến nhất, tiên phong nhất. . . nên nhiều người được khoác cho mình cái mác “hơn người”ấy bắt đầu tự cao, tự đại, tự cho mình đã hơn người.
                 
Hồi tôi đang theo học lớp đại học tại chức do viện đại học mở Hà Nội tổ chức, tôi nhớ có vị giáo sư nói với lớp tôi: “cán bộ lãnh đạo đảng hiện nay như một con ngan, cũng biết bay nhưng phải gọi chim bằng cụ; cũng biết bơi nhưng so với vịt thì thua xa; cũng đi bộ được nhưng không thể bằng gà”. Tôi ngậm ngùi, hèn chi đất nước ta, dân tộc ta ngày càng tụt hậu so với thiên hạ bởi cứ để những con ngan hoạch định quốc kế dân sinh. Đến đây tôi chợt nhớ câu chuyện : có đoàn kiểm tra do tỉnh ủy quyết định đến một đơn vị làm nhiệm vụ thu ngân sách tiến hành kiểm tra các hoạt động của đơn vị, sau khi làm các thủ tục cần thiết, đoàn kiểm tra yêu cầu đơn vị đưa toàn bộ sổ sách, giấy tờ nộp cho đoàn để tiến hành làm việc. Chấp hành lệnh của đoàn kiểm tra, đơn vị bật toàn bộ hệ thống máy tính và giao cho đoàn và nói : tất cả ở trong đó hết. Người này nhìn người kia lắc đầu, ông trưởng đoàn tuyên bố tạm dừng cuộc kiểm tra đối với đơn vị và ông phân bua ở đơn vị ông chưa được trang bị loại máy móc này nên không biết sử dụng. Chuyện cũng kể rằng có ông lãnh đạo đảng cao nhất, ở một địa phương, một hôm ông đến dự khai giảng năm học mới ở một trường trọng điểm của tỉnh, ông căn dặn học sinh: Trong thời đại ngày nay khi mà nước ta hòa nhập với thế giới, bình thường hóa quan hệ với Mỹ, các cháu không những phải học tiếng anh mà tiến tới còn phải học cả tiếng Mỹ nữa các cháu a. 

Bất cứ ai đã là đảng viên cộng sản, được vào trường đảng học từ hệ trung cấp trở lên ra trường là có thể làm được lãnh đạo, các kiến thức khác không cần thiết bởi đã được trang bị học thuyết chủ nghĩa mác -lê nin, đỉnh cao của khoa học xã hội loài người. Trớ trêu thay thời kỳ xét ngạch bậc công chức, các văn bằng, chứng chỉ do các trường đảng từ tỉnh đến trung ương đều không được chính phủ chấp nhận, vì nó không nằm trong hệ thống các trường do bộ giáo dục quản lý (trừ trường đại học tuyên giáo) . Vì vậy tuyệt đại đa số các cán bộ đang làm công tác xây dựng đảng, các tổ chức đoàn thể ở các địa phương chỉ có văn bằng chứng chỉ trong hệ thống trường đảng nên không thể xếp vào ngạch bậc công chức như cán sự hoặc chuyên viên được. Cú xốc bất ngờ làm cho uy lực của đảng nói chung, cán bộ làm công tác đảng, đoàn thể nói riêng bị giảm sút nghiêm trọng. Các cán bộ lãnh đạo đảng tỏ ra cay cú, bất bình cho rằng đảng đã bị chính quyền hạ nhục. Từ đó người cán bộ của đảng trong con mắt của đội ngũ cán bộ công chức khác hẳn so với trước và những người làm công tác đảng cũng đã tự mình điều chỉnh cả về phong thái cũng như phát ngôn từ tốn hơn. Cũng từ đó việc đi học tại các trường đảng, tổ chức đảng phải ra tay cắt cử, coi đây là nhiệm vụ của đảng giao phó.

Tôi cũng thấy những điều bất cập của bộ máy được gọi là: “hệ thống chính trị”, bao gồm: đảng, nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội. Với tư cách là “lãnh tụ chính trị”, đảng tự tổ chức biên chế cho mình bộ máy đồ sộ không chịu thua kém bên nhà nước, chính phủ có bộ ngoại giao, đảng có ban đối ngoại; chính phủ có bộ nông nghiệp, đảng có ban nông nghiệp; chính phủ có ủy ban dân tộc, đảng có ban dân tôc. . . (tuy nhiên đến giờ có cắt giảm đi một số ban) và bên nhà nước có các cơ quan tư pháp, bên đảng có ban nội chính. Hệ thống này được tổ chức đến các cấp địa phương. Ngoài ra còn bộ máy của các tổ chức đoàn thể nhân dân cũng đồ sộ không kém phần. Tất cả đều làm nhiệm vụ quản lý đất nước, vận động nhân dân chấp hành các chủ chương chính sách của đảng, nhà nước, dìu dắt nhân dân tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua tư bản chủ nghĩa. Nếu như các bộ máy này tự tìm nguồ thu, tựlo kinh phí cho những hoạt động của mình thì khỏi cần nói, đằng này tất cả đều ăn theo những đồng tiền đóng thuế của người dân. Là người có nhiều năm làm việc trong cơ quan đảng, nhà nước tôi thấy xấu hổ vì hàng năm cứ vào cuối năm, chuẩn bị bước sang năm mới lại diễn ra các cuộc cãi cọ rất gay gắt về việc phân bổ kinh phí cho các cơ quan đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, đơn vị nào cũng đưa ra vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đơn vị mình hòng có được nhiều kinh phí để chi tiêu. Vào thời kỳ đó đâu đâu cũng thấy bàn luận, so tỵ giữa cơ quan này với cơ quan kia về kinh phí nhà nước cấp. Một đất nước đã nghèo mà còn đè lên đôi vai người dân những gánh nặng khổng lồ đến vậy thì làm sao dân tộc ta không kém thiên hạ.

