Thursday, June 30, 2011

Nguyễn Hưng Quốc


Hai đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ thơ

Từ việc phân tích sự khác biệt giữa ngôn ngữ thơ (ngôn ngữ gián tiếp) và ngôn ngữ đời thường (ngôn ngữ trực tiếp) vừa rồi, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét về đặc trưng của ngôn ngữ thơ.

Theo tôi, có thể tóm tắt vào hai đặc trưng chính:

Thứ nhất, nếu ngôn ngữ trực tiếp gắn liền với một thời gian, một không gian cụ thể, thơ sẽ thuộc một thế giới phi thời gian, phi không gian. Ví dụ, tôi nhận được email của một người bạn: “T. sẽ đến phi trường Melbourne vào lúc 7 giờ Thứ Sáu”. Có ba điều tôi cần phải xác định tức khắc là: một, nơi T. đến là phi trường Melbourne chứ không phải là một phi trường nào khác (giả dụ vùng tôi ở có đến hai phi trường khác nhau); hai, tôi phải xác định ngay ngày tôi nhận được email là thứ mấy trong tuần để biết từ đó đến Thứ Sáu còn mấy ngày nữa; ba, tôi phải tìm hiểu xem cái gọi là 7 giờ ấy là thuộc buổi sáng hay buổi tối. Như vậy cả vấn đề không gian và vấn đề thời gian trong bức email cần phải được xác định rõ ràng và dứt khoát.

Tính chất rõ ràng và dứt khoát ấy không hề có trong thơ. Đọc câu Hôm nay trời nhẹ lên cao / Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn của Xuân Diệu, không ai lại ngây thơ hỏi hôm nay là hôm nào. Đọc câu Người ở phương trời, ta ở đây / Chờ mong phương nọ, ngóng phương này của Huy Cận, cũng không ai ngây thơ hỏi ở đây là ở đâu, phương nọ, phương này là những phương nào. Khi đi vào thơ, tất cả những từ chỉ thời gian, chỉ không gian như trên đều trở thành rỗng ruột. Ngay cả khi địa danh được minh định hẳn hòi, kiểu Bước tới đèo Ngang... hay Sao anh không về chơi thôn Vĩ? cũng trở thành những ý niệm mơ hồ, tượng trưng, để chúng ta, mặc dù đang ở ngoại quốc, xa, rất xa đèo Ngang, xa, rất xa thôn Vĩ, mỗi khi đối diện với một cảnh quạnh hiu, lòng bỗng dưng nao nao, cũng có thể đọc lại những bài thơ ấy và ngỡ như chúng đang nói về cái nơi mình đang đứng, đang ngẩn ngơ này. Điều này giải thích lý do tại sao việc chúng ta không hề đặt chân lên đất Trung Hoa không hề ngăn cản việc chúng ta cảm thụ thơ Đường đầy những địa danh lạ hoắc “U Châu”, “Vị Thành”, “Trường Tín”, “Triêu Dương”, “Quán Tước” hay “Hoàng Hạc Lâu”...
Hay đọc bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷ, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi...

không mấy người Việt Nam thắc mắc tự hỏi sông Mã, Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông... ở đâu. Ở đâu thì cũng vậy. Những địa danh không quy chiếu một vùng đất nào cả. Chúng chỉ là những từ, những âm. Vai trò của chúng và giá trị của chúng, trong bài thơ, như những nốt nhạc. Trong không khí hùng tráng của cuộc chiến đấu, chữ sông Mã, vần trắc, gợi liên tưởng đến hình ảnh những con ngựa đang tung bờm phi nước đại, chắc chắn đắc địa hơn chữ sông Hồng, sông Thương, chẳng hạn. Những chữ Sài Khao, Mường Lát, tự chúng, trong lỗ tai người Việt Nam, đã là những gì xa xôi, xa lạ, đầy vẻ man dại và bất trắc, làm tăng thêm tác dụng biểu cảm của hình ảnh đêm rừng mù mịt sương giá phía sau. Chữ Pha Luông hay vì nó là hai vần bằng, một vần bằng mở (kết thúc bằng nguyên âm a) và một vần bằng vang (kết thúc bằng phụ âm ng) khiến cho nhạc điệu câu thơ trở thành ngân nga, vang hưởng dìu dặt, nhờ thế cơn mưa ngỡ chừng bát ngát hơn, hình ảnh ngôi nhà dưới mưa càng xa, xa ngai ngái, như nỗi ước mơ đến khắc khoải của người lính chiến về một mái ấm gia đình.

Vì tính chất phi thời gian, phi không gian ấy, mọi liên hệ giữa bài thơ với hiện thực đều bị cắt đứt. Khi Nguyễn Bính viết Hôm qua em đi tỉnh về thì không những từ hôm qua bị rỗng ruột mà cả từ em, từ tỉnh cũng bị hư hoá. Em không còn là một người con gái nhất định nào đó nữa. Em chỉ còn là “em”, vậy thôi. Khi Nhã Ca viết Khi về tay nhỏ che trời rét thì cánh tay ấy đã bị mất liên hệ với cơ thể nhà thơ để chỉ còn là một cánh tay lửng lơ, không phải của ai cả. Ngay khi Vũ Hoàng Chương gọi cụ thể Kiều Thu hề Tố em ơi thì cả Kiều Thu lẫn Tố đều chỉ là những cái tên, những cái âm, không nhất thiết gắn liền với người nào.

Đặc điểm thứ hai của thơ - cũng trong tương quan với ngôn ngữ trực tiếp - là tự nó đầy đủ cho nó, tự nó tồn tại một cách độc lập. Trong ngôn ngữ đối thoại, nhờ giọng nói, ánh mắt, cử chỉ của người nói, nhờ khung cảnh cụ thể, đề tài cụ thể và nhờ những hiểu biết, những kinh nghiệm chung giữa người nói và người nghe, người nghe có thể nắm bắt ý nghĩa của lời nói một cách dễ dàng ngay cả khi nó mới nửa vời, lửng lơ. Trong thơ, giữa người viết và người đọc không có quan hệ gì với nhau, không có tiền đề nào chung cả, ngôn ngữ phải một mình gánh chịu tất cả sức nặng của sự thông báo.

Tình trạng tồn tại độc lập, ở xa tác giả và ở ngoài ngữ cảnh của thơ hoặc của văn học nói chung dẫn đến nhiều hệ quả.

Một là tác phẩm sẽ là cái gì tương đối tự trị (autonomy), nghĩa là phần nào tự nó giải thích cho nó, tự nó làm sáng tỏ cho nó. Vai trò của cấu trúc và của các mối quan hệ bên trong tác phẩm, nhờ thế, nổi bật hẳn lên, có thể giúp người đọc giải mã (decode) được tác phẩm.

Hai là, vai trò của tác giả bị mờ đi: hắn mất hết quyền kiểm soát đứa con mình sáng tạo ra. Những gì hắn muốn nói đã nói trong tác phẩm: ý định của tác giả trở thành một phần của tác phẩm. Coi ý định của tác giả là toàn bộ ý nghĩa của tác phẩm là một sự phi lý: tầm vóc của tác phẩm bao giờ cũng có khuynh hướng vượt ra ngoài chân trời hữu hạn do tác giả áp đặt để đón nhận những hương hoa từ xa thổi tới. Coi ý định của tác giả như là một cái gì ở ngoài tác phẩm và là tiêu chuẩn để đánh giá sự diễn dịch của người khác không những là một sự phi lý mà còn là một sự phi lý dốt nát: nó phủ nhận sự tồn tại của chính tác phẩm.

Ba là, vai trò của các yếu tố hình thức trở nên cực kỳ quan trọng. Thoát ra khỏi mọi quan hệ cụ thể, ngôn ngữ thơ, vốn bị giới hạn một cách nghiêm ngặt, sẽ không thể gánh vác nổi nhiệm vụ thông báo nếu không được sự trợ giúp của các thao tác nghệ thuật như âm, vần, nhịp, niêm, thanh, ẩn dụ, hoán dụ v.v... Điều này, một mặt, cho phép người đọc, đặc biệt các nhà phê bình, có thể phân tích “nghĩa” của từng âm, từng thanh, từng vần... trong thơ, điều không ai làm đối với lời nói thường nhật và ngôn ngữ văn xuôi; mặt khác, nói theo các nhà Hình thức luận của Nga, nó làm cho ngôn ngữ thơ trở thành lạ hơn, tươi hơn, trẻ trung hơn hẳn ngôn ngữ thực dụng vốn bị cùn mòn trong quán tính.

Bốn là, chức năng thẩm mỹ lấn át chức năng thông báo, trở thành một yếu tố chủ đạo. Hệ quả này có quan hệ mật thiết với hệ quả thứ ba kể trên. Theo Shklovsky, các kỹ thuật được sử dụng trong thơ không những làm cho đối tượng được miêu tả trở nên lạ mà còn làm cho bài thơ trở thành khó hiểu hơn: sự khó hiểu này khiến chúng ta phải đọc chậm, phải tập trung tinh thần vào từng yếu tố hình thức. Cái biểu đạt (signifier), do đó, chiếm ưu thế so với cái được biểu đạt (signified). Hậu quả là cách cảm thụ của chúng ta sẽ thoát khỏi thói quen thực dụng và tự động hoá để trở thành một sự cảm thụ nghệ thuật. Từ đây, Shklovsky định nghĩa “nghệ thuật là cách kinh nghiệm tính nghệ thuật của đối tượng còn bản thân đối tượng ấy thì lại không quan trọng” (1).

Câu định nghĩa của Shklovsky cho đến bây giờ vẫn còn nguyên ý nghĩa và giá trị.

Nguyễn Hưng Quốc              

Chú thích:
1. Shklovsky, V. (1917), "Art as technique", in lại trong Russian Formalist Criticism, Four Essays, Lee T. Lemon và Marion J. Reis dịch, University of Nebraska Press, Lincoln, tr. 12.

Wednesday, June 29, 2011

nguoibuongioblog


Không Bán Cái Điêu


Đêm đó từ Hải Phòng về Hà Nội, xe về Lương Yên đến Bác Cổ dừng lại cho một số người xuống trước bến. Hắn xuống xe dáo dác tìm xe ôm, đáng nhẽ vào hẳn bến thì có nhiều xe, đằng này lại muốn xuống đây cho thoáng, vì hắn sợ cái không khí nồng nặc mùi dầu xe, mùi nước tiểu ở bến xe. Bước lững thững dọc vỉa hè men viện bảo tàng lịch sử, bỗng tiếng xe máy áp tới và một giọng nữ trung niên hỏi
 - Đi không anh ơi.?
Hắn quay đầu lại nhìn, trên chiếc xe máy wawe Trung Quốc cũ là một phụ nữ xồ xề hơn 50 , khuôn mặt bự phấn cười nhăn nhở.
- Đi

Hắn leo lên đằng sau xe, người phụ nữ rồ ga vẻ hứng chí như vớ được con mồi, chị ta cười nhăn nhở hỏi.
-Tàu nhanh nhé, nhà nghỉ ngay đây, trong đê thôi.
Hắn không hẳn từ chối, nói
- Cứ đi đoạn nữa đê.
Thấy vẻ không dứt khoát của hắn, chị phụ nữ nài nỉ
- Vào đi, tớ chiều hết mình, muốn gì cũng được. Gái già có chiêu của gái già, bọn trẻ kia nó kiêu lắm không làm hết mình đâu.

