2011: Năm của quần chúng
Nếu đặc điểm đầu tiên của năm 2011 là tính chất cách mạng thì đặc điểm kế tiếp cần được nhấn mạnh: Tính chất quần chúng.
Có thể gọi năm 2011 là năm của quần chúng.
Không phải đến năm 2011 vai trò của quần chúng mới nổi bật và mới được ghi nhận. Không. Ngay từ đầu thế kỷ 20, với cuộc cách mạng gọi là vô sản do các đảng cộng sản lãnh đạo, người ta đã hết lời đề cao quần chúng. Ðề cao trên lý thuyết và cả trên thực tiễn(Dân chúng Ai Cập tiếp tục biểu tình tại Quảng Trường Tahrir ở thủ đô Cairo đòi nhà cầm quyền quân sự trao quyền cho chính phủ dân sự. (Hình: Filippo Monteforte/AFP/Getty Images). Trên thực tiễn, ở đâu cũng có hình ảnh công nhân và nông dân. Trên lý lịch, ở mục thành phần xuất thân, nếu có được những chữ như “công nhân” hay “nông dân”, nếu là “bần nông” hay “cố nông” nữa, thì coi như có được một điểm son hoàn hảo có thể dễ dàng được thăng tiến trong xã hội. Nghe nói ở Việt Bắc từ cuối thập niên 1940 và ở miền Bắc từ giữa thập niên 1950, nhiều trí thức rất hân hoan lấy vợ hay chồng là bần nông hay cố nông, bất chấp nhan sắc, học thức hay tính cách, để được chia sẻ chút lý lịch tốt. Trên lý thuyết, người ta lại càng đề cao quần chúng. Người ta xem quần chúng là chủ thể của lịch sử, là động lực của mọi sự tiến bộ, kể cả những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật. Người ta khuyên trí thức phải học hỏi quần chúng. Cái gọi là “đi thực tế” thực chất là một nỗ lực học tập quần chúng. Học cách sống. Cách làm việc. Cách suy nghĩ. Cách cảm xúc. Quá trình học tập ấy cũng là một quá trình tự cải tạo mình, tự lột xác mình. Ðể thành quần chúng.
Tuy nhiên, dù rất mực đề cao quần chúng, tất cả các phong trào cộng sản, ít nhất ở giai đoạn đầu, giai đoạn vận động cách mạng để giành và sau đó, thành lập chính quyền, đều nằm hết trong tay thành phần trí thức tiểu tư sản. Cứ nhìn vào giới lãnh đạo ở Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam thì thấy. Riêng ở Việt Nam, giới lãnh đạo từ Hồ Chí Minh đến Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Ðồng, Võ Nguyên Giáp... đều là thành phần trí thức. Hiện nay, dù trên danh nghĩa, đảng Cộng sản vẫn giương cao chiêu bài công nhân và nông dân, nhưng giới lãnh đạo vẫn là tầng lớp quan liêu, vừa giàu có vừa muốn làm đại trí thức với đủ thứ bằng cấp, dù là bằng giả, bằng dỏm (mua ở các cơ sở chuyên sản xuất bằng giả) và bằng hoàn toàn không có chất lượng (từ các lớp chuyên tu hay tại chức).
Cho nên, cái gọi là tính quần chúng trong các cuộc cách mạng vô sản chỉ là một chiêu bài, một chiến lược chính trị hơn là sự thực.
Trong các cuộc cách mạng năm 2011 thì quần chúng đóng một vai trò quan trọng thực sự. Không ai xúi giục họ cả. Không ai lãnh đạo họ cả. Không ai vạch chiến lược, chiến thuật cho họ cả. Từ đầu đến cuối, chỉ có họ, những đám đông hoàn toàn vô danh.
