Từ Mohamed Bouazizi đến Ðoàn Văn Vươn
Video Mohamed Bouazizi
Cách đây hơn một năm, vào ngày 17 tháng 12 năm 2010, Mohamed Bouazizi, một thanh niên 26 tuổi, sống bằng nghề bán trái cây dạo, tự thiêu ngay trước cửa văn phòng chính quyền địa phương.
Ngọn lửa đã lấy đi mạng sống của anh đã có một ảnh hưởng mà anh không hề nghĩ có thể xảy ra: Chưa đầy một tháng sau, nhà độc tài lâu năm của quốc gia anh đã bỏ chạy và một cuộc cách mạng dân chủ bùng lên trên toàn Trung Ðông. Ngày nay Mohamed Bouazizi là thần tượng không những của thế giới Ả Rập mà còn được những nhóm Chiếm Ðóng Wall Street xin nhận là bạn đồng hành.
Hôm 5 tháng 1 năm 2012, hơn 100 công an, quân đội và bộ đội biên phòng theo lệnh của ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng đã tiến vào khu đất tại cống Rộc để cưỡng chiếm lại khu đất mà ông Ðoàn Văn Vươn cùng gia đình đã mất 20 năm cực khổ, lấn biển để dựng thành một vùng đất gồm hơn 50ha đầm nuôi thủy sản, trồng cây ăn trái ở bãi bồi. Lực lượng của chính quyền võ trang đầy mình như hình ảnh mà chính báo chí của chính quyền cho thấy. Gia đình họ Ðoàn vỏn vẻn chưa quá một chục người đã chỉ có một quả bom tự chế từ mìn và một hai khẩu súng bắn chim. Vụ bùng nổ ở Tiên Lãng không biết sẽ ra sao nhưng ở nhiều khía cạnh hai vụ này có nhiều điểm giống nhau.
Ông Hernando de Soto, chủ tịch của viện nghiên cứu Institute for Liberty and Democracy, sau một cuộc trở về tìm hiểu đào sâu, đã nhận xét Bouazizi là một con người phi chính trị nhưng được kính nể.
Bouazizi chỉ ao ước có hai điều trên đời này: Kiếm sống cho gia đình và tích tụ tài sản. Người thanh niên 26 tuổi này chỉ có mỗi một tham vọng, làm sao kiếm đủ sống cho gia đình bảy người mà anh ta là kẻ kiếm cơm duy nhất. Bouazizi thực sự không phải muốn làm cách mạng mà chỉ muốn làm một nhà kinh doanh. Và đó theo ông de Soto mới là lý do tại sao cái chết của anh đã tạo ảnh hưởng mạnh đến thế, bởi ước muốn của anh là ước muốn của đa số những người dân nghèo trên toàn vùng Trung Ðông. Họ chia sẻ ao ước của anh làm sao có thể làm giàu, và sự tuyệt vọng của anh trước những trở ngại không vượt qua nổi đã chính là mối tuyệt vọng của họ.
Bouazizi có tài buôn bán. Mỗi tối anh đi lựa rau trái từ chợ bán sỉ để về bán trên chiếc xe kéo đậu ở một chỗ ngay đối diện văn phòng chính quyền quận. Ước mơ duy nhất của anh là làm sao mua được một cái xe pickup Isuzu để anh có thể mua hàng từ ngay các nông dân. Trong xóm, anh nổi tiếng thực tế và biết làm ăn. Anh được xóm giềng tín nhiệm. Những bạn đồng nghiệp trong chợ bán sỉ nhiều khi thuê anh làm sổ sách bởi anh là người có học, và họ tin anh được. Ao ước duy nhất của anh là làm sao có được một nơi buôn bán hợp pháp.
Chính quyền ở Tunisia cũng như ở trên toàn vùng Ả Rập đã rất khắt khe trong việc mở cửa cho việc buôn bán làm ăn hợp pháp của giới tiểu thương. Ðể được bán rau trái trên cái xe kéo, Bouazizi phải trả 3 đồng tiền hối lộ cho các viên chức vì anh không thể nào xin được giấy phép buôn bán làm ăn chính thức.