Người phụ nữ ra sức nài nỉ, chị ta bỏ một bên tay lái vòng đằng sau sờ quần hắn, hơi thở từ nụ cười nhăn nhở phả vào mặt hắn thối hoắc. Hắn gạt tay chị ta ra nói
- Đi nhìn đường, đâm bây giờ.
Chị ta cười cố gắng duyên dáng nói.
- Đi mở hàng cho tớ đi, hôm nay chưa có khách, tớ cũng đang máu lắm, lấy rẻ thôi nhé, 100 nghìn cả nhà nghỉ bao 1 tiếng, đi không ?

Xe đến quán phở, không còn cách nhà bao nhiêu. Hắn bao xuống đây, chị phụ nữ dừng xe, nét mặt thẫn thờ như tiếc công sức từ này mồi chài không được, Chị thở dài nhìn hắn vớt vát nài nỉ.
- Đi cho chị có chút tiền đong gạo cho cháu, xăng xe của chị cũng chả còn đây em này.
Hắn lặng lẽ lục ví, tìm tờ 100 đưa cho chị. Cầm tờ tiền, cảm tưởng cả lớp phấn trắng bệch rẻ tiền trên mặt chị cũng dãn ra theo nếp nhăn.
- Chị xin, chị hay đứng muộn ở chỗ ban nãy em lên xe, lúc nào muốn giải quyết tìm chị nhé, coi như chị nợ em lần này.

Hắn hỏi
- Có thật trừ nợ không hay điêu ?
Chị quả quyết
- Chị bán thân chứ không bán cái điêu.

Hắn cười gật đầu rồi vào hàng phở, chị phụ nữ rồ xe quay đi. Cái lưng sồ sề hai bên eo chảy xệ trong lớp áo thun trắng, lớp mỡ rung rinh...chắc chị lại đi tìm khách. Chuyện chị cầm tiền rồi nhắc nhở như có vẻ nợ nần, hứa thanh toán bằng xác thịt lần sau làm hắn phì cười. Người ta hay cho rằng gái điếm cầm tiền là xong, nhưng hắn nghĩ chị nói thật. Nếu lần sau hắn có nhu cầu, chắc chị sẽ trả nợ. Những gái điếm già quá lứa, rất cần khách, cần tiền, nhưng cũng rất biết chơi sòng phẳng. Không như bọn gái nhà hàng đôi mươi , nhõng nhẹo kể chuyện gia đình thương tâm này nọ, mõi tiền khách xong, lát nữa đã thấy ở quán bar nhảy múa gào thét.

Một lần nọ, ở một thị trấn tỉnh lẻ, nơi vườn hoa trung tâm có đường quốc lộ chạy qua. Hắn chờ xe khách chuyến muộn. Ngồi ở hàng nước của hai mẹ con. Người mẹ dặn con gái
- Mày về xem con gà nhốt kỹ chưa, không nó bay mất, nhớ cho nó ăn ít cơm nhé.
Hắn tò mò, hắn tưởng đó là một con gà quý, chắc là gà chọi. Bèn hỏi
- Gà gì mà phải giữ cẩn thận thế
Chị bán hàng
- À con gà để ngày mai giỗ cho con trai chị.
- Mai thịt thì cho nó ăn làm gì
- Kệ chứ, đến bữa vẫn cho nó ăn, bao giờ thịt hẵng hay, để nó đói tội
- Sao không để mai mới mua hả chị.
- Mua hôm phiên chợ cho rẻ em ạ, không đúng phiên đi mua lại hàng buôn mất thêm chục nghìn.

Nghe kể chuyện mới biết, mẹ con chị dành mãi mới mua được con gà, bán nước này nhặt nhặn một vài nghìn cả vốn lẫn lãi hai mẹ con sống lay lắt. Giờ giỗ anh trai con bé kia có được con gà , sổng mất thì mất giỗ. Thế nên chị phải bảo con gái về canh con gà, con chị cố ngồi thêm đêm nay gắng kiếm thêm đồng mua bát gạo nấu xôi. Chồng chị ở tù vì trộm cắp, con chị đi lao động đội than ở bến tàu, lao phổi ốm rồi chết lúc tuổi 23, đến nay là đã 2 năm. Chị nói thằng đó đẹp trai lắm, cao ráo, lao động cực nhọc ở bến xà lan mà vẫn trắng hồng. Nhưng lúc phát bệnh xuống sức mau quá, không kịp chữa trị gì nữa, nằm viện vài tháng là cháu đi.

Hắn lấy ra tờ 200 nghìn đưa chị nói
- Em muốn gửi chị 100 thắp hương cho cháu, chị có tiền trả lại em 95 nghìn, em trả 5 nghìn tiền nước.
Chị sững sờ, bối rối chị ngại ngùng nói
- Thôi chị không nhận đâu, tự nhiên nhận của em

Hắn nói
- Chị nhận đi, chỉ là cân gạo nấu xôi cho cháu, em cho cháu có cho chị đâu.
Chị vẫn ngại
- Nhưng chị không quen em, sao mà nhận được.
Hắn nói
- Chị à, đâu phải cần quen, em cũng là dân đầu đường, em cũng ở tù như anh nhà chị. Nói thế là hiểu nhau chị đừng ngại.
Chị cầm tiền, giở đủ các túi lôi hết ra những đồng tiền lẻ, cả xấp tiền toàn tờ 1 hay 2 nghìn, tờ 500 đồng, có vài tờ 5 nghìn. Không đủ 95 nghìn, chị lại tần ngần nói
- Thôi chị không nhận đâu, chỉ còn tiền lẻ trả lại khách, đêm rồi cũng không đổi được
Hắn nói
- Em cho chị nợ, lần sau em ghé qua lấy.
Chị nói
- Biết lần nào em qua, hay em cho chị số điện, khi nào chị có chị trả.
Hắn cho chị số điện, xe đến hắn nhảy lên chào từ biệt. Ánh mắt chị phụ nữ nhìn theo đầy biết ơn.

Tháng sau, có người ở trên đó về Hà Nội, người ta tìm hắn đưa 100 nghìn, nói là hàng xóm chị bán nước, chị ấy biết đi xuống đây nên nhờ gửi tiền chả hắn. Tờ 100 mới nguyên để trong cái phong bì.

Hôm nọ vào ngày 12-6-2011 tại Sài Gòn, những người yêu nước bức xúc trước cảnh quân Trung Quốc xâm phạm trắng trợn lãnh hải Việt Nam, họ xuống đường tuần hành phản đối Trung Quốc dưới sự kiểm soát gắt gao của cơ quan an ninh Việt Nam, những người không hề mong muốn có bất cứ cuộc tuần hành nào dù bởi lý do nào đi nữa. Bởi thế có 2 thanh niên trẻ đã bị công an bắt đi một cách thô bạo. Sự việc rành rành có bao người làm chứng. Thế nhưng một người đàn bà l lại nói rằng 2 thanh niên bị bắt vì tội trộm cắp điện thoại.
Sự thực thế nào, 2 thanh niên kia là ai, khi họ được công an thả về trong ngày, lý do vì sao ai cũng biết.

Thế nhưng người phụ nữ kia lại trắng trợn nói rằng lý do bắt là trộm cắp điện thoại của người khác.
Một sự trắng trợn đến đê tiện, vì sao mà người phụ này có thể dựng đứng một sự kiện rõ ràng như vậy.
Vì tiền ư ?
Không hiểu nổi, đến một phụ nữ già làm điếm có thể bán thân xác chứ không bán cái điêu, người phụ nữ nghèo bán nước có thể thức cả đêm nhặt từng nghìn lẻ làm giỗ cho con chứ không bán cái điêu chác, lọc lừa.

Nhất là lại vu khống những chàng trai trẻ, xuống đường tuần hành vì lòng yêu quê hương đất nước. Trong khi bao nhiêu nam thanh nữ tú khác đang phè phỡn, chơi bời bằng đồng tiền cha mẹ móc túi từ nhân dân lại được ca ngợi bằng những từ ngữ mỹ miều.

VNCH


TUYÊN CÁO CỦA BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA TRUNG CỘNG TRONG KHU VỰC ĐẢO HOÀNG SA
(NGÀY 19.1.1974)

(Nguyên văn):

Sau khi mạo nhận chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng - Sa và Trường-Sa của Việt Nam Cộng-Hòa,ngày 11.1.1974 Trung cộng đã đưa Hải-quân tới khu vực Hoàng- Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam -Tuyền, Quang -Hòa và Duy -Mộng.

Lực lượng Hải -quân Trung -Cộng gồm 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn.

Để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng Hải quân Việt-Nam Cộng-Hòa trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập phải rời khỏi khu vực.

Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung-Cộng, kể từ 18.1.1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đỉnh Việt-Nam.

Sáng ngày nay, 19.1.1974 hồi 10h20, một hộ-tống hạm Trung-Cộng thuộc loại Kronstadt đã khai hỏa bắn vào khu vực hạm “Trần Khánh Dư” mang số HQ-04 của Việt-Nam Cộng-Hòa. Để tự vệ, các chiến hạm Việt-Nam đã phản pháo và gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Cộng. Cuộc giao tranh hiện còn tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên.

Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt-Nam Cộng-Hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia.

Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng-Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền an ninh của Việt Nam Cộng Hòa mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới.

Với tư cách một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công. Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo củaTrung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó.

Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á Châu.

Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia.

(Tài liệu ronéo của Bộ Ngoại Giao, Sài Gòn,

Số 015/BNG/ TTBC/ TT)

TUYÊN CÁO CỦA CHÍNH PHỦ VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ
CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA TRÊN NHỮNG
ĐẢO Ở NGOÀI KHƠI BỜ BIỂN VIỆT NAM CỘNG HÒA

(Nguyên văn):

Nghĩa vụ cao cả và cấp thiết của một chánh phủ là bảo vệ chủ quyền, độc lập và sự vẹn toàn lãnh thổ của quốc gia. Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết làm tròn nghĩa vụ này, bất luận những khó khăn trở ngại có thể gặp phải và bất chấp những sự phản đối không căn cứ dầu phát xuất từ đâu.

Trước việc Trung Cộng trắng trợn xâm chiếm bằng vũ lực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa thấy cần phải tuyên cáo long trọng trước công luận thế giới cho bạn cũng như thù biết rõ rằng:

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là những phần bất khả phân của lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa không bao giờ chịu khuất phục trước bạo lực mà từ bỏ tất cả hay một phần chủ quyền của mình trên những quần đảo ấy.

Chừng nào còn một hòn đảo thuộc lãnh thổ ấy của Việt Nam Cộng Hòa bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chính đáng của mình.

Kẻ xâm chiếm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tình trạng căng thẳng có thể do đó mà có.

Trong dịp này, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cũng long trọng tái xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những hải đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Trung Phần và bờ biển Nam Phần Việt Nam, từ trước tới nay vẫn được coi là một phần lãnh thổ của Việt Nam Cộng Hòa căn cứ trên những dữ kiện địa lý, lịch sử, pháp lý và thực tại không chối cãi được.

Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa cương quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia trên những đảo ấy bằng mọi cách.

Trung thành với chánh sách hòa bình cố hữu của mình, Chánh phủ Việt Nam Cộng Hòa sẵn sàng giải quyết bằng đường lối thương lượng những vụ tranh chấp quốc tế có thể xảy ra về những hải đảo ấy, nhưng nhất định không vì thế mà từ bỏ chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa trên những phần đất này.

Làm tại Saigon, ngày 14 tháng 2 năm 1974.