Tôi thấy đảng luôn tự hào về tài “nghệ thuật lãnh đạo”của đảng. Đem chuyện này trao đổi với một số người dân thì họ nói: đảng có tài lừa bịp thì có (Một nhóm người ngồi kháo nhau mà tôi thấy họ đều nói đúng) . Họ nói rằng khi còn nhỏ đi học, sách giáo khoa cấp1 dạy rằng ở miền nam (đồng bằng sông cửu long) có giống lúa trời, quanh năm thóc chín, người dân cứ việc đi gặt hái không bao giờ hết, vựa thóc này có thể nuôi sống được toàn thể đồng bào cả nước ta. Hiện nay đế quốc Mỹ đang xâm chiếm, chúng vơ vét hết của cải của đồng bào miền nam, khi nào giải phóng, thống nhất tổ quốc thì tha hồ mà sung sướng, nay thống nhất nước nhà chẳng thấy lúa đâu, bài học ấy cũng biến mất.

“Cầm vàng còn sợ vàng rơi
Vào hợp tác xã đời dời ấm no”. . .

Một người đọc lại câu ca dao quen thuộc kiểu để châm chọc, mấy người khác chửi độc: khốn nạn cái hợp tác xã cấp thấp, cấp cao ấy, lùa dân vào một hố để chôn. Bây giờ thì tôi chẳng tin thằng cha nào hết, một người hăng hái nói tiếp: bác Hồ dặn sau khi thống nhất đất nước thì nhà nước miễn thuế cho nông dân ít nhất 2 năm, thế mà chúng nó dấu tiệt, dấu cho đến khi không dấu nổi nó mới chịu vâng lời bác dạy, ngay cả ngày chết của bác Hồ mà nó còn lừa dân thì chẳng có gì mà chúng nó không lừa .

Trở về nhà trong trạng thái mông lung suy nghĩ chẳng đâu vào đâu, tiết trời đầu xuân tô điểm cho những ngày tết Nguyên đán của dân tộc làm lòng người phấn trấn, vợi đi những căng thẳng, những gay gắt trong cuộc sống đời thường. Ngả lưng xuống giường cho giãn xương cốt bởi qua một ngày tiếp quản toàn những rượu, bia theo phong tục, tập quán của những ngày tết . Lúc này tôi mới để tâm nghe chiếc loa truyền thanh của huyện suốt ngày ra rả chĩa vào nhà tôi làm cho nhiều khi rất khó chịu nhưng vẫn phải nghe. Tôi bật cười vì chợt nhớ đến có ông bạn là người hay say rượu, “tửu nhập, ngôn xuất”, ông đã xuất thì không ai có thể cắt ngang được. Hôm đến nhà tôi uống quá say, mọi người cứ để cho ông nói, gọi là để nhưng cũng chẳng ai xen được, vì cứ cất tiếng là bị ông quát bỏ. Đúng 11giờ trưa, chiếc loa truyền thanh bắt đầu phát với tần số âm lượng hết công suất. Ông ta chỉ tay về phía chiếc loa quát lớn “câm ngay”, loa vẫn không ngắt, rồi ông lại quát, tiếng loa lại to hơn, tức quá ông chửi đổng”đồ điếc lòi”.
Lúc này tôi bất đầu thiu thiu ngủ, chiếc loa truyền thanh chuyển tải chương trình phát thanh quân đội nhân dân đến với bàn dân thiên hạ, tôi cố tỉnh táo để nghe.

Mở đầu chương trình lá tin khắp nơi thi đua lập thành tích”mừng đảng, mừng xuân”. Tôi băn khoăn vì tôi vừa đi một số nơi về, thủ đô Hà Nội có, Bắc giang, Lạng sơn có và cả nhiều vùng nông thôn có, tôi chẳng thấy ở đâu có động thái nào chứng tỏ đang nô nức lập thành tích chào mừng ngày sinh nhật đảng. Ngay cả việc mừng đảng tôi cũng chẳng thấy ai đả động đến. Những ngày tết mọi người chỉ chúc nhau mừng xuân năm mới, chúc nhau sức khỏe, làm ăn phát đạt. Tuyệt nhiên tôi chưa thấy người nào từ những người có học vấn cao, tri thức rộng, những người bình thường, những người không bình thường cho đến ngững người thần kinh không ổn định hoặc những gã nát rượu bét nhè cũng không hề có lời nào nói đến việc mừng đảng, lại càng không thấy có những việc làm thiết thực nào để kính dâng lên đảng.