Trong nhiều năm Bouazizi đã phải chịu đựng sự sách nhiễu nhỏ mọn của đám viên chức nhỏ ở huyện, đặc biệt là mấy tên cảnh sát và thanh tra vốn sống nhờ tiền đóng “hụi chết” từ những người bán dạo. Mấy tên cảnh sát thường tự tiện lấy rau trái của anh ăn mà không trả tiền hay thỉnh thoảng “phạt vạ” anh vì xe kéo của anh không có giấy phép. Bouazizi thường xuyên than phiền về sự tham lam bần tiện của đám viên chức này. Anh thù ghét phải hối lộ họ. Mặc dầu vậy mỗi tuần anh vẫn kiếm được khoảng 73 đô la đủ sống cho gia đình, và anh cam phận.
Vào sáng ngày 17 tháng 12, Bouazizi đụng độ với mấy tên thanh tra vốn cáo buộc anh không chịu nộp phạt vì một lý do nào đó họ viện cớ đưa ra. Họ tịch thu hai thùng lê, một thùng chuối, ba thùng trái táo, và cái cân điện tử của anh trị giá tổng cộng 225 đô la, toàn thể gia tài của anh. Hơn thế, họ đã từ chối không cho anh tiếp tục bán hàng ở trước văn phòng huyện, tức là tước đoạt khả năng kiếm sống của anh. Một nữ viên chức huyện còn tát anh một cái ngay trước đám đông. Với sự giúp đỡ của ông chú mà cũng là dượng ghẻ của anh, anh đi kiện để đòi lại tài sản. Kiện không được, một giờ sau vụ đụng độ với nữ viên chức, anh dội dầu lên người, châm lửa tự thiêu trước văn phòng huyện.
Tự thiêu chỉ vì 225 đô la tài sản và một chỗ dựng cái xe bán dạo có lẽ là chuyện khó hiểu ở những nơi như Âu Châu hay Hoa Kỳ, nhưng những người đồng cảnh ngộ như anh tràn ngập vùng Trung Ðông nơi mà dân chúng chỉ có cách làm ăn duy nhất là làm lậu và trông cậy vào đút lót các viên chức để khỏi bị cấm làm ăn. Ðối với họ, anh không phải là nạn nhân của tham nhũng hay bị sỉ nhục công khai, mặc dầu những việc đó đã thật sự là kinh khủng rồi, mà là vì anh đã bị tước đoạt mất đi điều duy nhất giúp anh và gia đình khỏi chết đói, họ đã tước đi của anh chỗ đứng trong nền kinh tế ngoại pháp luật mà người nghèo trong khối Ả Rập bị buộc phải tham dự.
Ngọn lửa đã lấy đi mạng sống của anh đã có một ảnh hưởng mà anh không hề nghĩ có thể xảy ra: Chưa đầy một tháng sau, nhà độc tài lâu năm của quốc gia anh đã bỏ chạy và một cuộc cách mạng dân chủ bùng lên trên toàn Trung Ðông. Ngày nay Mohamed Bouazizi là thần tượng không những của thế giới Ả Rập mà còn được những nhóm Chiếm Ðóng Wall Street xin nhận là bạn đồng hành.
Hôm 5 tháng 1 năm 2012, hơn 100 công an, quân đội và bộ đội biên phòng theo lệnh của ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng đã tiến vào khu đất tại cống Rộc để cưỡng chiếm lại khu đất mà ông Ðoàn Văn Vươn cùng gia đình đã mất 20 năm cực khổ, lấn biển để dựng thành một vùng đất gồm hơn 50ha đầm nuôi thủy sản, trồng cây ăn trái ở bãi bồi. Lực lượng của chính quyền võ trang đầy mình như hình ảnh mà chính báo chí của chính quyền cho thấy. Gia đình họ Ðoàn vỏn vẻn chưa quá một chục người đã chỉ có một quả bom tự chế từ mìn và một hai khẩu súng bắn chim. Vụ bùng nổ ở Tiên Lãng không biết sẽ ra sao nhưng ở nhiều khía cạnh hai vụ này có nhiều điểm giống nhau.