Nguồn: Tập san Sử Địa, Số 29-Saigon

Đọc thêm :LS.Vương Văn Bắc

HS-TS-VN


Trung cọng xâm lăng  và Việt cọng bán nước

1. Công bố của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về lãnh hải

Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa

Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội uỷ viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua quyết định phê chuẩn về tuyên bố lãnh hải của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Quyết Định

* Một: Lãnh hải của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc

* Hai: Lãnh hải của Trung Quốc đại lục và duyên hải của các đảo được tính theo đường thẳng nối liền những điểm mốc ven bờ làm đường biên cơ sở, thuỷ vực từ đường biên cơ sở này hướng ra ngoài 12 hải lý là lãnh hải của Trung Quốc. Phần nước thuộc đường biên cơ sở này hướng vào bên trong, bao gồm vịnh Bột Hải, phần trong hải vực Quỳnh Châu, đều là phần nội hải của Trung Quốc. Các đảo thuộc đường biên cơ sở này hướng vào trong, bao gồm đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, đảo Mã Tổ, đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khưu, đảo Kim Môn lớn nhỏ, đảo Nhị Đảm, đảo Đông Định đều thuộc về các đảo thuộc nội hải của Trung Quốc.

* Ba: Tất cả phi cơ và thuyền bè quân dụng của ngoại quốc, chưa được chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho phép, không được tiến nhập vào lãnh hải vào không gian trên lãnh hải. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào vận hành tại lãnh hải của Trung quốc, phải tôn trọng pháp lệnh hữu quan của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

* Bốn: Dựa trên nguyên tắc quy định 2, 3 áp dụng cho cả Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc. Đài Loan và Bành Hồ địa khu hiện nay đang bị Mỹ dùng vũ lực xâm chiếm. Đây là hành vi phi pháp xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đài Loan và Bành Hồ đang chờ đợi để thu hồi, chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa sử dụng tất cả những phương pháp thích đáng tại một thời điểm thích đáng để thu phục những khu vực này, đây là chuyện nội bộ của Trung Quốc, không cho phép ngoại quốc can thiệp.

2. Công hàm của Phạm Văn Ðồng 

Kính gửi :
Ðồng chí Chu Ân Lai
Tổng lý Quốc Vụ Viện

Thưa Ðồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Ðồng chí Tổng lý rõ :
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.

Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trên mặt bể

Chúng tôi xin kính gởi Ðồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.

Hà-Nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958
Phạm Văn Ðồng (ấn ký)
Thủ tướng Chính phủ

Nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa

Đọc thêm : nguyenvantuan.net - Asia Time

Tuesday, June 28, 2011

Viet Nam



KÊU GỌI TOÀN DÂN XUỐNG ĐƯỜNG TUẦN HÀNH
PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC TRÊN TOÀN QUỐC
NGÀY 03/07/2011

Việt Nam hai tiếng tự hào
Anh em, chiến sĩ, đồng bào ta ơi
Đứng lên giữ lấy biển trời
Hoàng Sa là đảo của người Việt Nam
Phản đối cái lũ tham lam
Âm mưu chiếm lấy nước Nam của mình
Đấu tranh, vận động, biểu tình
Công nhân, viên chức, học sinh một lòng
Việt Nam ta tồn hay vong
Đều nhờ đoàn kết một lòng của dân
Đừng lo cho cái bản thân
Mà lo cho nước là cần thiết hơn.
Việt Nam một dải giang sơn
Đang chờ các bạn trả ơn lúc này
Con Rồng cháu Lạc hôm nay
Quyết tâm làm được điều này mới thôi
Biển, trời tổ quốc ta ơi.
Việt Nam hai tiếng ngàn đời còn vang.

vmvnblog


Các Giá Trị Tự Do Không Thể Bị Cầm Tù


Chúng ta ai cũng hiểu rằng tự do là khát vọng của mọi dân tộc và công dân sống trên trái đất này. Nó đại diện cho những giá trị nhân văn cao đẹp của con người. Một xã hội văn minh, một cuộcsống tốt đẹp và nhân bản luôn được tồn tại dựa trên nền tảng của sự Tự do!

Tự do đồng nghĩa với Tiến bộ và Văn minh

Thước đo sự tiến bộ và văn minh của một xã hội được nhìn nhận, đánh giá thông qua những giá trị tự do mà nó có được. Những giá trị đó tỉ lệ thuận với trình độ phát triển của các thành tựu văn minh con người, nó tự thân khẳng định trong mọi môi trường lịch sử cũng như bối cảnh xã hội.

Trong những quốc gia văn minh, tự do đã trở thành một thứ quyền thiêng liêng và không thể chối cãi của con người. Nó tồn tại trong các định chế của pháp luật, trở thành văn hoá ứng xử của các thành viên xã hội. Khái niệm tự do được hiểu và phát triển mạnh mẽ nhất từ khi các cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng phát ở Tây Âu. Và từ đó khái niệm “Tự do” trở thành tâm điểm cũng như mục đích của mọi cuộc cách mạng và cải cách xã hội.

Tự do là cha đẻ của sáng tạo, và tư duy sáng tạo là cội nguồn của sự tiến bộ. Thiếu nó thì xã hội loài người không phát triển được, bởi sẽ không có những phát minh thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hay nói cách khác, không có tự do thì xã hội loài người dẫm chân tại chỗ bởi sự kìm hãm của màn đêm hoang dại. Chúng ta có thể phân loại tự do thành hai khái niệm chính là: tự do tư tưởng và tự do thân thể.

Xã hội loài người phát triển được là nhờ tư duy sáng tạo và phát minh của chính mình. Khi các nền sản xuất và văn hoá phát triển đến một trình độ nhất định thì xuất hiện những cuộc cách mạng để thúc đẩy xã hội tiến lên một trình độ cao và tiến bộ hơn. Các cuộc cách mạng xã hội và khoa học kỹ thuật là những minh chứng cho điều đó. Có tự do thì có sự tiến bộ, một quốc gia hay vùng lãnh thổ vì thế mà trở nên văn minh bởi những giá trị nhân văn mà các giá trị của tự do mang lại.

Tự do có ở đâu?

Thực chất của tự do là cái bên trong của nhân cách con người. Con người có khả năng bẩm sinh ứng xử theo mục đích và theo những cách thức phù hợp với mục đích đó, vì thế cần có pháp luật để điều chỉnh hình thức bên ngoài các hành vi của con người để có tính tuân thủ chung. Đó là tự do ở phương diện cá nhân con người.

Ở phương diện xã hội thì tự do chỉ được tồn tại và sinh ra trong một môi trường mà các giá trị tiến bộ không bị cấm đoán và ngăn cản, và nơi đó chỉ có thể là một chế độ xã hội tự do dân - chủ mà thôi. Một khi tư tưởng con người không bị cấm đoán hoặc gâycản trở bởi hệ thống pháp luật phản dân chủ, cũng như những ràng buộc phi lý khác từ phía xã hội mà họ đang sống thì đồng nghĩa với sự tự do tư tưởng. Mỗi cá nhân sẽ là chính mình khi sức mạnh trí lực của họ được phát huy, vì thế sẽ đóng góp hết năng lực của mình cho xã hội, dân tộc cũng như nhân loại. Điều đó có được là nhờ các quyền tự do của con người được đảm bảo và phát huy. Vì vậy cũngcó thể nói: một dân tộc tự do là một dân tộc giàu mạnh và văn minh.

Để tiến đến một xã hội tự do và tiến bộ thì nhân loại đã trải qua những cuộc đấu tranh cam go và quyết liệt để những giá trị cao quý đó được khẳng định và tồn tại. Các giá trị của tự do luôn gặp phải những thế lực phản động ngăn cản và cấm đoán. Tuy nhiên “Tự do” là một chân lý hiển nhiên, toả sáng bởi giá trị nhân văn và luôn được con người khao khát hướng tới. Tự do cá nhân là nền tảng tư tưởng của một xã hội và là mục đích của các nhà nước dân chủ.
Nếu người Việt chúng ta muốn có các giá trị của tự do hiện diện trên tổ quốc mình thì phải tranh đấu để xây dựng một xã hội dân chủ làm nền tảng. Vì đó là cái nôi để sản sinh các giá trị tự do cao đẹp, những giá trị mà trong đó chứa đựng chìa khóa cho cuộc sống hạnh phúc con người.

Vì sao các chế độ độc tài căm ghét tự do?

Các thế lực phản dân chủ nhất định không thể tồn tại trong một thế giới mà những giá trị tự do được đề cao và phát triển. Chế độ độc tài là đại diện tiêu biểu cho những thế lực phản động đen tối đó. Có chế độ độc tài thì không thể có dân chủ và ngược lại, đây là hai khái niệm chính trị đối lập nhau. Một xã hội dân chủ đồng nghĩa với việc người dân làm chủ đất nước và quyết định mọi vấn đề liên quan đến cá nhân và cộng đồng. Dân chủ là nền tảng của tự do và nhân quyền. Khi con người có được tự do thì việc ý thức và sử dụng các quyền nhân thân là một điều hiển nhiên, và đó là điều mà các nhà nước độc tài rất lo sợ. Họ căm tức khi thấy người dân hiểu được những giá trị của sức mạnh bản thân, và muốn người dân ngu dốt để trở nên phụ thuộc. Lo sợ người dân sử dụng các quyền tự do của mình để đấu tranh lật đổ họ, ít nhất là hạn chế quyền lực của nhà nước. Kẻ độc tài bao giờ cũng muốn nắm trọn quyền lực và hạn chế các quyền tự do của người dân chừng nào còn có thể. Người dân càng ít được hưởng các quyền tự do cá nhân thì quyền lực của nhà nước chuyên chế càng mạnh và vị trí của họ càng được củng cố. Đó là lý do vì sao các chế độ độc tài lo sợ người dân của mình có được tự do, dân chủ. Các nhà nước dân chủ coi tự do là lý tưởng và mục tiêu cho sự phát triển, trái ngược với điều đó – nhà nước độc tài cấm đoán và hạn chế các quyền tự do của con người.

Tự do bị giam cầm

Nhà nước độc tài giam cầm tự do vì sợ sức mạnh của chân lý mà nó sở hữu. Việc làm đó của họ đã vô tình thừa nhận và đề cao tự do, một giá trị tồn tại không phụ thuộc vào môi trường cũng như không gian vì những giá trị cao đẹp của nó. Những kẻ nắm giữ quyền lực nhà nước theo đường lối chuyên chế vi phạm nghiêm trọng các quyền con người, cấm đoán tự do và dân chủ. Điều đó đồng nghĩa với việc một nhóm thiểu số cầm quyền đã vi phạm và chà đạp lên lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân để phục vụ cho những lợi ích xấu xa và phản động. Để thực hiện được ý đồ đó, họ đã giam cầm tự do trong một hệ thống pháp luật lừa bịp và phản dân chủ, cùng với một bộ máy nhà nước độc tài đàn áp. Tất cả chìm ngập trong bóng đêm bởi người dân bị vây kín bởi một bức màn sắt của quyền lực và sự giả dối. Và tự do đã bị giam cầm trong tù ngục của những kẻ độc tài. Điều đó được chính quyền thực hiện bằng những biện pháp sau:

Cấm đoán và trói buộc tư tưởng

Có lẽ đó là hành động độc ác và xấc xược nhất của một chế độ chuyên chế đối với các giá trị tự do của con người. Người dân bị giám sát và trói buộc ngay cả trong suy nghĩ, họ không được nói hay suy nghĩ những gì mà nhà cầm quyền không muốn, dù đó là những điều tốt đẹp thuộc về chân lý. Tư duy bị cấm đoán thì sẽ dẫn đến hành động bị cấm đoán, vì người ta ngay cả trong suy nghĩ cũng bị giám sát thì làm sao có thể đi đến hành động? Nhà nước độc tài cấm người dân của mình được tìm hiểu hay tiếp cận bất kỳ học thuyết tư tưởng nào ngoài cái học thuyết phản độngmà nhà nước đang áp dụng để cai trị đất nước. Vì họ sợ rằng các đảng phái khác xuất hiện thì sẽ chiếm mất quyền lực của họ và vạch trần bộ mặt sai trái và lừabịp của nhà cầm quyền. Vì thế họ thực hiện cái điều gọi là “định hướng tư tưởng và dư luận” để kiềm toả người dân.