Phải chăng nó diễn ra ở một vùng xa xôi hẻo lánh mà tôi không thể biết được, hoặc ở một nơi thiên đình nào đó mà mắt thường tôi không thể nhìn thấy .


Vi Đức Hồi

Lý Đông A


Lời cảnh báo về nguy cơ Hán Đại Đông Á

Video : youtube

Lý Đông A, một tư tưởng gia thâm viễn của Việt tộc, từ những năm 1940, trong tập Chu Tri Lục (bàn về sự biết chu toàn) tập 3, đã phân tích và trưng ra những nguy cơ của kế hoạch Đại Hán của Tầu, dù là Tầu Quốc hay Tầu Cộng.

Lý Đông A đã nhìn rõ, từ 1943, sau đệ nhị Thế chiến, thế giới 1950-2000 sẽ chuyển mình sang chế độ mới, với các liên minh quốc tế. Tại thời điểm 1940, Căn bản lập trường dân tộc qua Cương Lĩnh 2, đối Tầu, gồm vài điểm quan trọng sau:

1- Quy luật lịch sử Tầu là : Lấy Tài Hoá Thu Nhân Tâm (thoát nghĩa Hữu đức giả hữu thổ), Hưng Hoa diệt Di, thiên hạ đại đồng theo lối Hán mà vũ khí và thủ đoạn chủ yếu là chủng tộc xâm lược.

2- Tam Dân chủ nghĩa của Tôn Văn cũng là một chủ nghĩa đế quốc: Tôn Văn từng nói với cụ Phan Bội Châu: “Các ông bất tất phải làm, chỉ là một tỉnh của Tầu, chúng tôi làm xong thì xong”, và sau này Tưởng Giới Thạch cũng nói: “Việt Nam là Tầu, Việt Nam để người Tầu làm giúp cho”.

3- Năm 1911, Tôn Văn đề xướng Ngũ Tộc Cộng Hoà, gồm 90% là nhân khẩu Tầu, 10% là Mãn, Mông, Tạng, Miêu (là Việt núi). Năm 1916 Tôn Văn luận Quốc Tộc tức đúc các dân tộc vào một lò mà thống nhất thế giới, chia toàn quốc ra Tỉnh, Quận, Huyện, khoảng 1921-22, Tôn Văn nói: Ta phải đem các dân tộc Thái, Việt… liên hợp lại cùng chống đế quốc.

4- Năm 1940, Chính Trị Địa Lý Bộ của chính phủ Trùng Khánh, ra tập Đông Á Địa Lý, quy định 8 con đường phát triển của nòi Hán sau này:
-1/Tây Bá Lợi Á- 2/ Tây Tạng, Ba Tư- 3/Tân Cương- 4/Ấn Độ- 5/Việt, Thái, Miến, Tân Gia Ba- 6/Nam Dương liệt đảo- 7/Úc châu- 8/Thái Bình Dương liệt đảo & Hàn quốc.

Để đạt mục đích, Tầu dùng cách: Lộ Ố Nàm (lấy vợ An Nam) -Dìu Ố Nàm (tiêu tiền An Nam) -Chì Ố Nàm (ở đất An Nam).

Lý Đông A còn trưng rõ: tờ Đại Lộ Nguyệt San ở Thượng Hải, số ngày 1-5-1933 đã đăng bài Nam Dương Hoa Kiều Cộng Hoà Quốc Vận Động, chủ trương lấy Hoa kiều làm chủ lực xâm lược, biến Nam Dương thành Hoa kiều Cộng hoà quốc.

Về Việt Nam: Bắc kỳ quy về mẫu quốc, Trung kỳ và Nam kỳ thuộc về Hoa kiều thống trị. Trên tờ Quảng Tây Nhật Báo số ngày 26-11-1942 đề xướng “Hoa kiều thổ hoá vận động” qui định bề mặt phải thổ hoá nghĩa là Hoa kiều ăn mặc theo thổ dân, nói tiếng thổ dân, ảnh hưởng văn hoá thổ dân để bề trong tăng tác dụng Hán hoá.