Ông Hernando de Soto, chủ tịch của viện nghiên cứu Institute for Liberty and Democracy, sau một cuộc trở về tìm hiểu đào sâu, đã nhận xét Bouazizi là một con người phi chính trị nhưng được kính nể.
Bouazizi chỉ ao ước có hai điều trên đời này: Kiếm sống cho gia đình và tích tụ tài sản. Người thanh niên 26 tuổi này chỉ có mỗi một tham vọng, làm sao kiếm đủ sống cho gia đình bảy người mà anh ta là kẻ kiếm cơm duy nhất. Bouazizi thực sự không phải muốn làm cách mạng mà chỉ muốn làm một nhà kinh doanh. Và đó theo ông de Soto mới là lý do tại sao cái chết của anh đã tạo ảnh hưởng mạnh đến thế, bởi ước muốn của anh là ước muốn của đa số những người dân nghèo trên toàn vùng Trung Ðông. Họ chia sẻ ao ước của anh làm sao có thể làm giàu, và sự tuyệt vọng của anh trước những trở ngại không vượt qua nổi đã chính là mối tuyệt vọng của họ.
Bouazizi có tài buôn bán. Mỗi tối anh đi lựa rau trái từ chợ bán sỉ để về bán trên chiếc xe kéo đậu ở một chỗ ngay đối diện văn phòng chính quyền quận. Ước mơ duy nhất của anh là làm sao mua được một cái xe pickup Isuzu để anh có thể mua hàng từ ngay các nông dân. Trong xóm, anh nổi tiếng thực tế và biết làm ăn. Anh được xóm giềng tín nhiệm. Những bạn đồng nghiệp trong chợ bán sỉ nhiều khi thuê anh làm sổ sách bởi anh là người có học, và họ tin anh được. Ao ước duy nhất của anh là làm sao có được một nơi buôn bán hợp pháp.
Chính quyền ở Tunisia cũng như ở trên toàn vùng Ả Rập đã rất khắt khe trong việc mở cửa cho việc buôn bán làm ăn hợp pháp của giới tiểu thương. Ðể được bán rau trái trên cái xe kéo, Bouazizi phải trả 3 đồng tiền hối lộ cho các viên chức vì anh không thể nào xin được giấy phép buôn bán làm ăn chính thức.
Trong nhiều năm Bouazizi đã phải chịu đựng sự sách nhiễu nhỏ mọn của đám viên chức nhỏ ở huyện, đặc biệt là mấy tên cảnh sát và thanh tra vốn sống nhờ tiền đóng “hụi chết” từ những người bán dạo. Mấy tên cảnh sát thường tự tiện lấy rau trái của anh ăn mà không trả tiền hay thỉnh thoảng “phạt vạ” anh vì xe kéo của anh không có giấy phép. Bouazizi thường xuyên than phiền về sự tham lam bần tiện của đám viên chức này. Anh thù ghét phải hối lộ họ. Mặc dầu vậy mỗi tuần anh vẫn kiếm được khoảng 73 đô la đủ sống cho gia đình, và anh cam phận.
Vào sáng ngày 17 tháng 12, Bouazizi đụng độ với mấy tên thanh tra vốn cáo buộc anh không chịu nộp phạt vì một lý do nào đó họ viện cớ đưa ra. Họ tịch thu hai thùng lê, một thùng chuối, ba thùng trái táo, và cái cân điện tử của anh trị giá tổng cộng 225 đô la, toàn thể gia tài của anh. Hơn thế, họ đã từ chối không cho anh tiếp tục bán hàng ở trước văn phòng huyện, tức là tước đoạt khả năng kiếm sống của anh. Một nữ viên chức huyện còn tát anh một cái ngay trước đám đông. Với sự giúp đỡ của ông chú mà cũng là dượng ghẻ của anh, anh đi kiện để đòi lại tài sản. Kiện không được, một giờ sau vụ đụng độ với nữ viên chức, anh dội dầu lên người, châm lửa tự thiêu trước văn phòng huyện.