Đàn áp và bỏ tù những người tranh đấu cho tự do

\Những người đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam được mọi người gọi là “Nhà Dân chủ”. Họ là hiện thân cho các giá trị tự do đang bị nhà cầm quyền cấm đoán và trói buộc. Ngoài việc giam cầm tự do của người dân trong một nhà tù lớn là đất nước, thì họ tiến hành bắt giam và bỏ tù các nhà đấu tranh cho dân chủ thông qua những phiên toà xét xử phi lý được dàn dựng một cách trơ trẽn. Những con người yêu nước và tiến bộ đó được gán ghép cho những tội danh mà đáng ra phải dành cho nhà nước độc tài.
Cướp đi tất cả các quyền tự do căn bản của người dân
Các quyền tự do căn bản của công dân được công ước quốc tế thừa nhận đã bị đánh cướp và vi phạm một cách trắng trợn, có hệ thống từ phía nhà cầm quyền. Tại sao họ lại phải hành động như vậy? Vì nhà nước độc tài sợ người dân sẽ sử dụng các quyền ấy để đấu tranh chống lại họ.

Tuyên truyền và lừa bịp

Song hành với những biện pháp trên là hành động tuyên truyền bịp bợm của chế độ hòng lừa dối và bịt mắt người dân nước mình. Việc làm đó của họ không ngoài mục đích để người dân chìm ngập trong màn đêm của sự ngu dốt không lối thoát, vì thế mà rơi vào vòng cai trị của nhà nước độc tài. Điều đó được thực hiện qua hệ thống truyền thông của chế độ cùng với bộ máy nhà nước cai trị được lập ra.

Liệu tự do có được tự do?

Tình thế đó đưa người dân đến một bối cảnh không lối thoát. Chế độ độc tài nắm toàn bộ quyền lực trong tay, và đó là một cuộc chiến không cân sức cho những ai muốn vươn tới tự do. Người dân không thể làm được điều đó nếu như chưa đoàn kết lại để cùng vượt qua nổi sợ hãi mà chế độ độc tài đang gieo rắc khắp đất nước. Sớm hay muộn thì những người dân Việt Nam cũng sẽ tìm đến được với lý tưởng tự do của mình, đến với những giá trị đích thực mà con người cần phải có. Bản thân tự do là tuyệt đối, nó không thể bị cầm tù. Dù rằng những hiện thân của tự do đang bị giam giữ thì ngay trong chốn lao tù sức mạnh của chân lý càng trở nên sáng rõ, làm cho những kẻ đại diện cho bạo quyền phải run sợ.

Khi người dân Việt Nam đoàn kết để tranh đấu cho các quyền tự do, dân chủ của mình thì Tự do sẽ được tự do như ý nguyện. Những giá trị vĩnh hằng của con người sẽ được giải phóng và thuộc về sở hữu của người dân. Nhân dân Việt Nam sẽ lấy lại những gì lẽ ra phải thuộc về họ, đó là sự tự do đối với các giá trị tinh thần cùng những lý tưởng tốt đẹp cho cuộc sống tương lai.

Minh Văn VN
26/6/2011
 @minhvanvn

Sunday, June 26, 2011

Tràm Cà Mâu


Vợ hiền

Mai chưa hề đọc thánh kinh, nhưng nàng đã biết chọn chỗ ngồi thấp nhất để được nâng lên cao nhất trong lòng chồng con.

1.
Vợ tôi không phải là một người đàn bà có nhan sắc khuynh nước đổ thành. Bởi tôi, vốn tài mạo tầm thường và cũng không có nhiều may mắn bất ngờ để lọt mắt xanh những cô có nhan sắc chim sa cá lặn. Vả lại tôi cũng thường nghe bố tôi tuyên truyền nhồi nhét trong cái đầu từ nhỏ rằng, đẹp đến mấy rồi cũng trở thành méo mó xấu xí, và vợ đẹp là vợ người ta. Vợ tôi cũng không có tài ba xuất chúng, bởi tôi vốn nể sợ và có thành kiến với những người đàn bà tài giỏi, vì họ thường kiêu ngạo và hay thành độc tài vợ trị. Ðộc tài đảng trị thì có thể bỏ nước chạy ra biển chết, chứ độc tài vợ trị thì không chạy đâu cho thoát cả!

Vợ tôi chỉ là một người đàn bà trung bình trên tất cả mọi mặt. Với một vóc dáng tầm thường bên ngoài, không vêu vao xấu xí khó nhìn. Bên trong nàng mang một tấm lòng hiền hậu, bao dung, biết hành xử khôn ngoan khéo léo, để đem lại cho gia đình hạnh phúc êm ấm lâu bền mà tôi vô cùng biết ơn mỗi khi nghĩ đến.
Trong nhiều năm chung sống, chưa bao giờ nàng nặng lời với tôi, chưa bao giờ có cử chỉ hay ngôn ngữ thiếu lịch sự, cũng chưa lần khóc lóc giận hờn đòi hỏi điều này điều kia, hoặc đặt điều kiện làm khó, hay so đo chuyện nhà với gia đình người khác.

Ngoài tình cảm thắm thiết chia sẻ của vợ chồng, nàng âu yếm như một người tình, khoan dung rộng lượng như một người mẹ và hiểu biết như một người tri kỷ.

2.
Năm tôi hai mươi tám tuổi, mẹ tôi nóng ruột thúc hối ép tôi lập gia đình. Bà đưa cái công thức cổ xưa của mấy ông Tàu bày ra là "tam thập nhi lập". Tôi cũng chưa đến ba mươi, mẹ tôi cứ gán đại thêm cho hai tuổi để dễ bề ép uổng.

Tuổi đó, thích được quen nhiều bạn gái, bạn thôi thì được, nhưng nghe đến chuyện hôn nhân là xanh mặt. Vì qua kinh nghiệm bạn bè, kinh nghiệm giao tiếp trong sở, tôi thấy đa số mấy anh có vợ rồi thì dường như bị khép chặt trong cái vòng "chuyên chính" của bà vợ nhà! Cái vòng tuy lỏng lẻo và êm ái, nhưng bằng sắt, rất chặt và siết cứng.

Một anh bạn thân, lâu lâu giận vợ, đến nhà tôi ở lại, nằm rũ ra trên giường như đống mền rách rầu rĩ nói với tôi:
- Tao chỉ mong có được một ngày an bình, sung sướng như mày, một ngày thôi cũng đủ.
Nghe thế thì không sợ sao được? Trong sở tôi có mấy anh bạn bị vợ cào rách mặt và phải lấy cớ là dao cạo râu cắt. Ai cũng biết chuyện gì đã xảy ra, vì mặt mày các anh láng lẫy, trơn tru, có sợi râu nào đâu mà phải cạo cho dao cắt!

Một ông lớn tuổi khác, vợ vào tận sở xé áo và kêu bằng mày tao, còn tố cáo ông mang bằng kỷ sư giả bên Pháp về.

Nhan nhản những tấm gương gia đình u ám trước mắt như vậy, thì chỉ có ngu quá hoặc liều mạng mới không sợ mà thôi.Tôi khất lần mãi không được, phải bẻn lẻn theo mẹ, đi ra mắt, và xem mặt nhiều cô con gái các gia đình mà bà quen biết. Tôi theo lời dạy của một anh quân sư quạt mo, cứ mang bộ mặt đưa ma đến nhà người ta và ăn nói nhát gừng cộc lốc, thì không ai muốn gả con gái cho, và các cô thấy vậy thì cũng ớn lạnh mà dạt ra. Thế mà cũng có nhiều nhà khen tôi hiền lành, muốn gả con gái cho. Tôi tìm đủ lý do nói riêng với mẹ để chê bai từ khước. Cô thì chê mặt dài, cô thì chê mũi lớn, cô khác chê mắt có đuôi, cô thì mồm như có râu. Toàn cả những lý do vu vơ. Mẹ tôi phiền muộn thở dài, vì biết con trai bà cũng chẳng có sự nghiệp gì sáng giá,chẳng có một phong cách đặc biệt nào, mà đòi hỏi quá đáng chăng?
3.
Không nỡ để mẹ buồn, tôi đem Lam, người bạn gái thân thiết nhất về giới thiệu với mẹ, bà vui vẻ chịu ngay. Bà khen Lam láu lỉnh, bặt thiệp và xinh đẹp.Mẹ tôi đến thăm xả giao nhà Lam hai lần để dò xét gia thế, và quyết liệt chống đối cuộc hôn nhân, lấy lý do là mẹ Lam dữ dằn và có cách cư xử thiếu lễ độ với chồng. Tôi nói:

- Con cưới Lam chứ cưới bà ấy đâu mà mẹ sợ?

Mẹ tôi nhất quyết tin rằng, mẹ hổ thì khó sinh được con cừu. Vì cách đối xử của cha mẹ, ảnh hưởng đến tính tình con cái. Cha mẹ dữ dằn, con cái khó mà hiền lành được, vì ngày ngày học cách ăn nói, cách đối xử, tiêm nhiễm những thói quen của cha mẹ, và đem ra xử sự với đời, mà không biết đó là xấu. Tôi cố bào chữa cho Lam, nhưng mẹ tôi đã nhất quyết, không lay chuyển được. Bà nói:

- Mẹ thương con, mẹ không muốn sau này con khổ vì đời sống gia đình thiếu hạnh phúc. Vì không có gì khổ bằng có vợ dữ dằn, hỗn láo, có thể làm người chồng buồn phiền sinh ra rượu chè, cờ bạc, trai gái hư hỏng. Mẹ thương con, lo cho tương lai con nên mẹ không chịu.

Tôi định nói với mẹ rằng, con trai của mẹ cũng chẳng hiền lành chi, mà chê thiên hạ. Nhưng sợ mẹ buồn nên im lặng. Mẹ của Lam biết được ý kiến của mẹ tôi, nổi tự ái, nói nhiều lời tàn nhẫn, tổn thương đến gia đình tôi, và tuyên bố không bao giờ gả Lam cho tôi. Khi bị trắc trở, ngăn cấm thì tình yêu càng thêm tha thiết bốc lửa, và hai đứa tôi càng quyết vượt qua hàng rào ngăn cản của gia đình. Muốn sống cho nhau, và sống chết vì tình yêu.

Một lần chìu ý mẹ, tôi miễn cưỡng đi xem mặt một cô mà mẹ tôi gọi là gia đình phúc hậu đàng hoàng. Tôi chẳng tha thiết gì, chỉ giữ đủ lịch sự tôi thiểu để cho mẹ khỏi mất mặt. Lần đó Lam biết được, nàng giận dữ sỉ vả tôi:
- Anh là một thằng đểu cáng, xấu xa đê tiện, một kẻ hèn nhát núp váy mẹ, không dám làm gì cả. Anh không xứng đáng với tình yêu của tôi.

