Ly nước đã đầy
“Ly nước đã đầy chờ giọt cuối
Rừng khô đợi ngọn lửa bùng lên!
Xin nhắc lại một vài chuyện cũ:
Vào tháng 8-2010, hằng trăm người dân tại xã Tam Lãnh, Quảng Nam đã kéo nhau đến nhà máy vàng Bồng Miêu đập phá tài sản và cướp đi 5 tấn quặng vàng của nhà máy, trị giá hàng chục tỷ đồng vì một em bé vào bãi thải của nhà máy Bồng Miêu để mót quặng, đã bị công an bắt giữ và đánh bằng roi điện để lại nhiều vết thương trong người. Cuộc tấn công vào nhà máy, thoạt tiên là một cuộc trả thù khi con em của họ bị đánh đập, trở thành một vụ cướp phá cuồng nộ khi dân làng la hét, dùng gạch đá tấn công các cơ sở và cuối cùng cắt kẽm gai tràn vào khu vực chứa, cướp quặng vàng mang đi. Nổi loạn vì bị hà hiếp, bất công và đói khổ, nên người dân vừa đập phá cho hả lòng hả dạ, vừa bị sự nghèo đói thôi thúc trở thành cướp bóc.
Trưa ngày 25/7/2010 hàng chục nghìn người dân huyện Việt Yên – Bắc Giang đã đi theo đám tang, mang quan tài một thanh niên bị công an đánh chết, một số cơ phận của nạn nhân đã bị cắt bỏ, có kèn trống lên thành phố Bắc Giang biểu tình. Công an và người dân đã đối đầu nhau trên đường phố, xe công an đã bị dân chúng tấn công và đập phá. Lực lượng công an tỉnh đã huy động cảnh sát cơ động của thành phố và các huyện tiếp ứng, nổ lựu đạn cay, chặn đường tiến của đoàn biểu tình, bắt đi nhiều người dân.
Vào tháng 8-2010, hằng trăm người dân tại xã Tam Lãnh, Quảng Nam đã kéo nhau đến nhà máy vàng Bồng Miêu đập phá tài sản và cướp đi 5 tấn quặng vàng của nhà máy, trị giá hàng chục tỷ đồng vì một em bé vào bãi thải của nhà máy Bồng Miêu để mót quặng, đã bị công an bắt giữ và đánh bằng roi điện để lại nhiều vết thương trong người. Cuộc tấn công vào nhà máy, thoạt tiên là một cuộc trả thù khi con em của họ bị đánh đập, trở thành một vụ cướp phá cuồng nộ khi dân làng la hét, dùng gạch đá tấn công các cơ sở và cuối cùng cắt kẽm gai tràn vào khu vực chứa, cướp quặng vàng mang đi. Nổi loạn vì bị hà hiếp, bất công và đói khổ, nên người dân vừa đập phá cho hả lòng hả dạ, vừa bị sự nghèo đói thôi thúc trở thành cướp bóc.
Trưa ngày 25/7/2010 hàng chục nghìn người dân huyện Việt Yên – Bắc Giang đã đi theo đám tang, mang quan tài một thanh niên bị công an đánh chết, một số cơ phận của nạn nhân đã bị cắt bỏ, có kèn trống lên thành phố Bắc Giang biểu tình. Công an và người dân đã đối đầu nhau trên đường phố, xe công an đã bị dân chúng tấn công và đập phá. Lực lượng công an tỉnh đã huy động cảnh sát cơ động của thành phố và các huyện tiếp ứng, nổ lựu đạn cay, chặn đường tiến của đoàn biểu tình, bắt đi nhiều người dân.
Ngày 21 tháng 12-2010, lực lượng công an quận Kiến An (Hải Phòng) đã phải huy động cả loại xe bọc sắt mới giải cứu được 5 công an bị hằng trăm người dân bao vây vì bất bình vì cách đối xử của công an với người dân quá tàn bạo. Một đôi thanh niên nam nữ đi xe máy, người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm đã bị một tên sĩ quan công an địa phương đuổi theo, dùng chân đạp vào xe hai người này khiến cho họ bị ngã và bị trọng thương. Sau khi 5 tên công an được giải cứu, những người dân sau đó còn tiếp tục kéo đến trụ sở Công an phường Quán Trữ bao vây phản đối, la ó dữ dội.