Tự thiêu chỉ vì 225 đô la tài sản và một chỗ dựng cái xe bán dạo có lẽ là chuyện khó hiểu ở những nơi như Âu Châu hay Hoa Kỳ, nhưng những người đồng cảnh ngộ như anh tràn ngập vùng Trung Ðông nơi mà dân chúng chỉ có cách làm ăn duy nhất là làm lậu và trông cậy vào đút lót các viên chức để khỏi bị cấm làm ăn. Ðối với họ, anh không phải là nạn nhân của tham nhũng hay bị sỉ nhục công khai, mặc dầu những việc đó đã thật sự là kinh khủng rồi, mà là vì anh đã bị tước đoạt mất đi điều duy nhất giúp anh và gia đình khỏi chết đói, họ đã tước đi của anh chỗ đứng trong nền kinh tế ngoại pháp luật mà người nghèo trong khối Ả Rập bị buộc phải tham dự.
Trong trường hợp của ông Ðoàn Văn Vươn, như Blogger Phạm Ðình Trọng đã giải thích: “Mảnh đất lấn biển của người kĩ sư nông nghiệp Ðoàn Văn Vươn không phải chỉ là mảnh đất mồ hôi, xương máu mà còn là mảnh đất của sự nghiệp cuộc đời, của ý chí nam nhi. Mảnh đất của sự nghiệp cuộc đời bị mất trắng là ý chí nam nhi bị đánh bại. Ý chí nam nhi đã thắng cả trời, thắng cả sức mạnh hoang dã của bão biển mà phải thua cái lệnh hành chính ngang trái của hai anh em ruột nhà quan, phía sau ông anh quan đầu huyện kí quyết định thu hồi đất thấp thoáng bóng ông em quan đầu xã, nơi có bãi đất lấn biển của kĩ sư Ðoàn Văn Vươn bị thu hồi. Ðã là nông dân thì ai cũng khát đất như quan khát chức quyền. Quan xuất thân từ nông dân thì khát cả hai! Người nông dân thỏa mãn nỗi khát đất bằng đổ mồ hôi, đổ máu ra mở đất, bỏ cả chiếc ghế công chức, bỏ cả cuộc đời vào mở đất. Quan thỏa mãn nỗi khát đất bằng quyền lực.”
Blog Osin cũng viết: “Khu đất đầm mà anh có không phải là đất được nhà nước giao mà là đất do gia đình anh phải lấn biển, khai hoang. Suốt 5 năm ‘trầm mình dưới nước từ mờ sáng tới tận tối khuya’, biết bao lần bị bão biển cuốn phăng để đắp được một bờ kè dài hai cây số, tạo nên bãi bồi màu mỡ và một khu đầm nuôi tôm cá rộng gần 40 hecta. Cũng nơi đây, anh Vươn mất một đứa con gái 8 tuổi vì khi cha mẹ mải làm con gái của anh đã rơi xuống cống. Ðừng nói chuyện thu hồi, lẽ ra chính quyền Tiên Lãng phải xấu hổ khi ký quyết định giao cho anh Vươn phần đất của chính anh, phần đất mà anh Vươn đã phải gắn bó suốt 20 năm, đã đổ cả mồ hôi và máu.”
Và cũng như những người dân nghèo trên khắp thế giới Ả Rập có thể thông cảm được sự uất ức của Bouazizi, người nông dân Việt Nam có thể thấu hiểu sự uất ức của ông Ðoàn Văn Vươn.
Lê Phan