Những ngày xưa thân ái
Video những ngày xưa thân ái
Trích đoạn :
...Bài “Những Ngày Xưa Thân Ái” của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ là một nhạc phẩm hay. Thời đất nước bị chia đôi, dù là đang lúc có chiến tranh nó vẫn được phổ biến rộng rãi và được nhiều thế hệ thanh niên, học sinh, sinh viên miền Nam yêu thích. Nó là một trong những nhạc phẩm tình cảm viết về lính có giá trị như những nhạc phẩm cùng thời lúc bấy giờ như: Chiều Mưa Biên Giới, Quán Nửa Khuya, Tàu Đêm Năm Cũ, Trăng Tàn Trên Hè Phố, Mấy Dặm Sơn Khê, Nhớ Một Chiều Xuân, Sắc Hoa Màu Nhớ, v.v.. bằng nhạc điệu và lời ca nó đã diển đạt được những nỗi niềm thầm kín của người trai thời loạn. Nó chẳng những đáp ứng được nhu cầu tâm lý của đại đa số người lính đang chiến đấu ngoài chiến trường mà còn có khả năng diễn đạt cái tình cảm thiêng liêng của những người có chung lý tưởng chiến đấu bảo vệ quê hương Miền Nam tự do còn lại của mình lúc bấy giờ. Thế nên, sau này ở vào giai đoạn cuộc chiến khốc liệt nhất, hàng hàng lớp lớp trẻ chúng tôi đi vào quân đội đã mang theo những nhạc phẩm này khắp nẻo đường đất nước như một món ăn nhiều dinh dưỡng. Cảm ơn những nhạc sĩ tài hoa đã dâng cho đời những cung bậc rung cảm, tuy sáng tác trong thời kỳ khói lửa chiến chinh nhưng vẫn lãng đãng chất lãng mạn và đầy tính nhân bản. Riêng ở miền Bắc, nó đã bị ghép vào loại nhạc với cái tên “quỷ ma” gì đó như bao thân phận của những nhạc phẩm trữ tình thời tiền chiến và lẽ đương nhiên là bị cấm.
Nhân tiện, tôi cũng muốn nhắc đến những ca khúc của Miền Nam ở vào giai đoạn 1954-1959, giai đoạn của thanh bình và no ấm, người dân miền Nam, nhất là dân quê mỗi khi nhắc lại cuộc sống ở giai đoạn này thường tặt lưỡi luyến tiếc. Những ca khúc được sáng tác ở giai đoạn này hầu hết là ca ngợi cuộc sống no ấm an bình mà người dân quê Việt Nam đang hưởng trong như: Trăng Rụng Xuống Cầu, Bức Hoạ Đồng Quê, Tiếng Hò Miền Nam, Gạo Trắng Trăng Thanh, Khúc Ca Ngày Mùa, Trăng Về Thôn Dã, Hương Lúa Miền Nam, Khúc Hát Ân Tình, v.v... Riêng đối với người dân miền Bắc ở giai đoạn này dưới chế độ cộng sản thì đã như thế nào? Phải chăng là cả một giai đoạn kinh hoàng? không nói ra, nhưng cái chắc là ai cũng biết.
Giới nhạc sĩ miền Nam dưới chính thể VNCH lúc bấy giờ được hưởng trọn cái không khí thoải mái của một chế độ mà quyền tự do tư tưởng, tự do sáng tác được tôn trọng nên chi họ đã thoải mái sáng tác nhạc bằng cả lòng say mê nghệ thuật gắn bó với tình yêu quê hương, tình yêu đồng bào và xa hơn là tình yêu nhân loại. Nó khác với thân phận của những nghệ sĩ tài hoa thời tiền chiến ở miền Bắc sau 1954 bị gò bó trong khuôn khổ và chỉ được quyền sáng tác dưới cây gậy chỉ huy của các quan văn nghệ “đỏ”, do đó những giọng điệu sắt máu, ngập đầy thù hận “máu kêu trả máu, đầu kêu trả đầu” đã được tung ra làm áp lực hỗ trợ cũng như bảo vệ cái thế chế cai trị hà khắc, độc tài sắc máu của chế độ CS miền Bắc.
Người ta không thể nào tưởng tượng được một thi sĩ tài hoa Xuân Diệu với những áng thơ tình lãng mạn thời tiền chiến, chỉ vì tham sống ngại khổ mà đành cam xoay chiều viết lên những lời thơ hung dữ kêu gọi bạo lực, kêu gọi hận thù.
…Địa hào đối lập ra tro
Lưng chừng phản động đến giờ tan xương
Thắp đuốc cho sáng khắp đường,
Thắp đuốc cho sáng đình làng đêm nay.
Lôi cổ bọn nó ra đây
Bắt quỳ gục xuống, đọa đày chết thôi.
(Trích Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, trang 22 và 23 - DCVOnline)
Hay
“Máu kêu máu trả thù
Súng đâu anh em đâu
Bắn nó thủng yết hầu
Bắn tỉa bắn dài lâu...”
(Trích “Xuân Diệu: Làm thơ? Làm thợ?”- DCVOnline)
Súng đâu anh em đâu
Bắn nó thủng yết hầu
Bắn tỉa bắn dài lâu...”
(Trích “Xuân Diệu: Làm thơ? Làm thợ?”- DCVOnline)
Đúng là đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu với quan văn nghệ đỏ Tố Hữu, “Giết, giết nữa bàn tay không phút nghỉ, … Thờ Mao chủ tịch, Stalin vĩ đại”
Còn đâu những áng thơ tình lãng mạn mà Xuân Diệu đã sáng tác trước khi phục tùng đảng?
…
Hãy sát đôi đầu! Hãy kề đôi ngực!