Lý Đông A còn nhấn mạnh: “Đối riêng VN, họ đang nghiên cứu cách nào lập thành một Tỉnh, nuôi Việt gian thế nào, diệt chữ quốc ngữ thế nào, tiễu trừ dân tộc ý thức cách nào, làm sao cho người Việt tưởng mình là Hán, khôi phục chữ Nho thế nào… thống trị thế nào…”

5- Tầm quan trọng của đất nước Việt Nam đã được viễn kiến Lý Đông A kết tinh hùng hồn như sau: “Đất ta là đất cơ sở của Thái Bình Dương, trung tâm của Đông Nam Á, tư lệnh đài của quốc tế, được ta thì tiến lên xưng bá loài người, lui về thì tự thủ muôn thuở… đứng vào thiên hiểm của trung tâm… đời nay nếu ta muốn sống phải hết sức mạnh mà ta hững hờ là thì tất diệt. Lại đời nay, diệt tức là toàn diệt đó, Ta chớ hòng làm Hoà Lan hay Thuỵ Sĩ… ta là cái xương hóc giữa cổ họng chú chiệc…”

LẠM BÀN

1- Đối Tầu, phân tích cặn kẽ của Lý Đông A, 70 năm sau, vẫn còn nguyên vẹn giá trị và vẫn làm kim chỉ nam cho cuộc vận động toàn dân sinh tồn phòng vệ. Nhật, Pháp chỉ là đối thủ chóng qua, Tầu trước sau vẫn là đối thủ truyền kiếp.

2- Trung Cộng đã chiếm Tân Cương, Tây Tạng, từng đánh Ấn Độ 1962, mưu toan ở Nam Dương 1965… đúng như dự liệu của Lý Đông A, và so với tiết lộ của Wikileaks gần đây, thì mưu lược của Tầu trước sau vẫn là mở đường xuống Đông Nam Á, qua VN, lối tằm ăn dâu, thuê đất thuê rừng, khai Bâuxít, mỏ quặng, lấn đảo, biển, dùng tài hoá đầu tư khắp VN nhất là đang nhắm vùng biên giới Móng Cáy (ngũ niên kế hoạch đầu tư hơn 400 tỷ từ nay tới 2015). (1)

3- Lý Đông A nhìn rõ thế giới từ 1950-2000, hậu Thế chiến II, đổi mới theo hướng quốc tế liên minh, mà VN trong liên minh Đại Nam Hải, phải thật mạnh để đối kháng Tầu.

4- Cảnh báo về âm mưu Hán hoá: nuôi Việt gian, làm sao cho người mình tưởng mình là Hán, diệt trừ chữ quốc ngữ, khôi phục chữ Nho thế nào… vẫn còn nguyên giá trị. Hiện tại vẫn không thiếu người vì lòng yêu chữ Nho-chữ Nôm, vô tình tuyên truyền cho âm mưu đó mà quên rằng, cổ ngữ như LaTinh, Hy Lạp vẫn chỉ là cổ ngữ và quốc ngữ abc mới là nét đặc sắc của Văn hoá linh động cấp tiến Việt, tách rời bóng trùm Hán học.

Tiếc rằng Lý Đông A đã khuất bóng sớm, từ 1946, không kịp nhìn thấy những chuyển biến rất lớn của thế giới: Tầu Cộng chiếm Hoa lục từ 1949, Tưởng chạy ra Đài Loan, Quốc Cộng VN 1954, VN 1975, Nga sô Đông Âu xụp đổ 1990, thế giới Hồi giáo bừng dậy, cuộc cách mạng điện tử mở rộng thông tin toàn cầu từ 1980….
Nam Dương, nhờ 90% Hồi giáo đã đẩy ngã Cộng sản Hoa kiều xuống biển.
Hàn, Nhật, trở thành cường quốc kinh tế, đối kháng mạnh mẽ với tiềm năng kinh tế của Tầu.

Ấn Độ cũng trở thành một cường quốc, không dễ gì Tầu có thể xâm chiếm (2)
Úc châu, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Mã Lai, Singapore, Đài Loan… những đảo quốc này với hải quân và hạm đội Hoa Kỳ, không dễ gì hải quân mới lớn của Tầu có thể áp đảo, Tầu chưa từng có kinh nghiệm về hải chiến và đại chiến.

Hai khâu yếu nhất hiện tại là Lào và Việt Nam. Nếu VN biết nghiêng hẳn sang khối ASEAN và đại cường Hoa Kỳ, vận động yểm trợ của quan thầy cũ là Nga Sô tạo áp lực miền Tây-Tây Bắc Trung Hoa, thì VN có thể thoát hiểm và làm chùn chân hồ đội lốt hổ Tầu.

Tại sao Tầu lại là hồ đội lốt hổ? Phân tích ta thấy dân Tầu 1.3 tỷ là loại dân hỗn tạp, nam Dương Tử vốn là giống Bách Việt, cả 56 bộ tộc, dân Hán từng bị Mông Cổ đô hộ 99 năm, Mãn Thanh thống trị 300 năm, binh hùng tướng mạnh, Tống, Minh… sang đánh VN lần nào cũng tan tành đại bại, đầu thế kỷ XX Nhật Bản vũ bão đánh chiếm Mãn Châu, Trung nguyên Tầu, Bát quốc xâu xé bắt nhượng địa, vì sao? có thể kê ra những nhược điểm của Tầu như sau:

* Dân Tầu không phải là loại dân chiến sĩ -warriors- như Nhật, Mông, đa số là dân buôn bán, trí thức nhào nặn trong Nho Khổng cả ngàn năm, ô hợp, cúi mình theo cấp trên, làm việc lấy lệ, dối trá cho yên thân, trọng tiểu lợi, đầy dẫy những tiểu nhân tài bất cập chí, đầu óc còn phong kiến lạc hậu, chưa nhìn ra thế toàn cầu, vẫn lúi húi trong trò chơi chính trị Chiến quốc Tam quốc. Dân tình dân trí như thế làm sao bá chủ hoàn cầu?