Các cuộc cách mạng ở Trung Ðông và Bắc Phi có lẽ là những cuộc cách mạng duy nhất thành công mà không hề gắn liền với bất cứ một đảng phái hay một lãnh tụ nào. Xin lưu ý: Chúng ta không bàn đến thời “hậu-cách mạng”, khi các tên độc tài đã từ chức hoặc bỏ chạy. Chúng ta chỉ bàn đến giai đoạn cách mạng thực sự, tức từ lúc cuộc tranh đấu bắt đầu cho đến lúc bạo quyền sụp đổ: Ở giai đoạn này, ở cả Tunisia lẫn Ai Cập, đều không hề có bóng dáng một đảng phái nào. Một số đảng phái chính trị muốn rục rịch nhảy ra chia phần đều bị quần chúng gạt đi. Hơn nữa, một phần vì không muốn chính quyền tìm cớ để trấn áp, phần khác, cũng biết không nên trêu ngươi quần chúng, nên các đảng phái ấy chỉ hoạt động cầm chừng và khá kín đáo. Tuy nhiên, có điều chắc chắn là họ không có ảnh hưởng gì đến các phong trào nổi dậy của quần chúng.
Không có đảng phái. Và cũng không có lãnh tụ. Ngay cả lãnh tụ nổi lên từ phong trào cũng không có. Mọi người xuống đường một cách tự phát và hoạt động của họ được điều hướng chủ yếu qua các mạng xã hội, từ facebook đến twitter hay tin nhắn trên điện thoại di động. Ðặc điểm lớn nhất của các cuộc mạng xã hội ấy là tính chất phi tâm. Mỗi người một ý, cuối cùng, người ta đồng thuận với nhau ở một điểm nào đó; và chính ở cái điểm đồng thuận ấy, người ta bắt tay vào hành động. Rất nhịp nhàng, dù không có ai là thủ lãnh.
Không có lãnh tụ. Và cũng không có lý thuyết gia. Trong khi thông thường, cuộc cách mạng nào cũng đi liền với một lý thuyết cách mạng; và đằng sau các lý thuyết ấy dĩ nhiên là có những con người được khen là uyên bác, có khả năng tổng hợp cao và nhạy bén phi thường. Cuộc cách mạng Pháp ở thế kỷ 18 gắn liền với bao nhiêu nhà tư tưởng cho đến bây giờ vẫn còn lừng lẫy. Cuộc cách mạng vô sản trong nửa đầu thế kỷ 20 cũng đẻ ra một số lý thuyết gia, từ Lênin đến Mao Trạch Ðông. Ngay trong cuộc cách mạng dân chủ làm tan rã chế độ cộng sản ở Ðông Âu cũng gắn liền với một tên tuổi có tầm lý thuyết lớn: Vaclav Havel, người đã tổng hợp được những lý tưởng của cách mạng và trở thành nguồn cảm hứng cho dân chúng các nước vừa thoát khỏi chế độ cộng sản.
Còn cuộc cách mạng ở các nước Ả Rập năm 2011? Không có ai cả. Từ phong trào, không nổi lên một lý thuyết gia nào. Tất cả các nhà tư tưởng lớn cũng như các nhà văn, nhà thơ lớn, những người có khả năng làm phát ngôn viên của phong trào đều im lặng. Cho đến nay, hầu hết những người lên tiếng về các cuộc cách mạng ấy đều là giới thanh niên, sinh viên và các blogger.
Tại sao?