Tôi nghe mà bàng hoàng, như bị sét đánh. Hai đứa giận nhau. Tôi chợt nhớ tới lời nhận xét của mẹ, và thấy bà cũng có lý phần nào. Nhưng tim tôi vẫn nát tan xót xa vì chuyện tình đổ vỡ.

Ngay sau đó, Lam có người yêu mới là Tuân. Tuân cũng là trong đám bạn bè quen biết lâu dài với tôi, tính tình Tuân hiền lành, chịu đựng, và Tuân đã bền bỉ theo đuổi Lam từ lâu. Nửa năm sau, tôi đi dự đám cưới Tuân, Lam với trái tim vỡ nát, nhưng cũng vui mừng vì Lam lấy được chồng hiền lành và đàng hoàng, có thể bảo đảm đời sống tinh thần vật chất cho gia đình sau này. Tôi thật tình nghĩ rằng, tôi không bằng được Tuân về nhiều mặt. Lam bỏ tôi là phải.

4.
Mẹ tôi làm như lấy vợ cho bà, cứ khóc lóc thúc giục mãi. Tôi tâm sự với một người bạn cũ. Anh cười và nói:

- Hay là cậu thử tìm hiểu Mai, em gái tôi xem sao. Nó cũng sẵn có cảm tình với cậu đó. Mai hiền lành lắm.Ðược bạn khuyến khích, tôi bắt đầu tìm hiểu Mai. Nàng không đẹp, không xấu, chăm chỉ, hiền lành. Trước đây, đến nhà bạn chơi, tôi chỉ thấy Mai thấp thoáng đâu đó sau bàn học, hoặc lẳng lặng rút lui sau khi cúi đầu chào lễ phép.

Dẫn Mai đi chơi, tôi không tìm hiểu được chi nhiều về Mai, vì nàng quá thụ động, khi nào cũng nhẹ nhàng chìu chuộng, ít đưa ý kiến riêng. Khi hỏi ý, nàng thường bảo:

- Dạ, anh cho em đi đâu cũng thích cả, anh vui thì em cũng vui.Tôi đem nhận xét về cái hiền lành của Mai nói với một người bạn. Anh cười hô hố và nói:

- Trời ơi, khi mới quen thì em nào mà không hiền lành như thánh mẫu, dịu dàng như tiên cô. Khi cưới về thì cái đuôi dài thòng mới lòi ra, và dữ như chằng tinh. Em nào cũng vậy cả.
Tôi hỏi thẳng anh của Mai, anh trả lời:

- Con nhỏ hiền lành, biết nhường nhịn và rất dịu dàng. Cậu có phước lắm mới gặp nó. Không phải vì nó là em gái mà tôi khen đâu.

Mẹ tôi đến thăm gia đình Mai nhiều lần, khen mẹ của Mai phúc hậu, hiền lành, cư xử lịch sự, phải phép với chồng. Bà nghĩ rằng, nhất định Mai cũng học được nề nếp gia đình của mẹ, không nhiều thì ít. Bà thúc tôi làm đám cưới ngay. Tôi xin hoãn một thời gian để tìm hiểu thêm, mẹ không chịu và bảo:

- Lấy vợ thì lấy liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ dèm pha.

Tôi nói rằng, nếu nghe được lời dèm pha đúng, thì cũng là điều tốt, mình khỏi phải xét đoán lầm người. Mẹ tôi lại giảng cho tôi rằng, chín mươi phần trăm cách cư xử của con cái là do ảnh hưởng sinh hoạt tốt xấu của cha mẹ. Cha mẹ gieo vào đầu con cái thứ tư tưởng nào, thì nó sẽ hành động theo lối đó. Thương mẹ, tôi tạm quên kinh nghiệm ghê gớm trong đời sống gia đình của bạn bè và đồng sự, liều thân lấy vợ cho mẹ vui lòng.
Có một ông bạn bảo rằng, lại thêm một thằng đàn ông ngu muội đi vào vết xe đổ nghìn năm của nhân loại

.5
Tôi cưới Mai, nàng như cái bóng dịu hiền bên tôi.Tôi thấy mình tan loãng vào tình yêu êm đềm, và chợt nhận ra đời sống gia đình êm ái, thoải mái và hạnh phúc hơn nhiều lần đời sống độc thân. Không thấy gò bó tù túng trong dây ràng buộc của gia đình như nhiều người thường bảo. Mai lo lắng cho tôi những thứ cần thiết lặt vặt trong cuộc sống bình thường, bổ khuyết cho tôi những thiếu sót, dịu dàng an ủi tôi những khi lo buồn. Tôi nói với vợ:

- Anh ngu quá, biết lấy vợ mà sung sướng hạnh phúc như thế này, thì đâu để độc thân đến gần ba mươi tuổi. Uổng thật.

Những khi chúng tôi có ý kiến trái ngược, Mai dịu dàng phân tích thiệt hơn cho tôi nghe, rồi để cho tôi quyết định. Sau khi quyết định xong, dù có trái ý nàng, Mai cũng vui vẻ cố gắng giúp tôi hoàn thành công việc. Không như các bà khác, những lúc chồng làm trái ý, thì các bà mong cho ông chồng thất bại để chứng tỏ ý kiến của bà là đúng, là hay. Mai thường nói:

- Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn. Nếu ai cũng khăng khăng giữ ý của mình, thì chẳng làm nên được việc gì cả.

Cũng có khi quyết định của tôi sai lầm, đưa đến kết quả không tốt. Những lúc này, Mai thường hết lời dịu dàng an ủi tôi, và cho rằng tôi không có lỗi gì cả, ví ai cũng có thể sai lầm, và Mai cho rằng nàng cũng có phần lỗi, vì chưa tận tình giúp tôi đầy đủ ý kiến để làm quyết định. Từ đó, tôi cảm thấy mình phải lắng nghe ý kiến của vợ nhiều hơn.Tôi nghĩ, nếu những lúc này mà Mai dằn vặt, nằng nặc buộc ti tôi, thì chưa chắc tôi đã thấy mình lầm lỗi. Mai không như một số đàn bà khác, đúng hay sai cũng đổ lỗi cho chồng, và những khi chồng thất bại trong đời, là cái dịp cho các bà chê bai, mai mỉa, nói những lời tàn nhẫn.

Ngoài xã hội, có những lúc tôi vô tình hoặc thiếu may mắn, gây nên những sai lầm với người khác, Mai tự đứng ra, gánh vác hết trách nhiệm thay tôi. Tự ái đàn ông, đâu cho phép tôi để vợ gánh vác trách nhiệm thay mình. Tôi thấy thương và quý vợ nhiều hơn. Mai bảo:

- Chuyện nhỏ, để em gánh vác giúp, anh để tâm trí làm những việc khác ích lợi hơn.
Tôi thầm nghĩ, tôi thì làm chi có việc lớn mà gánh vác.

6.
Những năm mới lấy nhau, tài chánh gia đình khó khăn, đắp trước bù sau hàng tháng. Áo quần đơn sơ, ăn uống dè xẻn. Thế mà Mai bao giờ cũng vui vẻ, chưa bao giờ nghe Mai than thở hoặc so sánh với các bạn bè khác. Nàng thường nói:

- Chúng ta nghèo vật chất, nhưng giàu hạnh phúc, tinh thần thanh sạch, thế là đủ. Ðời sống biết đủ là đủ.
Chính vì Mai không than thở, nên tôi thấy mình có trách nhiệm nhiều hơn về tài chánh gia đình. Buổi chiều về, tôi đi dạy thêm cho các lớp đêm. Ngày nghỉ, tôi mở lớp dạy kèm luyện thi cho từng nhóm nhỏ. Tài chánh gia đình nhờ đó mà dồi dào hơn, có thêm tiền, nhưng Mai không vui, mà chỉ lo cho tôi thiếu sức khỏe sinh bệnh hoạn.

Năm đó, tôi không chịu theo bè cánh với nhóm tham nhũng, chúng đày tôi về một tỉnh nhỏ xa xôi. Tôi buồn phiền lắm. Không đi thì không được, đi thì bỏ hết công chuyện làm ăn riêng tư. Mai khuyên tôi nhẫn nhịn, và gắng tìm vui trong hoàn cảnh mới.

Khi chúng tôi về tỉnh nhỏ, Mai thường an ủi và nâng đở tinh thần tôi, đặt mua các thứ sách báo tôi thích, để giải trí và quên đi phần nào nổi buồn nơi tỉnh nhỏ. Mai xin được việc ở một nhà dạy trẻ, để phụ thêm kinh tế gia đình....

Khi chạy vội về Sài Gòn vào năm 1975, chúng tôi mất tất cả, trở thành trắng tay. Tôi lo lắng và muộn phiền lắm, nhưng nhờ thái độ trầm tĩnh và chịu đựng của Mai mà tôi bớt bối rối. Trước ngày miền Nam sụp đổ, chúng tôi bàn nhau là nên ở hay đi. Ý Mai thì nên đi để bảo toàn tính mạng cho gia đình, khi yên ổn thì quay trở về cũng chẳng mất mát gì. Phần tôi thì vì yêu mến quê hương một cách lãng mạn, quyết ở lại, muốn cùng chia sẻ khổ đau, sống chết cùng quê hương. Chủ nghĩa đối với tôi không quan trọng, tôi nghĩ chính thể nào cũng thế thôi, cũng cùng là người Việt, cùng giòng giống tổ tiên, thì việc gì mà phải bỏ chạy?

Tôi đã lầm to. Thảm họa trùm xuống khắp miền Nam. Ðau khổ, lao tù, đói lạnh, đè nén, áp bức. Tôi cũng ôm gói đi tù như mọi bạn bè, Trong tù, tôi vô cùng ân hận về quyết định sai lầm, để thân xác mình bị tù đày, để vợ con bơ vơ, đau khổ, đói rách, không vốn liếng, không tài sản.

Ba tháng sau khi tôi đi tù, Mai thấy chồng chưa được thả về, đã xoay xở rất mau. Nàng mua áo quần cũ, cắt ra may thành áo quần trẻ em đem bỏ mối tại các chợ trời hè phố. Ðêm nào cũng may đến mười hai giờ khuya. Một mình nuôi chồng tù tội, nuôi con thơ dại, ngược xuôi trong cuộc đổi đời. Những năm tháng nằm tù, có nhiều thì giờ suy nghĩ, tôi mới sâu sắc nhận ra mình mang ơn vợ quá nhiều. Tình cảm nàng dành cho tôi tràn đầy dịu dàng, bao dung, âu yếm và hy sinh. Tôi biết mình là kẻ có phước được vợ hiền....