Ngày 14 tháng 5-2011, hằng trăm người dân đang di chuyển trên đường Hồng Bàng, Saigon, chặn bắt một công an đã vô cớ chặn xe và đánh một người dân bị thương, gây nên cảnh kẹt xe trên đường khoảng một tiếng đồng hồ.
Lâu nay vẫn xảy ra những vụ người dân bị đánh chết tại trụ sở công an như trường hợp thanh niên Nguyễn Văn Nhương ở Bắc Giang, vụ ông Trịnh Xuân Tùng, ở Hà Nội, hay vụ anh Nguyễn Công Nhựt tử vong tại đồn công an Bình Dương…
Chỉ mới ngày 21 tháng 7-2011 gần đây, tại Ba Vì, Hà nội, 3,000 dân địa phương đã tập họp, đắp mô, dùng người già, trẻ em làm chiến lũy sống quyết bám trụ, chặn đường 200 công an cơ động cùng 1 xe ủi dự định cướp đất của dân cho các doanh nghiệp. Cuộc đương đầu kéo dài suốt ngày. Công an Cộng Sản càng ngày càng để rõ mặt là kẻ thù của quần chúng đang bị bóc lột, để bảo vệ cho giới cầm quyền và tư bản đang xâu xé, tàn phá đất nước.
Hiện tượng dân chúng tụ tập, bao vây, chận đường công an, hay đập phá các cơ sở của nhà cầm quyền Cộng Sản, thậm chí còn tấn công cướp bóc tài sản của chính phủ, những năm gần đây không còn là một chuyện lạ ở Việt Nam nữa. Thái độ, ngang ngược hống hách của công an, một lực lượng tôi tớ bảo vệ chế độ, đứng đối lập với người dân trong nước càng ngày càng rõ nét.Công an là lực lượng tuyệt đối trung thành với những kẻ cầm quyền có thế lực, trên danh nghĩa là với đảng. Sau năm 1975, để trấn áp dân miền Nam, công an được tuyển mộ từ “đất thánh” Nghệ Tĩnh, về sau lực lượng công an càng ngày càng đông đảo, chọn lọc trong các thành phần trung kiên, ba đời mang ơn đảng. Để tăng cường sự hữu hiệu của lực lượng công an, trên tiêu chuẩn sắt máu, tàn bạo, chế độ này đã không từ nan việc tuyển chọn nhân viên công an từ phường du côn, tội phạm, lấy công chuộc tội, và trung thành là tiêu chuẩn nồng cốt. Theo Vũ Thư Hiên, trong “Đêm Giữa Ban Ngày” thì Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng Công An quyền lực đầu tiên của Việt Công nguyên là dân móc túi, gật dọc, trộm cắp được Trường Chinh thu nạp.
“Công an nhân dân” là lực lượng bị người dân căm ghét nhất trong chế độ Cộng Sản. Ở đất Bắc ngày xưa, trai tráng cầm súng vào Nam, để làng xóm, vợ con nghèo đói lại cho bọn công an, thôn xã nhũng lạm, “ngồi mát ăn bát vàng”, nên giữa công an và bộ đội đã có những mâu thuẫn về quyền lợi, thù ghét xung khắc với nhau. Cứ nhìn cảnh những “công an khu vực” hằng ngày “ tác oai, tác quái” trong thành phố của chúng ta sau khi miền Nam rơi vào tay Cộng sản, mới thấy thế nào là “nghiệp vụ chuyên môn” của chúng. Chúng lùng sục vào mọi nhà, đi từ cửa chính ra nhà sau mà chẳng hề xin phép ai, chúng nhòm ngó đến từng bữa ăn, từng hành động, chuyện đi đứng của từng người. Từ những ngày đói khổ cơm không có ăn ở những vùng đất Bắc xa xôi, vào Nam thời đó, chúng đã tậu nhà cửa, mua xe cộ, phương tiện sống giàu có hơn hẳn bà con lối xóm, nhờ vào mọi thủ đoạn từ cứng rắn như dọa nạt, đòi hối lộ, đến mềm mỏng, “con con, cháu cháu”, xin xỏ một bữa nhậu, hay vòi tiền sửa xe, cha mẹ ốm, về Bắc thăm nhà. Mỗi “công an khu vực” là mỗi ông Vua con!