Có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên là các diễn tiến của cuộc cách mạng xảy ra quá bất ngờ và quá nhanh chóng, vượt ra ngoài dự đoán của mọi trí thức, kể cả trí thức lớn. Bởi vậy, chứng kiến cảnh hàng mấy trăm ngàn người đổ xô xuống đường và cảnh bạo quyền chịu thua, họ sửng sốt, ngỡ ngàng và hoang mang cực độ. Trong lúc họ loay hoay nghĩ ngợi thì lịch sử cứ nhảy vọt từng bước dài, hết cái mới này đến cái mới khác. Một nguyên nhân khác là các cuộc cách mạng lần này nằm ngoài những khung diễn dịch cũ. Trước, với bất cứ biến cố chính trị nào, người ta cũng có thói quen nhìn ra bên ngoài: Không xuất phát từ Mỹ thì cũng từ Liên Xô, không gắn liền với chủ nghĩa tư bản thì cũng thoát thai từ chủ nghĩa xã hội. Bây giờ cái khung diễn dịch cũ ấy đã lỗi thời. Nhưng chưa ai tìm ra một khung lý thuyết nào mới để giải thích một kiểu cách mạng hoàn toàn mới như những gì đã diễn ra từ đầu năm 2011 cho đến nay.
Không gắn liền với đảng phái, không có lãnh tụ, không có lý thuyết và lý thuyết gia: Ðó là những đặc điểm nổi bật nhất của các cuộc cách mạng xảy ra trong năm 2011. Một số người gọi đó là cuộc cách mạng đầu tiên của kỷ nguyên hậu-ý thức hệ (post-ideological era) và cũng là cuộc cách mạng đầu tiên của thời đại Internet. Trung tâm của cuộc “cách mạng đầu tiên” này chính là quần chúng.
Không phải ngẫu nhiên mà báo Time ở Mỹ đã chọn nhân vật tiêu biểu nhất cho năm 2011 là người biểu tình (protester).
Báo Time dùng số ít cho cả hai: Person of the Year: The Protester. Nhưng thật ra, người mà họ vinh danh lại là những người biểu tình và phản đối nói chung. Chứ không phải một cá nhân nào cả. Nói cách khác, đó chính là quần chúng, những người dám nói thẳng, dám bày tỏ niềm tin và thái độ của mình, và không cúi đầu trước bạo lực. Chính những con người vô danh và dũng cảm ấy đã khiến cảnh sát và quân đội phải chùn tay, và cuối cùng, những tên độc tài đã chấp nhận thua cuộc.
Bởi vậy, không có gì quá đáng nếu chúng ta gọi 2011 là năm của quần chúng.
Không phải đến năm 2011 vai trò của quần chúng mới nổi bật và mới được ghi nhận. Không. Ngay từ đầu thế kỷ 20, với cuộc cách mạng gọi là vô sản do các đảng cộng sản lãnh đạo, người ta đã hết lời đề cao quần chúng. Ðề cao trên lý thuyết và cả trên thực tiễn(Dân chúng Ai Cập tiếp tục biểu tình tại Quảng Trường Tahrir ở thủ đô Cairo đòi nhà cầm quyền quân sự trao quyền cho chính phủ dân sự. (Hình: Filippo Monteforte/AFP/Getty Images). Trên thực tiễn, ở đâu cũng có hình ảnh công nhân và nông dân. Trên lý lịch, ở mục thành phần xuất thân, nếu có được những chữ như “công nhân” hay “nông dân”, nếu là “bần nông” hay “cố nông” nữa, thì coi như có được một điểm son hoàn hảo có thể dễ dàng được thăng tiến trong xã hội. Nghe nói ở Việt Bắc từ cuối thập niên 1940 và ở miền Bắc từ giữa thập niên 1950, nhiều trí thức rất hân hoan lấy vợ hay chồng là bần nông hay cố nông, bất chấp nhan sắc, học thức hay tính cách, để được chia sẻ chút lý lịch tốt. Trên lý thuyết, người ta lại càng đề cao quần chúng. Người ta xem quần chúng là chủ thể của lịch sử, là động lực của mọi sự tiến bộ, kể cả những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật. Người ta khuyên trí thức phải học hỏi quần chúng. Cái gọi là “đi thực tế” thực chất là một nỗ lực học tập quần chúng. Học cách sống. Cách làm việc. Cách suy nghĩ. Cách cảm xúc. Quá trình học tập ấy cũng là một quá trình tự cải tạo mình, tự lột xác mình. Ðể thành quần chúng.