7.
Khi tôi được ra tù, thể xác tiều tụy, tinh thần suy nhược, đời sống bất ổn, bị đe dọa thường trực. Hàng tuần bị tên công an khu vực đến thúc giục đuổi đi về vùng kinh tế mới, và nói lời hăm dọa. Tôi nản lòng bàn với Mai để dọn về vùng kinh tế mới cho yên thân. Nàng đã khôn ngoan giải thích rằng, bằng mọi giá phải bám vào thành phố, để sống còn và để bớt bị độc tài áp bức, bớt khốn khổ vì cái u mê của chế độ hành hạ. Nàng thường khuyên tôi:

- Mình hãy xem cuộc đời này như một trò chơi không vui, đừng quá quan tâm đến những gì xảy ra cho mình, cho thiên hạ chung quanh. Những đau khổ mà mình đang chịu đựng cũng là một thứ thử thách, làm cho mình lớn thêm lên, trưởng thành hơn, và cứ vui với những gì nhỏ nhoi nhất có thể có trong thời gian này. Không xấu xa nào có thể tồn tại mãi mãi được, ánh sáng tương lai sẽ có ngày chiếu rọi trên quê hương.
Mai đã an ủi, khuyên nhủ và dịu dàng dắt tôi đi qua quãng đời đau khổ trong chế độ lạ lùng vô nhân kỳ quái này. Chúng tôi bữa đói bữa no dắt nhau đi trong đời sống mịt mù của xã hội chủ nghĩa trá hình.
Khi tôi ngỏ ý tham gia một tổ chức phục quốc chống lại chính quyền cộng sản trong thành phố, thì Mai đồng ý ngay. Nàng nói:

- Chúng ta đã vất súng đầu hàng, chỉ mong được bình yên sống và góp phần xây dựng lại quê hương.Nhưng kẻ chiến thắng đọa đày nhân dân xuống vực thẳm. Không cho ai yên sống. Chính họ đã buộc chúng ta đứng dậy, cầm lại súng. Việc đáng làm thì phải làm. Nếu ai cũng trốn tránh cả, thì đau khổ này biết bao giờ dứt được? Nhưng phải thận trọng để khói phí thân làm việc dã tràng.

Cùng với bạn bè cũ mới,chúng tôi tổ chức mua súng, liên lạc với các nhóm kháng chiến khác. Ra một tờ báo bí mật chuyền tay. Mai đã ngược xuôi giúp đỡ chúng tôi, mang tin tức, chuyển vận hàng hóa. Chúng tôi mơ mộng một ngày ánh sáng tự do chiếu rọi trên quê hương, trở lại đời sống không áp bức kẹp kềm.Một vài người trong nhóm bất cẩn, tổ chức bị đổ bể, đa số anh em bị bắt. Tôi chạy thoát được với cái áo có nhiều lỗ đạn bắn thủng bên hông. Mai nhờ người nhắn tôi bình tĩnh chờ nàng sắp đặt.Nàng vay mượn và bán hết đồ đạc trong nhà, đóng tiền cho tôi bí mật vượt biên...

Phút cuối chủ thuyền cho vợ con tôi cùng đi với lời hứa trả tiền sau. Tôi cám ơn Trời Phật đã xui khiến cho chúng tôi còn có bên nhau trong đời.Trên biển đói khát Mai nhường phần ăn uống cho con, cho chồng, với lý do là tôi cần sống hơn nàng, tôi có thể làm được nhiều việc ích lợi hơn. Nhưng theo ý tôi, thì chính Mai mới xứng đáng để sống sót vì đời sống nàng có nhiều ý nghĩa, tốt đẹp hơn.

Những ngày khó khăn nắng cháy cực khổ tại trại tỵ nạn, nàng dành lấy hết tất cả việc vặt vãnh như lãnh thức ăn, xách nước, nấu nướng, chăm sóc con cái, để cho tôi có thì giờ tham gia tiếp tay phụ giúp các công tác chung trong trại. Mai dặn tôi tránh xa những nơi có tranh giành, có chút quyền lợi, chỉ kê vai gánh vác những việc có ích chung mà không ai làm. Với khuyến khích và an ủi của vợ, tôi làm được nhiều việc hữu ích cho cộng đồng. Trong lúc đó, một vài anh bạn tôi, tham gia việc cộng đồng mà như làm việc quốc cấm, bị vợ cằn nhằn, ngăn cản, mỉa mai rằng việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.

Nhiều người than vãn về những thiếu thốn, khó khăn, cực khổ trong trại tỵ nạn. Mai thì khi nào cũng vui vẻ, lạc quan, và cho rằng tương lai được sống đời tự do đang rõ ràng trước mắt. Những thiếu thốn khó khăn trong trại tỵ nạn là đương nhiên. Ở đây cũng còn sung sướng hơn những ngày tháng sống với chế độ công sản u ám, bất trắc, chèn ép, sợ hãi. Những khi con tôi chê cơm, Mai nhắc nhở cho chúng những ngày khoai sắn qua bữa, những ngày đói khát trên biển khơi, thì chúng vội vàng ăn ngon lành những chén cơm trong trại tỵ nạn.

8.
Chúng tôi đến Mỹ vào mùa Ðông, tuyết phủ ngút ngàn, trắng xóa cả đất trời. Chưa biết có thể làm gì để nuôi sống gia đình trong miền đất mới, nhưng nhờ trợ cấp xã hội trong thời gian đầu, đắp đổi tạm sống qua ngày. Dù không dư giả, tiền trợ cấp xã hội được Mai chia ra làm ba phần: hai phần ba nuôi sống gia đình với chi tiêu dè xẻn tiện tặn, một phần ba gởi về giúp những bạn bè đang đói khó khắc khoải trong lao tù, trong các vùng kinh tế mới....

Hai vợ chồng dắt nhau đi tìm việc, và không nản lòng. Tôi tìm được một chân rửa chén bát tại khách sạn Holiday Inn. Mai tìm được một chân làm bánh ngọt Donut. Chúng tôi tự túc được rồi, và từ đó mà tiến lên, tôi tìm được công việc khác trong hãng tiện có đồng lương khá hơn. Chúng tôi bắt liên lạc với bạn bè xa gần, và ao ước được đóng góp phần nào vào nỗ lực làm vơi khổ trên quê nhà.

Thư của bạn bè hồi âm với lời lẽ bi quan, nhiều người khuyên tạm quên chuyện quê hương đi, mà lo cho đời sống bản thân và gia đình trước đã...

Nhiều đêm Mai thì thầm:

- Chúng ta có yên lòng hưởng hạnh phúc, tự do khi cả quê hương đang chìm đắm trong khổ đau? Chúng ta có quên được bao nhiêu người đang kỳ vọng chúng ta nơi quê nhà? Liệu chúng ta có làm được gì không hay chỉ mải mê lo cho đời sống riêng tư? ...

Chưa bao giờ tôi nghe Mai phàn nàn, sanh nạnh với tôi về công việc trong nhà.Chưa bao giờ nàng lên giọng sai bảo tôi hút bụi, quét nhà, rửa chén bát. Nếu rảnh, thì tôi làm, nếu tôi bận xem những trận thể thao hấp dẫn, thì thôi. Nhiều lúc Mai không cho tôi rửa chén bát, giành lấy mà làm, vì những lúc đó nàng rảnh rang.

Chúng tôi cùng làm việc nhà trong tinh thần chia sẻ, không phải trong trách nhiệm phân chia việc nào chồng làm, việc nào vợ làm. Mai chưa bao giờ tranh hơn thua với chồng. Nàng quan niệm rằng, vợ chồng không cần tranh hơn thua nhau, hơn chồng cũng không được gì mà chỉ tổ tình yêu bị tổn thương.. Chưa bao giờ Mai lớn tiếng hay khăng khăng quyết đoán việc gì. Khi nào cũng dịu dàng thảo luận và sẵn sàng chờ lúc thuận tiện để thuyết phục thêm. Tôi đã nghe thấy vợ nhiều người bạn, sẵn sàng xẵng tiếng với chồng, mở miệng ra là nói nặng lời, nói điều chua chát khó nghe, và tôi biết mình may mắn có vợ hiền ...Những lúc tôi gặp khó khăn ngoài xã hội, mang bực bội và cái không vui về nhà, Mai thường khuyên tôi rằng:

- Mục tiêu tối thượng của đời người là đi tìm hạnh phúc. Ði làm kiếm tiền cũng chỉ để mua hạnh phúc. Hạnh phúc đích thực của cuộc sống là gia đình vui vẻ, ấm êm và dễ chịu. Không tội chi đem cái khó khăn bực bội của bên ngoài về nhà cho mất vui, mà phí phạm ngày tháng yên ấm của gia đình. Dù giàu sang danh vọng đến mấy, mà gia đình thiếu hạnh phúc thì đời không còn ý nghĩa gì.
Thế là tôi tìm được nguồn vui và yên tĩnh tâm hồn...

9.
Nhiều khi nằm bên nhau, tôi hỏi Mai:

- Sao hơn mười mấy năm sống bên nhau, chưa bao giờ em làm cho anh buồn lòng, chưa bao giờ em làm cho anh phải nổi giận. Em có khi nào buồn giận anh không?Nàng nói:

- Sách dạy cho em biết rằng, người cho thì được nhiều hạnh phúc hơn người nhận. Không cầu thì sẽ được, không đòi thì sẽ có. Biết vui với cái tương đối mà mình đang có, thì trở thành kẻ sung sướng nhất trong đời. Cho đi tình thương chân thành, thì được nhận lại bằng tình thương. Nhiều người đàn bà đòi hỏi ở chồng quá đáng, ngoài khả năng của chồng. Bao nhiêu cũng không thỏa mãn cả. Họ không nhìn thấy sự hy sinh của người khác, mà chỉ cố bươi móc lỗi lầm cỏn con của chồng để mà trách móc, giận hờn. Làm thế không có lợi gì cả, mà chỉ là cách phá hoại hạnh phúc gia đình hữu hiệu nhất.

Tôi thành thực mà nói rằng đã học được rất nhiều điều tốt của vợ tôi. Nàng càng dịu dàng, càng thu mình nhỏ lại, thì tôi càng thương yêu trang trải bù đắp cho vợ nhiều hơn. Mỗi khi đi làm về, thấy nét mặt tươi vui hân hoan của vợ, thì bao nhiêu mệt nhọc bực bội trong ngày đều tiêu tan.Khi tôi phạm phải lỗi lầm, hành động sai quấy, vợ tôi thường an ủi rằng, mình là con người chứ đâu phải là thần thánh chi, mà không có sai lầm. Ðừng buồn, cái thiệt hại này cũng là bài học tốt về sau. Những an ủi, khuyến khích tinh thần của vợ, làm cho đời sống tôi nhẹ nhàng, êm ái, thư dãn, không bị dồn ép, không bị áp lực cuộc sống, không có căng thẳng gia đình như nhiều bạn bè khác.
Trên bước đường tha hương, một lần vợ chồng Tuân-Lam ghé thăm chúng tôi. Tuân là bạn cũ, Lam là người xưa. Vợ tôi biết rõ mối tình cũ giữa tôi và Lam, nhưng nàng tin chồng, và rất lịch sự, vồn vã đón tiếp họ hết lòng. Có lẽ Mai cũng biết chuyện xưa của chúng tôi đã nguội lạnh từ lâu, chẳng ai còn tiếc thương chi. Tuân vẫn hiền lành phúc hậu như xưa, nét mặt chịu đựng. Ðêm khuya tôi vẳng nghe tiếng Lam đay nghiến dằn vặt chồng ở phòng bên cạnh, nói những lời thiếu lễ độ.

Về sau, mỗi lần nghĩ đến Lam, lòng tôi phơi phới, vì may mắn, cuộc đời không phải gắn liền với một người đàn bà như Lam. Tôi biết ơn mẹ nhiều hơn. Kinh nghiệm sống của mẹ đã giúp cho cuộc đời tôi có hạnh phúc hơn. Và tôi biết thương yêu, nể trọng vợ hơn nhiều.