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài!
Những cánh tay! Hãy quấn riết đôi vai!
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt!
Hãy khăng khít những cặp môi gắn chặt
Cho anh nghe đôi hàm ngọc của răng;
Trong say sưa, anh sẽ bảo em rằng:
“Gần thêm nữa! Thế vẫn còn xa lắm!”
(Trích bài thơ Xa cách của Xuân Diệu viết tặng Đỗ Đức Thu - DCVOnline)
Sau 1975, Lê Hữu Mục, nguyên giáo sư Đại học Văn khoa và Sư phạm Sài Gòn gặp nhà thơ Xuân Diệu, sau đây là mẩu đối thoại giữa hai người.
Sau 1975, Lê Hữu Mục, nguyên giáo sư Đại học Văn khoa và Sư phạm Sài Gòn gặp nhà thơ Xuân Diệu, sau đây là mẩu đối thoại giữa hai người.
- Ngày xưa anh rất thành công, chúng tôi qúy mến anh lắm. Nhiều nữ sinh chép thơ của anh học thuộc lòng. Chúng tôi trong này dạy thơ Xuân Diệu ở Đại học Văn khoa. Còn bây giờ anh sáng tác ra sao?
Xuân Diệu lừng khừng đáp:
- Tôi vẫn sáng tác như ngày xưa.
- Chúng tôi không được đọc bài thơ nào của anh hay như ngày xưa nữa!
- Tôi có viết cho tôi nữa đâu. Tôi viết cho quần chúng đấy chứ.
Họ có trình độ thấp, ít học, do đó tôi không thể viết ra những gì gọi là tinh hoa của tôi được.
- Vây anh có tin những gì anh viết cho họ không?
Xuân Diệu vẫn lừng khừng nói:
- Việc gì phải tin. Cần gì phải tin.
(Trích “Hội Văn Hóa Việt Phỏng Vấn Gs. Lê Hữu Mục về huyền thoại Hồ Chí Minh” của Tinh Vệ - DCVOnline)
Xuân Diệu lừng khừng đáp:
- Tôi vẫn sáng tác như ngày xưa.
- Chúng tôi không được đọc bài thơ nào của anh hay như ngày xưa nữa!
- Tôi có viết cho tôi nữa đâu. Tôi viết cho quần chúng đấy chứ.
Họ có trình độ thấp, ít học, do đó tôi không thể viết ra những gì gọi là tinh hoa của tôi được.
- Vây anh có tin những gì anh viết cho họ không?
Xuân Diệu vẫn lừng khừng nói:
- Việc gì phải tin. Cần gì phải tin.
(Trích “Hội Văn Hóa Việt Phỏng Vấn Gs. Lê Hữu Mục về huyền thoại Hồ Chí Minh” của Tinh Vệ - DCVOnline)
Qua cách trả lời vừa lừng khừng vừa nhát gừng trên, cho thấy ông ta vẫn còn ít nhiều nuối tiếc thủa xa xưa, nhưng vẫn sợ thiếu cảnh giác, không có lập trường, mất đảng tịch. Thật là đáng tiếc.
Tôi còn nhớ như in, vào những dịp cuối tuần gia đình xum họp, nhất là những chiều lạnh miền trung có mưa lất phất, mấy chị em chúng tôi quây quần bên nồi chè nóng hổi, hay những chiếc bánh ngọt do tự tay mẹ tôi làm, râm ran bao chuyện buồn vui để rồi sau đó cùng nhau say sưa hát những nhạc phẩm mà chị em chúng tôi cho là hay bên cây đờn Mandolin với niềm hứng khởi, “Trong đêm trăng, tiếng chày khua, ta hát vang trong đêm trường mênh mang”, “Cười lên đi trăng sắp tàn bóng xế, hát lên đi để nung lòng nhân thế, để đồng xanh vang khúc ca ngày mùa”, “Em có nghe chăng dư âm đồng quê, khi trăng ngàn mờ tỏa chiếu trên đê. Đoàn người nông phu vui gánh lúa về. Bóng trai gái làng hẹn hò nhau ước thề”.
Ngay cả những nhạc phẩm viết về lính cũng được chị em chúng tôi hết lòng chiếu cố, “Ngày tháng đợi chờ, tôi đến sân ga nơi tiễn người trai lính ngày nào. Tàu cũ năm xưa mang người tình biên khu về chưa? Trắng đêm tôi chờ nghe tiếng tàu đêm tìm về ...”
“Người đi khu chiến thương người hậu phương, thương màu áo gửi ra sa trường... Nhìn em muốn nói chuyện người Kinh Kha, ngại khơi nước mắt nhạt nhòa môi em ...”
Hay
“...Thời gian qua mau, tìm anh nơi đâu?
Tôi về qua xóm nhỏ, con đò nay đã già
Nghe tin anh gục ngã
Dừng chân quán năm xưa
Uống nước dừa hay nước mắt quê hương...”
Thật ra sở dĩ chị em chúng tôi thỉnh thoảng tụ hát với nhau là do công khuyến khích của chị tôi cũng như ngón đờn Mandolin điêu luyện của người em rể tương lai trong gia đình. Chị tôi, Lê Thị Thanh Vân là một trong những giọng ca của trường trung học Nguyễn Huệ tại thành phố nhỏ bé miền Trung Tuy Hòa lúc bấy giờ. Nhờ có chút nhan sắc và giọng ca tốt nên chị thường được làm “ca sĩ” mỗi khi trường có tổ chức văn nghệ, cũng có khi vào dịp lễ Hai Bà Trưng chị được chọn ngồi trên mình voi đi diễu hành trên đường phố chính. Là em, tôi hãnh diện ở chị điều này.
Sông Lô