Trong suốt những năm miền Nam dậy lên phong trào vượt biển, công an là những thành phần “béo bở’ nhất, từ chuyện mua bến bãi, đến các nhà tạm giam, trại “cải tạo” với những chuyện thả người, chuộc người, chạy án. Trẻ em thời “xã hội chủ nghĩa” trong bài luận văn cũng như trong những giấc mơ đều có hình ảnh của “chú công an”: nhà cửa khang trang, ăn nhậu dàn trời, ai cũng nể nang.
Ngày 14 tháng 5-2011, hằng trăm người dân đang di chuyển trên đường Hồng Bàng, Saigon, chặn bắt một công an đã vô cớ chặn xe và đánh một người dân bị thương, gây nên cảnh kẹt xe trên đường khoảng một tiếng đồng hồ.
Lâu nay vẫn xảy ra những vụ người dân bị đánh chết tại trụ sở công an như trường hợp thanh niên Nguyễn Văn Nhương ở Bắc Giang, vụ ông Trịnh Xuân Tùng, ở Hà Nội, hay vụ anh Nguyễn Công Nhựt tử vong tại đồn công an Bình Dương…
Chỉ mới ngày 21 tháng 7-2011 gần đây, tại Ba Vì, Hà nội, 3,000 dân địa phương đã tập họp, đắp mô, dùng người già, trẻ em làm chiến lũy sống quyết bám trụ, chặn đường 200 công an cơ động cùng 1 xe ủi dự định cướp đất của dân cho các doanh nghiệp. Cuộc đương đầu kéo dài suốt ngày. Công an Cộng Sản càng ngày càng để rõ mặt là kẻ thù của quần chúng đang bị bóc lột, để bảo vệ cho giới cầm quyền và tư bản đang xâu xé, tàn phá đất nước.
Hiện tượng dân chúng tụ tập, bao vây, chận đường công an, hay đập phá các cơ sở của nhà cầm quyền Cộng Sản, thậm chí còn tấn công cướp bóc tài sản của chính phủ, những năm gần đây không còn là một chuyện lạ ở Việt Nam nữa. Thái độ, ngang ngược hống hách của công an, một lực lượng tôi tớ bảo vệ chế độ, đứng đối lập với người dân trong nước càng ngày càng rõ nét.Công an là lực lượng tuyệt đối trung thành với những kẻ cầm quyền có thế lực, trên danh nghĩa là với đảng. Sau năm 1975, để trấn áp dân miền Nam, công an được tuyển mộ từ “đất thánh” Nghệ Tĩnh, về sau lực lượng công an càng ngày càng đông đảo, chọn lọc trong các thành phần trung kiên, ba đời mang ơn đảng. Để tăng cường sự hữu hiệu của lực lượng công an, trên tiêu chuẩn sắt máu, tàn bạo, chế độ này đã không từ nan việc tuyển chọn nhân viên công an từ phường du côn, tội phạm, lấy công chuộc tội, và trung thành là tiêu chuẩn nồng cốt. Theo Vũ Thư Hiên, trong “Đêm Giữa Ban Ngày” thì Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng Công An quyền lực đầu tiên của Việt Công nguyên là dân móc túi, gật dọc, trộm cắp được Trường Chinh thu nạp.
