Dầu mỏ Việt
Mỹ mua, Tàu cướp.
Đánh đổ độc tài là chuyện quá phải, không chỉ có dân Mỹ, dân Châu Âu muốn đánh đổ độc tài mà hầu hết những người dân trên thế giới đều muốn đánh đổ độc tài. Chỉ có những người đang độc tài là không muốn đánh đổ độc tài mà thôi . Độc tài sinh ra cái thói kiêu ngạo tiểu nhân, cái gì độc tài thích thì độc tài làm cho được bằng mọi giá, chứ độc tài không nghĩ đến quyền lợi của người dân. Dầu lửa cũng vậy, dầu lửa nằm trong tay độc tài thì độc tài muốn bán cho ai thì bán, cho ai thì cho, độc tài sử dụng nó như một vũ khí chiến đấu với những ai mà độc tài không thích, chứ độc tài có đưa dầu lửa vào qui luật thị trường nhằm tìm kiếm tối ưu lợi nhuận đem về cho dân chúng đất nước đâu .
Dầu lửa của Việt Nam ở Biển Đông đang đứng trước nguy cơ bị Tàu chiếm lấy, cái lưỡi bò của Tàu đến đâu thì dầu lửa ở đó thuộc về Tàu, Tàu đưa dân đến khai thác lấy rồi chở về nước cho dân Tàu dùng, dân Việt Nam chỉ còn biết tiếc nuối mà kêu lên như tiếng thạch sùng. Chắc chắn là Tàu nó không cho dân Việt tí xíu nào quyền lợi về dầu lửa đâu, vì quan Tàu thì lúc nào cũng tham mà dân Tàu thì lúc nào cũng đói .
Hợp tác với Mỹ toàn diện thì dânViệt Nam mới còn có chút ngửi thấy mùi dầu lửa trên đất nước mình . Mỹ mua dầu chứ chưa bao giờ đi lấy không dầu lửa từ một đất nước nào, dẫu cho đất nước đó nó nhỏ xíu như Kuwait . Hợp tác với Mỹ dân ta còn được cái nghề làm khai thác dầu mà bán. Chỉ có kỹ sư Mỹ qua khai thác dầu với dân ta, chứ dân Mỹ sẽ không qua mà làm việc đó. Điều đó là thật vì theo qui luật kinh tế thị trường về giá nhân công mà nói thì dân Mỹ không thể nào cạnh tranh việc làm với dân ta được .
Tàu đang mạnh lên về măt quân sự nhưng còn lâu mới theo kịp Mỹ. Đến khi Tàu đuổi kịp Mỹ thì ngày đó hy vọng Việt Nam cũng mạnh lên như Israel . Khi ấy Tàu cũng chẳng cướp được nguồn dầu lửa của Việt Nam .
Để mất nguồn dầu lửa thì không có tiền đầu tư cho khoa học, kỹ thuật và quốc phòng, Việt Nam mãi mãi là một dân tộc bị lệ thuộc, Đảng cúi đầu làm nô dịch cho bọn Tàu, lịch sử Việt Nam sẽ lặp lại những trang đen tối một ngàn năm đô hộ đã qua.
Sông Kôn