* Khối người Tầu theo hướng Tự Do Dân chủ, chống Cộng, khá đông vòng quanh thế giới, Đài Loan, Tân Gia Ba, Mỹ, Gia Nã Đại… Lý Quang Diệu từng cảnh tỉnh Đặng Tiểu Bình về đầu óc thực dân lấy mạnh hiếp yếu của Tầu Cộng. Khối này, cộng với những người đối kháng thức thời trong Hoa lục, không để Trung Cộng yên ổn khi có đại biến cố xẩy ra.

* Vũ khí nguyên tử mới không còn nể sợ biển người của Tầu, chưa kể loại quân Tầu phù, ngay cả 200 năm trước cũng đã bị Nguyễn Huệ phá tan trong một tuần lễ. Miếng ăn, nạn đói luôn luôn ám ảnh dân Tầu, dân xấu xí uý tử tham sinh hơn là bền gan sắt đá.

* Âm mưu của Trung Cộng lấy kinh tế bao vây Âu Mỹ, không qua mặt được bậc thầy kinh tài Nữu Ước Luân Đôn, bậc thầy chứng khoán, bonds Do Thái. Giỏi về thương mại, quen hối lộ, gian thương, sau 30 năm canh tân từ 1979 tới nay Tầu vẫn chưa có nổi một thương hiệu quốc tế như Đại Hàn với Samsung, Hyundai, LG…có nghĩa là một nền kinh tế chậm tiến gia công cho Nhật, Âu, Mỹ… Cựu thủ tướng Anh, M.Thatcher từ 2002 cho rằng phải mất 40 năm nữa Tầu mới tân tiến, giải quyết xong cấu trúc hạ tầng xã hội. Hiện tại Tầu công kích Mỹ lấy Đô La làm loại tiền thống trị thế giới, nhưng đến bao giờ đồng Yuan của Tầu mới có uy tín bằng đô la để được quốc tế chấp nhận?

* Trước trào lưu dân chủ tự do lan tràn toàn thế giới, sách lược Tâm Công của Nguyễn Trãi, từng làm quân Minh tan hàng, có thể dùng để làm rã ngũ quân cán Trung Cộng nếu phối hợp được với các lực lượng đối kháng của chính người Tầu trên thế giới và người Bách Việt, người trí thức khát vọng tự do dân chủ ngay trong đất Tầu.

CHÚ THÍCH

1- Năm 1965, cùng với chiến tranh VN, đảng CS Nam Dương với 3.5 triệu đảng viên và 20 triệu người ủng hộ, là đảng mạnh nhất trong 18 đảng, họ toan nắm quyền ở Nam Dương. Khi ấy TT Sukarno lại bỏ Âu Mỹ, nghiêng về Trung Cộng, với lạm phát 650% kinh tế kiệt quệ, Sukarno từng chửi rủa Mỹ: “Go to Hell with your aid ” đuổi đoàn thiện chí Peace Corp Mỹ, ông bị bệnh, không chịu giải phẫu ở Vienna mà lại quay về với Đông Y Tầu… May nhờ giới quân nhân chống Cộng quyết liệt và khối Hồi giáo thuần thành vốn chống vô thần, đảng CS Nam Dương bị triệt hạ, quần chúng nổi lên giết người Hoa mà họ cho là đứng sau đảng CS (CS Tầu đã chuyển vũ khí cho CS Nam Dương), họ trả lại đất cho điền chủ bị CS địa phương tước đoạt… Theo Đại sứ Mỹ năm 1966 cho biết khoảng 400,000 CS và thân CS bị tàn sát, Đại sứ Thuỵ Điển cho rằng số bị giết ít nhất là 1 triệu người. Hoa Kỳ khi ấy quyết tâm chặn đứng sức bành trướng của Trung Cộng ở biển Đông, từ Mã Lai-Nam Dương-tới Nam VN. Ngày nay, khu Tầu ở Nam Dương không dám đề chữ Hán trên bảng hiệu ! (Sukarno bị truất 1967, mất năm 1970-tướng Suharto lên thay).

2- Xung đột biên giới Ấn-Tầu 1962 làm Thủ Tướng Nerhu tỉnh ngộ: Huynh đệ Ấn-Tầu-India-China Brothers- chỉ là trò hề, ngay sau đó Ấn tăng cường quân đội gấp đôi để phòng Tầu, cùng vụ hoả tiễn ở Cuba năm ấy, Mỹ và Âu châu nhìn ra tham vọng bành trướng của CS và riêng Nga cũng bắt đầu nghi ngại mối hoạ láng giềng Tầu (tài liệu tra cứu từ Google).