“Công an nhân dân” là lực lượng bị người dân căm ghét nhất trong chế độ Cộng Sản. Ở đất Bắc ngày xưa, trai tráng cầm súng vào Nam, để làng xóm, vợ con nghèo đói lại cho bọn công an, thôn xã nhũng lạm, “ngồi mát ăn bát vàng”, nên giữa công an và bộ đội đã có những mâu thuẫn về quyền lợi, thù ghét xung khắc với nhau. Cứ nhìn cảnh những “công an khu vực” hằng ngày “ tác oai, tác quái” trong thành phố của chúng ta sau khi miền Nam rơi vào tay Cộng sản, mới thấy thế nào là “nghiệp vụ chuyên môn” của chúng. Chúng lùng sục vào mọi nhà, đi từ cửa chính ra nhà sau mà chẳng hề xin phép ai, chúng nhòm ngó đến từng bữa ăn, từng hành động, chuyện đi đứng của từng người. Từ những ngày đói khổ cơm không có ăn ở những vùng đất Bắc xa xôi, vào Nam thời đó, chúng đã tậu nhà cửa, mua xe cộ, phương tiện sống giàu có hơn hẳn bà con lối xóm, nhờ vào mọi thủ đoạn từ cứng rắn như dọa nạt, đòi hối lộ, đến mềm mỏng, “con con, cháu cháu”, xin xỏ một bữa nhậu, hay vòi tiền sửa xe, cha mẹ ốm, về Bắc thăm nhà. Mỗi “công an khu vực” là mỗi ông Vua con!
Trong suốt những năm miền Nam dậy lên phong trào vượt biển, công an là những thành phần “béo bở’ nhất, từ chuyện mua bến bãi, đến các nhà tạm giam, trại “cải tạo” với những chuyện thả người, chuộc người, chạy án. Trẻ em thời “xã hội chủ nghĩa” trong bài luận văn cũng như trong những giấc mơ đều có hình ảnh của “chú công an”: nhà cửa khang trang, ăn nhậu dàn trời, ai cũng nể nang.
Xin đừng quên những chuyện mới: Những năm gần đây, với các cuộc đình công khắp nước, các cuộc biểu tình chống cướp đất đuổi nhà, chống bá quyền Trung Cộng, công an càng ngày càng trở nên hung hãn, mất nhân tính. Chúng dùng vũ lực khóa tay, đạp vào đầu, đánh vào mặt người, kể cả dùng roi diện, dùi cui. Danh hiệu mị dân của chúng là “công an nhân dân”, cũng như chúng thường rêu rao công an là “con cái của nhân dân”, nhưng chúng gọi nhân dân bằng giọng khinh miệt “mày tao”! Cả thế giới đã thấy hình ảnh tên sĩ quan công an Hà Nội đứng trên cửa xe buýt đạp vào mặt một người yêu nước đang bị hai tên công an khác giữ chặt chân tay khiêng lên xe trong ngày biểu tình chống Tàu Cộng mới nhất tại Hà Nội, hay những cảnh công an khiêng, đẩy con người như những con vật.
Trong xã hội Cộng Sản hiện nay, công an là tiêu biểu bộ mặt của nhà cầm quyền. Chúng đại diện cho bọn cai trị, được đặc quyền đặc lợi, (chỉ với chúc vụ Giám Đốc Công An Hà Nội đã mang cấp bậc Trung Tướng), chúng có quyền sinh sát, bắt bớ, giam cầm và giết chết những kẻ “phản động”, “chống đối”, “quá khích”, “bị kẻ xấu lôi kéo”, nhưng tiếc thay đó chính là toàn thể nhân dân, hiện nay là kẻ thù của chế độ Cộng Sản. Chống công an, vây đánh công an chính là do sự bất mãn với chế độ, nhất là vì việc cường quyền dung túng cho bọn này đặc quyền sinh sát, đánh đập người dân một cách dã man, thù hận, khốn nạn gấp bội thái độ và hành động của những tên lính “Partisan”, “Marocain” rạch mặt thời Pháp thuộc.