Tuy nhiên, dù rất mực đề cao quần chúng, tất cả các phong trào cộng sản, ít nhất ở giai đoạn đầu, giai đoạn vận động cách mạng để giành và sau đó, thành lập chính quyền, đều nằm hết trong tay thành phần trí thức tiểu tư sản. Cứ nhìn vào giới lãnh đạo ở Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam thì thấy. Riêng ở Việt Nam, giới lãnh đạo từ Hồ Chí Minh đến Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Ðồng, Võ Nguyên Giáp... đều là thành phần trí thức. Hiện nay, dù trên danh nghĩa, đảng Cộng sản vẫn giương cao chiêu bài công nhân và nông dân, nhưng giới lãnh đạo vẫn là tầng lớp quan liêu, vừa giàu có vừa muốn làm đại trí thức với đủ thứ bằng cấp, dù là bằng giả, bằng dỏm (mua ở các cơ sở chuyên sản xuất bằng giả) và bằng hoàn toàn không có chất lượng (từ các lớp chuyên tu hay tại chức).
Cho nên, cái gọi là tính quần chúng trong các cuộc cách mạng vô sản chỉ là một chiêu bài, một chiến lược chính trị hơn là sự thực.
Trong các cuộc cách mạng năm 2011 thì quần chúng đóng một vai trò quan trọng thực sự. Không ai xúi giục họ cả. Không ai lãnh đạo họ cả. Không ai vạch chiến lược, chiến thuật cho họ cả. Từ đầu đến cuối, chỉ có họ, những đám đông hoàn toàn vô danh.
Các cuộc cách mạng ở Trung Ðông và Bắc Phi có lẽ là những cuộc cách mạng duy nhất thành công mà không hề gắn liền với bất cứ một đảng phái hay một lãnh tụ nào. Xin lưu ý: Chúng ta không bàn đến thời “hậu-cách mạng”, khi các tên độc tài đã từ chức hoặc bỏ chạy. Chúng ta chỉ bàn đến giai đoạn cách mạng thực sự, tức từ lúc cuộc tranh đấu bắt đầu cho đến lúc bạo quyền sụp đổ: Ở giai đoạn này, ở cả Tunisia lẫn Ai Cập, đều không hề có bóng dáng một đảng phái nào. Một số đảng phái chính trị muốn rục rịch nhảy ra chia phần đều bị quần chúng gạt đi. Hơn nữa, một phần vì không muốn chính quyền tìm cớ để trấn áp, phần khác, cũng biết không nên trêu ngươi quần chúng, nên các đảng phái ấy chỉ hoạt động cầm chừng và khá kín đáo. Tuy nhiên, có điều chắc chắn là họ không có ảnh hưởng gì đến các phong trào nổi dậy của quần chúng.
Không có đảng phái. Và cũng không có lãnh tụ. Ngay cả lãnh tụ nổi lên từ phong trào cũng không có. Mọi người xuống đường một cách tự phát và hoạt động của họ được điều hướng chủ yếu qua các mạng xã hội, từ facebook đến twitter hay tin nhắn trên điện thoại di động. Ðặc điểm lớn nhất của các cuộc mạng xã hội ấy là tính chất phi tâm. Mỗi người một ý, cuối cùng, người ta đồng thuận với nhau ở một điểm nào đó; và chính ở cái điểm đồng thuận ấy, người ta bắt tay vào hành động. Rất nhịp nhàng, dù không có ai là thủ lãnh.