 Hạ Long Bụt Sĩ
 Diễn Đàn Thế Kỷ
@danchimviet.info

ledienducblog


Việt Nam "thủa nô lệ dân ta mất nước" và hôm nay

Trích đoạn :

Ngày 26/05/2011, ba tàu hải giám của Trung Cộng đã tấn công tàu dân sự “Bình Minh 02” của hãng PetroVietnam, phá huỷ trang thiết bị, cắt cáp thăm dò, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, ngay trên phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) khoảng 120 hải lý.

Lẽ thường, với hành động xâm phạm chủ quyền “ngang ngược” như thế, Việt Nam phải có hành động trả đòn quyết liệt, hoặc nếu chưa thể hành động như vậy, thì chí ít Bộ Ngoại giao Việt Nam phải triệu tập đại sứ Trung Cộng tới hạch hỏi và trao công hàm phản đối. Đây là thông lệ ngoại giao tối thiểu đối với một quốc gia có chủ quyền!

Ngoài ra chính phủ Việt Nam lẽ ra còn phải làm ầm ĩ, to chuyện trước dư luận thế giới và cho phép dân chúng tổ chức xuống đường rầm rộ để phản đối nhà chức trách Trung Cộng, đồng thời biểu lộ lòng căm phẫn khi Tổ quốc bị ngoại bang xâm lấn, phá hoại.

Thế nhưng tờ điện tử của Bộ Ngoại giao CHXHCNVN cho hay “sáng 27/05/2011, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam”.

Thực tế là, giống như các lần trước,“đại diện” của CHXHCN Việt Nam lại lò dò đến Phủ Sứ quân của Thiên tử tại Hà Nội để gặp và trao công hàm phản đối cho có lệ, chỉ cốt làm lắng đi sự phẫn nộ của nhân dân?

Tôi hoàn toàn tin như vậy! Nếu không, vì sao trên bản tin của tờ “Quân đội Nhân dân”, một tờ luôn luôn khiêu khích, vu khống, rêu rao về một “lực lượng thù địch” nào đó, đã đăng lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc đến sự việc nghiêm trọng này nhưng ngay sau đó lại hèn hạ gỡ đi? [Bài đăng tại link: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/75/43/10/50/50/149346/Default.aspx không còn truy cập được nữa].

Nói chuyện điện thoại với cựu nhà báo quân đội và là nhà văn Phạm Đình Trọng, tôi hỏi thăm về phản ứng của dư luận trong nước.

  Cũng nên nhắc lại, nhà báo, nhà văn Phạm Đình Trọng, hiện đang sống tại Sài Gòn, người đã từng thông báo từ bỏ Đảng CS Việt Nam và viết thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhân danh “một con dân nước Việt” bày tỏ mối quan ngại trước tham vọng bá quyền của Trung Quốc và phản đối dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên.

Ông Phạm Đình Trọng nói rằng, dân chúng giận lắm nhưng rất sợ sự đàn áp của chính quyền, chưa dám manh động! Và ông khẳng định sự kiện này "càng bộc lộ rõ bản mặt bán nước, hại dân" của Tập đoàn lãnh đạo Ba Đình.

Tôi chợt nhớ đến bài thơ “30 năm đời ta có Đảng” của Tố Hữu, một nhà lãnh đạo kiêm nhà thơ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bài thơ này Tố Hữu viết nhân dịp 30 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/1960), ca ngợi Đảng “trăm tay nghìn mắt”, “xương sắt da đồng”, “Mác-Lênin vĩ đãi” đã làm “hồi sinh” dân tộc và và mô tả cuộc sống của Việt Nam dưới thời thực dân Pháp.

Nghịch lý thay, sau hơn 80 năm “đời ta có Đảng”, nếu bật dậy từ dưới mồ, nhà thơ Tố Hữu có lẽ cũng phải xót xa nhìn hình ảnh "thủa nô lệ dân ta mất nước, cảnh cơ hàn trời đất tối tăm" của dân tộc Việt Nam thời phong kiến, thực dân, hôm nay hiển hiện ngay trong một chế độ thực dân mới khác mang tên CHXHCN Việt Nam, chuẩn xác đến kinh hồn, thậm chí còn tệ hại hơn, bởi vì chế độ này không ngớt tuyền truyền là của dân, do dân và vì dân!

Dưới đây, tôi sẽ lấy những câu thơ của Tố Hữu trong bài thơ đã dẫn trên (những câu in đậm) minh hoạ cho hình ảnh Việt Nam thời "vươn ra biển lớn" của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng!

“Lũ bán nước, lột da dân nước
Tan mồ cha cũng rước voi dày”

Đọc hết toàn bài tại :rfavietnam

Lê Diễn Đức

Sunday, May 29, 2011

trandongduc blog


Hãy biến Biển Đông
trở thành vấn đề biên cương của Trung Quốc

 Tổng hợp và bình luận Dựa vào các xu hướng phân tích chiến lược Trung Quốc thu thập trên các trên các website, hải quân luận đàm, hoàn cầu thời báo và thiết huyết của Trung Quốc.

Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành chính sách gây hấn ở Đông Nam Á. Hành động xâm nhập hải phận Việt Nam trong vùng đặc khu kinh tế 200 hải lý phá hoại kinh tế nên được coi là hành vi xâm lược mới thấy được sự nghiêm trọng để Việt Nam có chính sách đáp trả một cách thỏa đáng.

Chính ra đây là một trong những bước "ném đá hỏi đường" để thăm dò sức đề kháng của dân tộc Việt Nam tới đâu. Nếu sự phản kháng của Việt Nam không đủ mạnh thì đây sẽ là một nguy cơ an toàn khu vực mà Việt Nam sẽ bị thiệt thòi nhiều nhất. Ở vị trí người Việt Nam, không ai không khỏi chua xót khi đứng bên bờ biển Nha Trang cát trắng mà nghĩ tới ngoài khơi có một thế lực lang sói muốn làm chủ chân trời.

Sau nhiêu đòn phép phô trương thanh thế, Trung Quốc đã hiện rõ dã tâm biến Biển Đông thành "nội hải" với cơ sở đất đai vào những vùng đất trên hai quần đảo Hoàng Sa Trường Sa chiếm được trực tiếp từ tay Việt Nam. Trung Quốc đang từ nơi hư vị của vùng lưỡi bò chín đoạn đã được phác họa một cách vô căn cứ từ thời Trung Hoa Dân Quốc nay đã ngang ngược tuyên bố thành di sản của quốc gia thừa kế.

Gót chân Achilles

Thực tế là, Trung Hoa Dân Quốc vẫn tồn tại ở Đài Loan. Trung Quốc một mặt dùng sức mạnh ngoại giao không cho các nước thừa nhận Đài Loan, một mặt "tuyên thị chủ quyền" đòi chiếm hữu toàn bộ những gì Trung Hoa Dân Quốc khai khống. Đây là một đặc điểm pháp lý rất quan trọng vì thực sự Trung Quốc không chiếm được Đài Loan mà phải công nhận thực tế ngoại giao hai bờ (Lưỡng Ngạn), chỉ thay chữ bờ (ngạn) bằng chữ nước (quốc).
Nếu Trung Quốc ép người quá đáng, chiếm hữu đất đai lãnh thổ của nước khác, khi tình thế tới bước cùng, chiến tranh xảy ra, các quốc gia quanh Biển Đông thừa nhận Đài Loan là đối tượng thương lượng, thì tự dưng bản đồ "lãnh thổ hoàn chỉnh" của Trung Quốc hiện nay bị vô hiệu hóa. Tuy ý tưởng này là một trận chiến quy ước về ngoại giao, mang đậm nét Chiến Quốc "diễn nghĩa" nhưng đối với các nhà chiến lược Trung Quốc không thể không cân nhắc như là một chỗ nhược kiểu gót chân Achilles.

Trung Quốc hiện đang ở thế mạnh một cách hung hăng thô lỗ cốt để che đậy sự bất an từ bên trong về mặt danh nghĩa chín đoạn do yếu tố lịch sử để lại từ thời Tưởng Giới Thạch. Những hành vi đè nén Việt Nam chính ra là một thủ đoạn để chứng tỏ uy thế của mình xem Việt Nam phục tùng về bề mặt tới đâu. Không may mắn cho Việt Nam nằm trong một thể chế chính trị cứng nhắc, lại phải nằm trên con đường đệm để Trung Quốc vung tay múa cánh thị uy. Tầng lớp lãnh đạo Việt Nam hiện nay có thỏa hiệp nào đó để tạo sân chơi cho Trung Quốc thành thế lực vùng để cùng nhau nương tựa về chính trị. Nhưng rõ ràng chính sách này càng lúc càng lộ rõ nhược điểm vì lòng dân Việt Nam không phục và trên hết thiệt hại lợi ích của Việt Nam quá nhiều.

Trung Quốc thị uy ở Biển Đông, xâm phạm lợi ích của Việt Nam nhiều lúc như chỗ không người. Những việc như thế này đã khiến lòng dân Việt Nam căm phẫn và chán ghét. Nhưng lãnh đạo cao tầng của "hai nước Việt Trung" bị thỏa hiệp không thể đưa ra tuyên bố bất đồng. Đây cũng là một trong chiến lược cục bộ hóa các tranh chấp của Trung Quốc mà lãnh đạo Việt Nam bị cam kết không ác hóa về mặt ngôn luận và truyền thông. Chính quyền cấp tỉnh của Trung Quốc như Quảng Đông và Hải Nam yên tâm được nhá đèn xanh cho tàu Ngư Chính và Hải Giám (gần đây) tuần tra Biển Đông mà không được coi là hành vi xâm lược.

Vấn đề biên cương

Tuy nhiên, một góc cạnh tranh luận khác của chiến lược gia chuyên lấn sân của Trung Quốc thì cho rằng nếu Việt Nam quyết tâm lật ngược thế cờ thì là một tổn thất khôn lường. Trên các mạng quân sự luận đàm của Trung Quốc cho rằng khu vực "Nam Hải" là yết hầu của Trung Quốc. Việt Nam một lúc bị đẩy đến đường cùng thì sẽ bất chấp quy ước, sẽ tổ chức các đội du kích biển như nước này đã thực hiện trong các cuộc chiến tranh.