Trước những chuyện người dân trong nước bất bình, uất ức tụ tập, bao vây tấn công đồn, đánh công an trọng thương là chuyện sẽ phải xẩy ra.Tôi muốn mượn lời một người trong nước, giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã Hội Việt Nam cho rằng phản ứng của người dân là “chuyện tức nước vỡ bờ cũng xưa như trái đất này thôi, tích tiểu thành đại, đến một lúc nào đó khi mà sức nước đã dồn, đê yếu thì nó bung ra.”
Cường quyền dùng công an là lực lượng bảo vệ cho mình và là công cụ trấn áp nhân dân, nhưng cuối cùng sẽ nhận những hậu quả do những thành phần này mang lại. Bất công, áp bức, tham nhũng, cướp đất… đã lan tràn. Một cuộc cách mạng trong ngày tới, không thể là một cuộc “cách mạng nhung”, vì thù oán đã chất chồng, oan khuất chưa được giải. Lúc bấy giờ bọn đầu sỏ, quyền lực đã có phương tiện cao bay xa chạy, nhưng chắc chắn những tên côn đồ đội lốt công an như tên Minh đạp vào mặt người dân yêu nước, phải trả món nợ này bằng máu! Giờ này một giọt nước cũng có thể làm tràn ly, một cánh đồng cỏ khô hạn chỉ cần một tia lửa.
Nhà văn Lâm Ngữ Đường đã nói rằng: “Bất bình nhỏ trong lòng, có thể dùng rượu để tiêu sầu; bất bình lớn trong đời, phải dùng gươm để giải quyết.”
Huy Phương
Trong xã hội Cộng Sản hiện nay, công an là tiêu biểu bộ mặt của nhà cầm quyền. Chúng đại diện cho bọn cai trị, được đặc quyền đặc lợi, (chỉ với chúc vụ Giám Đốc Công An Hà Nội đã mang cấp bậc Trung Tướng), chúng có quyền sinh sát, bắt bớ, giam cầm và giết chết những kẻ “phản động”, “chống đối”, “quá khích”, “bị kẻ xấu lôi kéo”, nhưng tiếc thay đó chính là toàn thể nhân dân, hiện nay là kẻ thù của chế độ Cộng Sản. Chống công an, vây đánh công an chính là do sự bất mãn với chế độ, nhất là vì việc cường quyền dung túng cho bọn này đặc quyền sinh sát, đánh đập người dân một cách dã man, thù hận, khốn nạn gấp bội thái độ và hành động của những tên lính “Partisan”, “Marocain” rạch mặt thời Pháp thuộc.
Trước những chuyện người dân trong nước bất bình, uất ức tụ tập, bao vây tấn công đồn, đánh công an trọng thương là chuyện sẽ phải xẩy ra.Tôi muốn mượn lời một người trong nước, giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã Hội Việt Nam cho rằng phản ứng của người dân là “chuyện tức nước vỡ bờ cũng xưa như trái đất này thôi, tích tiểu thành đại, đến một lúc nào đó khi mà sức nước đã dồn, đê yếu thì nó bung ra.”
Cường quyền dùng công an là lực lượng bảo vệ cho mình và là công cụ trấn áp nhân dân, nhưng cuối cùng sẽ nhận những hậu quả do những thành phần này mang lại. Bất công, áp bức, tham nhũng, cướp đất… đã lan tràn. Một cuộc cách mạng trong ngày tới, không thể là một cuộc “cách mạng nhung”, vì thù oán đã chất chồng, oan khuất chưa được giải. Lúc bấy giờ bọn đầu sỏ, quyền lực đã có phương tiện cao bay xa chạy, nhưng chắc chắn những tên côn đồ đội lốt công an như tên Minh đạp vào mặt người dân yêu nước, phải trả món nợ này bằng máu! Giờ này một giọt nước cũng có thể làm tràn ly, một cánh đồng cỏ khô hạn chỉ cần một tia lửa.
Nhà văn Lâm Ngữ Đường đã nói rằng: “Bất bình nhỏ trong lòng, có thể dùng rượu để tiêu sầu; bất bình lớn trong đời, phải dùng gươm để giải quyết.”
Huy Phương