Không có lãnh tụ. Và cũng không có lý thuyết gia. Trong khi thông thường, cuộc cách mạng nào cũng đi liền với một lý thuyết cách mạng; và đằng sau các lý thuyết ấy dĩ nhiên là có những con người được khen là uyên bác, có khả năng tổng hợp cao và nhạy bén phi thường. Cuộc cách mạng Pháp ở thế kỷ 18 gắn liền với bao nhiêu nhà tư tưởng cho đến bây giờ vẫn còn lừng lẫy. Cuộc cách mạng vô sản trong nửa đầu thế kỷ 20 cũng đẻ ra một số lý thuyết gia, từ Lênin đến Mao Trạch Ðông. Ngay trong cuộc cách mạng dân chủ làm tan rã chế độ cộng sản ở Ðông Âu cũng gắn liền với một tên tuổi có tầm lý thuyết lớn: Vaclav Havel, người đã tổng hợp được những lý tưởng của cách mạng và trở thành nguồn cảm hứng cho dân chúng các nước vừa thoát khỏi chế độ cộng sản.
Còn cuộc cách mạng ở các nước Ả Rập năm 2011? Không có ai cả. Từ phong trào, không nổi lên một lý thuyết gia nào. Tất cả các nhà tư tưởng lớn cũng như các nhà văn, nhà thơ lớn, những người có khả năng làm phát ngôn viên của phong trào đều im lặng. Cho đến nay, hầu hết những người lên tiếng về các cuộc cách mạng ấy đều là giới thanh niên, sinh viên và các blogger.
Tại sao?
Có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân đầu tiên là các diễn tiến của cuộc cách mạng xảy ra quá bất ngờ và quá nhanh chóng, vượt ra ngoài dự đoán của mọi trí thức, kể cả trí thức lớn. Bởi vậy, chứng kiến cảnh hàng mấy trăm ngàn người đổ xô xuống đường và cảnh bạo quyền chịu thua, họ sửng sốt, ngỡ ngàng và hoang mang cực độ. Trong lúc họ loay hoay nghĩ ngợi thì lịch sử cứ nhảy vọt từng bước dài, hết cái mới này đến cái mới khác. Một nguyên nhân khác là các cuộc cách mạng lần này nằm ngoài những khung diễn dịch cũ. Trước, với bất cứ biến cố chính trị nào, người ta cũng có thói quen nhìn ra bên ngoài: Không xuất phát từ Mỹ thì cũng từ Liên Xô, không gắn liền với chủ nghĩa tư bản thì cũng thoát thai từ chủ nghĩa xã hội. Bây giờ cái khung diễn dịch cũ ấy đã lỗi thời. Nhưng chưa ai tìm ra một khung lý thuyết nào mới để giải thích một kiểu cách mạng hoàn toàn mới như những gì đã diễn ra từ đầu năm 2011 cho đến nay.
Không gắn liền với đảng phái, không có lãnh tụ, không có lý thuyết và lý thuyết gia: Ðó là những đặc điểm nổi bật nhất của các cuộc cách mạng xảy ra trong năm 2011. Một số người gọi đó là cuộc cách mạng đầu tiên của kỷ nguyên hậu-ý thức hệ (post-ideological era) và cũng là cuộc cách mạng đầu tiên của thời đại Internet. Trung tâm của cuộc “cách mạng đầu tiên” này chính là quần chúng.
Không phải ngẫu nhiên mà báo Time ở Mỹ đã chọn nhân vật tiêu biểu nhất cho năm 2011 là người biểu tình (protester).
Báo Time dùng số ít cho cả hai: Person of the Year: The Protester. Nhưng thật ra, người mà họ vinh danh lại là những người biểu tình và phản đối nói chung. Chứ không phải một cá nhân nào cả. Nói cách khác, đó chính là quần chúng, những người dám nói thẳng, dám bày tỏ niềm tin và thái độ của mình, và không cúi đầu trước bạo lực. Chính những con người vô danh và dũng cảm ấy đã khiến cảnh sát và quân đội phải chùn tay, và cuối cùng, những tên độc tài đã chấp nhận thua cuộc.
Bởi vậy, không có gì quá đáng nếu chúng ta gọi 2011 là năm của quần chúng.
Nguyễn Hưng Quốc