10.
Một chị bạn gia đình không được hạnh phúc, hỏi vợ tôi bí quyết để được chồng thương yêu nể nang. Mai cười mà nói:

- Không có bí quyết nào cả. Chỉ có câu chuyện sau đây, tôi thuộc nằm lòng từ thời còn đi học. Chuyện ở trong sách tập đọc của Pháp. Rằng:

- Có một anh nông dân đem bò ra chợ tỉnh bán. Suốt ngày không bán được phải dẫn bò về. Ðường xa mệt nhọc, con bò trở chứng không chịu đi. Có người gạ đổi con bò lấy con ngựa hồng tung tăng. Anh tưởng được ngựa sẽ thong thả dong cương ra về, nhưng con ngựa lạ chủ không chịu cho anh cưỡi và cũng trì kéo dằng dai. Một người khác dẫn con heo nái ngoan ngoãn đi qua, gạ đổi heo lấy ngựa, anh đổi liền.Ðường xa mệt nhọc, con heo cũng nằm ì không chịu đi, bí quá, anh đổi heo lấy một con dê nái. Con dê càng cứng đầu khủng khiếp, anh vật lộn với dê phờ phạc.Ðêm đã tối mịt mù, một hành khách đề nghị đổi dê lấy một con gà trống lớn. Vừa đói, vừa khát, vừa mệt, anh ôm con gà vào quán đổi lấy bữa cơm. Thế là một bữa ăn trả giá bằng một con bò. Ăn xong, anh nông phu thong thả ra về, vừa đi vừa ca hát khỏe khoắn.

Khi về đầu làng, có bạn quen hỏi đi đâu mà về khuya thế. Anh kể chuyện đi bán bò, và đổi con gà lấy bữa cơm. Người bạn hết hồn, khuyên anh khoan về nhà, mà bà vợ nổi cơn tam bành lên, không khéo vợ chồng xô xát gây ra án mạng. Anh nông dân bảo rằng, chắc vợ anh cũng thấy việc làm của anh là có lý. Người bạn ức quá, đánh cá một con bò, nếu chị vợ mà không gây gổ, thì anh nông dân sẽ được một con bò, còn ngược lại, phải mất lại một con bò khác. Người bạn đi theo núp bên ngoài nghe cuộc đối thoại của vợ chồng anh nông dân.
Chị vợ hỏi anh, đã ăn gì chưa, đi đường có mệt lắm không, bò bán có được giá không? Anh đáp rằng đã ăn rồi, con bò không bán được mà trên đường về nó không chịu đi nên đã đổi con bò lấy con ngựa rồi. Chị vợ nói rằng, có con ngựa cũng tốt, nó sẽ kéo xe, giúp mình di chuyển mau chóng hơn. Anh chồng cho biết con ngựa không chịu cho anh cưỡi nên đã đổi lấy con heo nái. Chị vợ cũng tán thành ngay và còn dự trù con heo mùa sau sẽ sinh ra một bầy heo khác, rất có lợi. Anh chồng cho biết thêm, con heo cũng trở chứng không chịu đi nên đổi lấy một con dê cái. Chị vợ tiếp liền, là con dê cũng rất có lợi, từ nay mỗi sáng gia đình sẽ có sữa dê mà uống. Anh chồng lắc đầu và cho biết đã đổi con dê ương ngạnh lấy con gà trống lớn. Chị vợ anh nông phu tiếp rằng, có con gà cũng tốt, mỗi sáng nghe nó gáy cũng vui tai. Anh chồng bảo là buổi sáng ra đi không đem tiền theo, đói quá, đã vào quán đổi con gà lấy bữa cơm.

Nghe xong, chị vợ anh nông phu đến quàng hai tay, ôm vai chồng và nói rằng, anh làm như thế là phải. Lấy của che thân, chứ đừng lấy thân che của. Ði cả ngày mệt nhọc đói khát, không ăn chịu sao nổi. Em đã để sẵn khăn, múc sẵn nước, anh đi tắm cho khỏe."
...
Mai kết luận rằng: "Muốn được chồng thương cũng rất dễ, đừng bao giờ tranh hơn thua với chồng, việc gì đã lỡ, thì cho qua luôn, vui vẻ chấp nhận, và dịu dàng, nhường nhịn chồng là yếu tố căn bản để được chồng thương".

1.
Ngoài song thân ra, người tôi biết ơn nhiều nhất là vợ tôi. Ðời sống tôi có ý nghĩa hơn, sung sướng hơn, hạnh phúc hơn nhờ vợ khôn ngoan dịu dàng. Nhiều đêm thức giấc tôi nhẹ hôn lên mắt vợ, thầm so sánh tấm lòng hiền chân của vợ với trái tim của một vị nữ thánh. Phần nàng, thì luôn luôn: "Em chỉ muốn làm cái bóng nhỏ và âm thầm bên đời anh thôi".
Mai chưa hề đọc thánh kinh, nhưng nàng đã biết chọn chỗ ngồi thấp nhất để được nâng lên cao nhất trong lòng chồng con.

Tràm Cà Mâu    

Saturday, June 25, 2011

Luật Sư VƯƠNG VĂN BẮC



Luật Sư VƯƠNG VĂN BẮC
Cựu Ngoại Trưởng VNCH
(1927 – 20-6-2011)

Click để xem :
Tang lễ Cựu Tổng Trưởng Ngoại Giao VNCH
Luật Sư VƯƠNG VĂN BẮC tại ParisPháp quốc

Part 1  -  Part 2

Audio LS VƯƠNG VĂN BẮC

*
Nhớ quê
 Mùa đông năm nay ở Paris không rét lắm, từ đầu mùa đến giờ chỉ có một hai ngày có tuyết rơi trên vỉa hè. Tuy vậy, khi Trung bước từ hầm xe điện đô thành, trạm Madeleine, lên mặt đường, một làn gió lạnh thổi từ phía sông Seine qua quảng trường Concorde đã làm cho chàng rùng mình, bất giác đưa tay kéo cổ áo choàng phủ lên gáy. Cảm giác giá buốt này làm Trung đột nhiên nhớ lại những ngày thơ ấu sống trên quê hương nơi miền Bắc, khi cơn gió bấc từ mạn Đồng Đăng Kỳ Lừa thổi về Trung Du, làm run rẩy cậu bé học sinh gầy guộc đang cắp cặp đến trường Tiểu Học Phủ Lạng Thương, hoặc làm cho chàng thanh niên phải cố rảo bước trên mặt đê Sông Đuống cho bớt thấy lạnh, hơi thở thành những mảng khói vụn trước mặt, gót chân tê buốt trong đôi dép cao su giẫm lên đám cỏ mọng sương bên bờ đê. Lòng thương nhớ quê cũ bỗng tràn ngập tim óc chàng.

Khi mới đến cư ngụ trên đất nước này, ít khi tâm hồn Trung thấy bị ray rứt ám ảnh bởi nỗi sầu biệt xứ, không phải vì chàng vô tình, nhưng vì tất cả thời giờ và tâm tư của chàng khi ấy phải dành cho công việc làm ăn. Thực thế, vào thời ấy, Trung phải hết sức làm việc để tự thích ứng với hoàn cảnh mới. Tuy nghề luật là nghề cũ mấy chục năm của Trung, điều kiện hành nghề đã khác hẳn: không còn vừng hào quang nào, không còn có lòng kính nể nào bao quanh công việc chỉ bảo luật pháp và bênh vực pháp quyền cho thân chủ, khác với thời kỳ Trung còn là luật sư ở nước nhà. Ở đây và bây giờ, ranh giới giữa thầy và thợ không còn nữa, người làm nghề luật cũng chỉ là một người đem bán dịch vụ trên thị trường, như tất cả những người bán những dịch vụ khác, được đãi ngộ hoàn toàn tùy theo so sánh giữa lợi ích thực tế mà dịch vụ ấy đem lại cho người dùng với số tiền mà người này phải trả. Một khi dịch vụ đã được cung cấp, dưới hình thức một bài phân tích, một lời khuyên, một dự thảo khế ước, một đơn kiện hay một bài cãi, không những đối phương hăm hở tìm kiếm và tận tình khai thác những sơ hở có thể có, không những tòa án các cấp nghiêm khắc phê phán và thẳng tay bác bỏ những lập luận yếu ớt hay sai lầm, mà chính thân chủ của mình lại là người hăng hái nhất trong công tác bới lông tìm vết, với hy vọng có cớ đòi giảm tiền thù lao hay đổ trách nhiệm và đòi bồi thường. Trước trận giáp công ba mặt ấy, người luật sư ngày nay không thể dùng cái bóng bẩy của văn chương, uy quyền của sách vở hay thanh thế của cá nhân hòng che lấp những khuyết điểm sai lầm của mình. Trái lại, hắn phải chờ đợi rằng mỗi ý kiến, mỗi dòng chữ mà mình đưa ra đều phải chịu sự kiểm soát và đánh giá không nhân nhượng của thân chủ, của đối phương, của pháp đình, khi thất bại thì không thể nào núp sau những lời bào chữa hay khẩn cầu cho chính mình. Mặt khác, Trung cũng dư hiểu rằng, trong một văn phòng luật sư quốc tế tập hợp hàng trăm luật sư và sinh hoạt như một cơ sở kinh doanh tư bản, không có chỗ cho tình thương huynh đệ giữa các thành viên, lại càng không có chỗ cho lòng biết ơn những công lao quá khứ. Chỉ cần thua một vụ kiện quan trọng hay để mất một thân chủ cỡ lớn là đủ để thấy áp dụng ngay câu “anh đi đường anh, tôi đi đường tôi” của thi nhân!

Bởi thế, Trung đã phải lao động gấp bội so với những đồng nghiệp không có cái rủi phải xa lìa quê hương như chàng, sau khi được tạm thu nhận vào một văn phòng luật sư quốc tế, không những để chu toàn những hồ sơ được giao phó, mà còn để theo kịp biến chuyển của pháp luật, án lệ và học lý. Trung cố xem, cố đọc thật nhiều, vì mối lo sợ thường trực của chàng là thấy một đề nghị hay một dự thảo do mình đưa ra bị người ta vạch rõ là dựa trên một điều luật đã hết hiệu lực, một án lệ đã thay đổi hay một lý thuyết đã bị vượt qua. Có lúc mắt mờ đi vi cố đọc những dòng chú thích nhỏ li ti, óc hoa lên vì phải theo rõi những lý luận trừu tượng, Trung buồn bực nhớ đến câu châm biếm của người Pháp :”On perd sa vie en la gagnant” (Người ta để mất cuộc sống vì cố kiếm sống), nhưng lại vội xua đuổi ngay những ý nghĩ tiêu cực như thế để còn đủ can đảm tiếp tục làm việc.

Cũng như vậy, Trung đã phải dìm sâu xuống đáy lòng những tâm tình tiếc thương dĩ vãng hay nhung nhớ quê nhà, vì e rằng tâm trạng ấy sẽ như một dung dịch cường toan làm tiêu tan nghị lực phấn đấu để sống còn của mình. Tuy nhiên, cố gắng cất dấu ấy không bao giờ thành công trọn vẹn, khi chuyện trò vời người thân thuộc hay trong giấc ngủ chập chờn, những hình bóng quê hương ngày trước lại hiện ra trong đầu óc, như những tấm hình cong queo hoen ố bỗng hiện ra dưới đáy rương đựng những đồ vật mà mình không nỡ vứt đi.