Lấy ví dụ trong các triều đại Hán, Đường sụp đổ vì những tranh chấp biên cương tạo nên là những nguyên nhân sâu xa và trực tiếp, tranh chấp "Nam Hải" nếu không kiểm soát được là thảm họa kinh khủng dẫn đến sự sụp đổ kinh tế và chính quyềnTrung Quốc đại lục hiện nay.

Biển Đông vốn là mạch máu lưu thông kinh tế, các tàu hàng của Trung Quốc rủi bị đánh chìm bởi "du kích biển" Việt Nam thì tình hình không thể nào kiểm soát. Phe "Bồ Câu" của Trung Quốc cũng khuyến cáo rằng cố gắng cho tới năm 2020 nếu không lấy được "Nam Sa" thì hãy từ bỏ để đổi lấy hòa bình vì xét cho cùng Việt Nam không có nhiều thứ để mất như Trung Quốc. Do hiện nay phe "diều hâu" Trung Quốc đang nắm ưu thế nên có sự yên tâm đẩy Việt Nam vào thế thỏa hiệp yếu mềm để càng lúc càng lấn tới.

Các phe phái của Trung Quốc cũng nhận định, Việt Nam có ưu thế tuyệt đối về mặt lục địa. Nếu như có vũ khí tối tân trong tay thì chỉ đứng trong đất liền (Vịnh Cam Ranh) cũng làm mưa làm gió trên biển cho hàng hải điêu đứng. Nếu Việt Nam biến "Nam Hải" thành bãi mìn, ngư dân là "du kích biển" thì Trung Quốc không biết phải làm sao?. Những hải tặc "rách rưới" ở Somali còn làm cho cường quốc hải quân như Hoa Kỳ phải điên đầu, thì chỉ cần vài tháng Biển Đông thành trận địa, thì Trung Quốc dù có lấy được "Nam Sa" cũng là kẻ ngã lăn ra trước. Điều này còn nguy cấp hơn vấn đề biên cương của Trung Quốc từ thời cổ đại.
Các nhóm này cũng nhận định ý chí đề kháng của Việt Nam hiện nay kém hơn thời trước. Trung Quốc tiếp tục thị uy vừa hữu nghị thắt chặt, khi thì cứng rắn, khi thì lý tình làm nội bộ Việt Nam không dứt khoát được về chính sách đối phó.

Thế đứng của Việt Nam

Dã tâm của Trung Quốc đã hiện ra trước mắt. Rõ ràng trong tâm lý, đây không phải là một động lực đấu tranh sinh tồn của một nước không có không gian phát triển mà là một mưu đồ xâm thực có điều khiển, được thì làm tới, không được thì rút lui.

Mưu đồ này tưởng như là một trò chơi tranh bá đồ vương nhưng đụng chạm đến quyền lợi cốt lõi và bờ cõi thiêng liêng của Việt Nam. Tâm lý "đùa giỡn" ngang tàng càng lúc càng chà đạp phẩm giá của dân tộc Việt Nam trong dư luận hiếu chiến của Trung Quốc

Các xu hướng nhận định cũng đã phòng hờ được mọi tình huống. Họ phân tích chặt chẽ về điều kiện địa lý và tâm lý dân tộc. Đối với Trung Quốc tuy lấy được "Nam Sa" chẳng qua như một hạt cúc trên chiếc áo, lưỡi bò chính đoạn như là chứng minh thư được làm chủ chân trời nhưng tạo nên sự tự hào cho chủ nghĩa dân tộc rất lớn.

Trong dư luận của kẻ cuồng điên ngang ngược vẫn không che dấu được sự lo lắng của thái độ ăn hiếp quá đà, ép người thái quá.
Gót chân Achilles (danh nghĩa) và vấn đề biên cương (thực tế) của Trung Quốc chính là con bài tủ khi tất cả các thỏa hiệp với Trung Quốc đều bị vô hiệu hóa. Về mặt khách quan mà nói, lịch sử Trung Quốc thường bị biến chuyển do yếu tố bên ngoài và bởi các bộ tộc nhỏ bé hơn. Có dân tộc bị nội thuộc như Mãn Châu, có dân tộc tồn tại như Mông Cổ, có dân tộc độc lập như Nhật Bản khiến tâm lý Trung Quốc không ngớt manh động.

Tuy Nhân dân Việt Nam không có tham vọng đánh nhau với Trung Quốc, nhưng nếu Trung Quốc càng thô bạo thì càng đẩy Việt Nam tìm tới thế kháng cự phải nắm chặt yết hầu cho sự sống còn của mình ở Biển Đông. Hậu quả như thế nào thì đã nằm trong dự đoán của những nhà chiến lược Trung Quốc!
Việt Nam hãy thấy được sức mạnh và thế đứng của mình.

Trần Đông Đức