Trung phải cặm cụi lao động như vậy vì những lo lắng thực tế đã đành. Chàng sợ bị thất nghiệp trên đất nước người, gia đình phải chịu cảnh thiếu thốn mà chính mình cũng mất hết tự tin, sau những ngày dài ngồi chơi trên ghế đá công viên hay đến ghi tên ở sở tìm việc làm. Nhưng ngoài những mối quan tâm thiết thực ấy còn có những lý do khác, phức tạp hơn nếu không muốn nói là trẻ con hơn. Đặc biệt, Trung không muốn mấy đồng nghiệp Mỹ và Pháp trong văn phòng có cớ và có dịp bàn tán với nhau: “Tưởng gì! Mới đọc bản lý lịch và tờ lược thuật thành tích trong hồ sơ thì tưởng hắn tài ba lỗi lạc lắm, nhưng khi vào việc thì, ôi thôi, quả là một thất vọng lớn!”, rồi sau đó tổng quát hóa và bông đùa về những danh bất hư truyền ở những nước đang mở mang. Trung tự nhủ:”Nếu không làm được gì hay cho đất nước thì ít nhất cũng đừng để cho người ngoài hiểu sai và nói xấu về dân mình!”.

Tuy bị dồn ép vào tiềm thức, tình quê hương vẫn như ngọn đèn soi lối cho những người phải đi xa nước, xa nhà.

Một hôm, người luật sư Mỹ phụ trách chi cục Paris của văn phòng bỗng mời Trung đến bàn giấy hắn và cẩn thận khép kín cửa trước khi trò chuyện:

“Tôi vừa điện đàm khá lâu với đồng nghiệp chủ tịch ban chấp hành ở Nữu Ước. Ban chấp hành muốn giao phó cho anh một công tác tế nhị và quan trọng, nếu anh đồng ý. Tôi cần thêm ngay rằng tôi tán thành một trăm phần trăm ý kiến này.

“Như anh đã biết, tuy Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội chưa thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường, luật lệ Hoa Kỳ về việc cấm công dân Mỹ thăm viếng và kinh doanh ở Việt Nam đã được nới lỏng nhiều. Bởi vậy một số công ty thân chủ của văn phòng mình đang dự tính đầu tư và hoạt động ở Việt Nam. Ưu điểm quan trọng nhất và cũng là lý do hiện hữu của một văn phòng luật sư quốc tế là sẵn sàng cung cấp cho thân chủ mình sự yểm trợ pháp lý hữu hiệu ở bất cứ nơi nào mà họ có cơ sở sinh hoạt, qua hệ thống chi cục và phòng đại diện. Bởi vậy, vấn đề đặt văn phòng đại diện ở Việt Nam đã được ban chấp hành thảo luận trong phiên họp vừa rồi, để đi đến quyết định nhờ anh đến tận nơi để ước lượng khả năng và điều kiện thực hiện dự án ấy.

“Nếu anh đồng ý- và tôi nghĩ rằng anh nên đồng ý- tôi sẽ chỉ thị cho bà quản lý dành chỗ máy bay và phòng khách sạn ở Việt Nam cho Chị Trung và anh, đồng thời dự thảo một lịch trình tạm cho chuyến đi này để đưa anh duyệt. Dĩ nhiên mọi phí tổn của chuyến đi sẽ được coi là sở phí điều hành của văn phòng, và như vậy trong mọi tình huống, kể cả trường hợp anh đi đến kết luận tiêu cực là dự án ấy không thể thực hiện được.”

Trong khi nghe người đồng nghiệp Mỹ nói chuyện, đầu óc Trung rộn lên với nhiều ý nghĩ và hình ảnh phức tạp. Khởi thủy là một cảm giác ngạc nhiên thích thú vì chàng thấy hiện ra một cơ hội thăm lại quê cũ miền bắc Việt Nam sau nửa thế kỷ xa cách, với một lý do nghề nghiệp chính đáng và với triển vọng thực hiện được một công tác hũu ích. Nhưng liền ngay theo đó lại hiện ra trong óc Trung vô số hình ảnh những người bà con bạn bè cũ- kẻ còn sống, người đã qua đời, hình ảnh những sinh viên chăm chú nghe chàng thuyết giảng chính trị học trong giảng đường đại học, hình ảnh những chiến sĩ Trung đã gặp ở các tiền đồn ngày trước để nói về ý nghĩa của cuộc chiến đấu gìn giữ tự do...

Những người ấy sẽ nghĩ sao nếu thấy Trung trở về quê hương trong hoàn cảnh hiện nay? Lòng khao khát thấy lại quê xưa, cũng như yêu cầu của nghề nghiệp, không thể nào biện minh được tất cả, không thể nào cho phép Trung làm thất vọng những người đã nghe và tin lời nói của mình.

Người luật sư Mỹ trước đó đinh ninh rằng Trung sẽ sốt sắng hân hoan nhận lời ngay, vì biết rằng Trung vẫn còn rất thiết tha với quê cũ. Bởi thế, anh ta khá ngạc nhiên khi thấy Trung lộ vẻ nghĩ ngợi đăm chiêu, thay vì vui mừng lúc nghe anh nói. Anh vội nói thêm để phá tan những thắc mắc có thể có trong đầu óc Trung:

“Anh đừng nghĩ lầm rằng chúng tôi muốn gửi anh sang Việt Nam để lo những việc nói năng chạy chọt cho thân chủ của văn phòng. Chúng tôi biết anh không làm nổi công việc ấy vì, ngoài những lý do đạo đức hay pháp lý, anh không phải là thân hữu của những người hiện thời nắm quyền hành ở Việt Nam. Hơn nữa, nói thực điều này anh đừng giận, nếu chúng tôi có ý định làm chuyện đó, nhưng đây không phải là trường hợp, thì chúng tôi cũng sẽ nhờ những người mà giá biểu giờ làm việc thấp hơn giá biểu của anh, nhưng lại có thể đắc lực hơn anh nhiều, về phương diện ấy. Không! Thân chủ chúng ta sẽ cần có người cố vấn hiểu biết tường tận, không những luật lệ, tập quán và ngôn ngữ địa phương, mà cả những dụng ý và tâm lý của người đối thoại, để có thể ước lượng chính xác những cơ hội và những cạm bẫy tiềm ẩn trong một dự án hay một đề nghị, rồi lại có thể diễn đạt lại cho thân chủ bằng những từ ngữ, khái niệm và hình ảnh mà thân chủ có thể hiểu được. Ban chấp hành nghĩ rằng anh đáp ứng được những đòi hỏi ấy!

“Anh cũng đừng ngại rằng văn phòng sẽ đòi hỏi anh hiện diện thường trực ở bên ấy. Chúng tôi hiểu rằng có thể có những nhu cầu gia đình hay nghề nghiệp không cho phép anh vắng mặt lâu dài ở Pháp. Một luật gia ở địa phương sẽ được tuyển mộ để thường xuyên phụ trách phòng đại diện, nếu chúng ta quyết định mở. Anh sẽ theo rõi và kiểm soát từ Paris. Mỗi năm anh chỉ cần đến tại chỗ một vài lần và mỗi khi có những cuộc hội họp quan trọng”.

Thấy câu chuyện đã đi vào chi tiết, Trung nghĩ cần chấm dứt ngay sự ngộ nhận bằng một lời từ chối dứt khoát:

“Tôi cảm ơn ban chấp hành đã tỏ lòng tín nhiệm tôi. Tôi tán thành chính sách của văn phòng nhằm tận dụng khả năng cá biệt của mỗi thành viên. Tuy nhiên, vì nhiều lý do: chính trị, hành chính, gia đình, cá nhân, tôi tiếc không thể nhận được công tác mà ban chấp hành muốn trao phó cho tôi. Tôi mong các anh thông cảm.”

Nhìn nét mặt chưng hửng và sa sầm của người đồng nghiệp Mỹ, để làm nhẹ bớt bầu không khí, Trung đưa ra một lời nửa nghiêm trang, nửa bỡn cợt:

“Hoàn cảnh và tâm trạng của tôi về điểm này có thể được minh họa bằng hai câu thơ của một thi sĩ lớn của dân tộc tôi, Cụ Nguyễn Du trong truyện Kiều:

Chữ trinh còn một chút này,
Chẳng cầm cho vững lại giày cho tan”

Trung cố thử phiên dịch và giải thích hai câu thơ ấy cho anh bạn Mỹ hiểu, nhưng chàng cũng không chắc rằng người bạn ngoại quốc ấy lĩnh hội được tất cả ý tế nhị và sâu sắc của lời thơ. Dù sao cũng thấy anh chàng này cười phá lên, có thể vì từ “trinh” làm cho anh ta nghĩ lầm rằng, cũng như nhiều người chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp, Trung đã ví von mọi chuyện với tình luyến ái nam nữ. Cũng có thể anh ta đã cười để thoát khỏi một câu chuyện nặng nề.

Khủng hoảng gây ra do sự khước từ của Trung rồi cũng qua đi, như bao nhiêu thăng trầm khác trong thời gian Trung cộng tác với văn phòng này. Hơn hai chục năm đã qua rồi, bây giờ Trung không thấy cần phải chứng tỏ gì nữa. Vả chăng, tuổi đã cao, con cái đã trưởng thành cả, chàng không còn chờ đợi gì mà cũng không còn quá lo về sinh kế như trước. Tâm hồn thanh thản bình yên hơn, nhưng đó là sự bình yên trong chán chường, vô vọng. Vì không còn trằn trọc với những viễn tượng dấn thân, Trung càng khắc khoải nhớ đến lũy tre xưa hay ngôi trường cũ, nhớ đến bà con bạn bè ngày trước để rồi cảm thấy thấm thía hơn nỗi cô quạnh hiện thời.

Những lúc như vậy, Trung thường tìm cách trở về quê hương bằng tưởng tượng: chàng tự tay pha cho mình một bình trà mạn sen, mở phong bánh đậu xanh Hải Dương do một người quen ở Cali gửi biếu, rồi cho chạy băng nhạc dân ca miền Bắc, mắt lim dim nhớ lại quê hương của quan họ và của trống quân.

Những âm thanh mộc mạc nhưng chan chứa tình cảm từ giàn máy cất lên, như vọng về từ một quá khứ xa xôi:

Tay bưng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

làm cho Trung nhớ đến một thời xưa chất phác và thanh bình, khi người thiếu phụ trong ca dao có thể vững tin ở lòng chung thủy của người tình vì mình đang tận tâm săn sóc. Chàng bỗng nghĩ ngợi lan man và tự nhủ: “Phải rồi! Quê hương mà ta hàng ngày hàng giờ thương quý nhớ nhung là một quê hương hiền hậu thực thà, môt quê hương chưa rơi ngã vào Dối Trá, Thù Hận, Chia Rẽ!”. Và Trung hiểu tại sao chàng không ngần ngại khước từ cơ hội trở về thăm quê do văn phòng đề nghị, mà sau đó cũng không cảm thấy hối tiếc gì. Đâu có phải chỉ để nhìn thấy lại một mảnh đất, một giòng sông, một mái nhà...mà đành chối bỏ chính mình?

Trong khi chàng chìm đắm trong những suy tư của mình, băng nhạc vẫn tiếp tục chạy. Bài hát ru con nổi lên, bảng lảng xa vắng như một cuối trưa hè miền trung du:

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn...

Trung tưởng nghe thấy lòng mình thì thầm nhắn nhủ quê hương nay đã cách xa vạn dặm.

Luật Sư VƯƠNG VĂN BẮC
Paris, 15/01/1998

@tiengthongreo - nguoi-viet  -  BBC