Hoa Kỳ và Việt Nam
cùng kêu gọi hoà bình ở biển Nam Hải
Hoa Thạnh Đốn – Hoa Kỳ và Việt Nam cùng kêu gọi tự do giao thông trên biển và bác bỏ việc sử dụng vũ lực ở biển Nam Hải, trong lúc tình trạng căng thẳng đang âm ỉ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.Sau khi hội thảo ở Hoa Thạnh Đốn, hai nước cựu thù nói rằng “duy trì hoà bình, ổn định, an toàn và tự do giao thông trong vùng biển Nam Hải là ích lợi chung cho cộng đồng quốc tế.”
“Tất cả những tranh chấp lãnh hải trong vùng biển Nam Hải nên được giải quyết qua tiến trình ngoại giao, hợp tác mà không bị áp chế hay sử dụng vũ lực,” hai nước nói qua bản thông báo chung.
Tranh chấp vụt bùng lên trong những tuần qua ở biển Nam Hải, phía Việt Nam tổ chức tập trận có bắn đạn thật sau khi Việt Nam lên án tàu Trung Hoa đâm vào tàu khảo sát dầu của Việt Nam và cắt dây cáp của một tàu khảo sát khác.
Trung Quốc cũng tổ chức tập trận kéo dài ba ngày ở vùng biển Nam Hải, mà báo chí nhà nước Trung Hoa nói là nhắm vào việc cũng cố lực lượng tuần tra biển của Trung Quốc.
“Phía Hoa Kỳ lập lại rằng những sự việc rắc rối xảy ra trong những tháng qua không thuận lợi gì cho điều kiện hoà bình và ổn định trong vùng,” bản thông cáo chung nói.
Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton, trong chuyến viếng thăm Việt Nam được các nước trong vùng Á châu chăm chú theo dõi vào tháng Bảy năm 2010, nói rằng Hoa Kỳ có quyền lợi và mối quan tâm rất quan trọng mang tầm vóc quốc gia là sự tự do giao thông trong vùng biển Nam Hải.
Trung Quốc có nhiều tranh chấp ở vùng biển – nơi có tiềm năng chức nhiều tài nguyên - với các nước bao gồm Việt Nam, Mã Lai Á, Brunei và Phi Luật Tân -- mới hôm qua thứ Sáu ngày 17 tháng Sáu, Trung Quốc cho hay là đang gởi chiếc soái hạm vào vùng biển đang tranh chấp này.
Mặc dù đang có những căng thẳng, Trung Quốc nói hôm thứ Ba là sẽ không dùng vũ lực ở vùng biển Nam Hải và khẩn thiết kêu gọi các nước “làm nhiều hơn nữa cho hoà bình và ổn định trong vùng.”
Trong bản thông cáo chung này, Hoa Kỳ và Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ của hai nước đối với việc thương thảo được sự đồng ý chung trong năm 2002 giữa Trung Quốc và mười nước hội viên của Hiệp hội Các Nước Đông Nam Á châu (ASEAN), qua đó hai bên cam kết là làm việc cùng nhau để đưa ra một quy tắc ứng xử cho vùng biển Nam Hải.
Trung Quốc và Khối ASEAN đã không làm gì nhiều trong chín năm qua để có thể có được cái quy tắc ứng xử trên. Các nhà ngoại giao cho rằng Trung Quốc tuồng như thích thương thảo trên căn bản một-đối-một với các nước trong vùng, vì sợ rằng khối ASEAN sẽ kết lại với nhau và bất lợi cho họ.
Mặc dù có một quá khứ về chiến tranh, Hoa Kỳ và Việt Nam đã và đang xây dựng mối quan hệ một cách nhanh chóng -- một phần là vì sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Việt Nam, làm gợi nhớ một cách đắng cay 1.000 năm Việt Nam bị người Trung Hoa đô hộ.
“Tình thế hiện nay với vấn đề chủ quyền trong vùng biển Nam Hải thực sự giúp cho mối quan hệ của chúng ta theo nghĩa là họ (Việt Nam) hiểu là họ có quyền lợi tương đồng,” thượng nghị sĩ Jim Webb nói ở cuộc hội thảo hôm thứ Hai.
Ông Webb, một cựu chiến binh Thủy quân Lục chiến ở Việt Nam trước đây, nói rằng Hoa Kỳ cần cứng rắn hơn trong vấn đề tranh chấp ở biển Nam Hải. Hoa Kỳ không chính thức đứng về phiá nào trong cuộc tranh chấp lãnh hải này.
Chính phủ ông Tổng thống Obama đã chú ý đến việc xây dựng mối quan hệ với các nước thân hữu với Hoa Kỳ trong vùng Đông Nam Á châu và đón chào một các nồng nhiệt mối quan hệ ngày càng gắn bó với Việt Nam, bao gồm cả mối quan hệ quân sự.
Tuy đa số đều ủng hộ cho một mối quan hệ Mỹ-Việt gần gũi hơn, nhiều nhà lập pháp Hoa Kỳ đã chỉ trích gay gắt tình trạng nhân quyền ở Việt Nam và đòi hỏi một sự cải thiện về mặt nhân quyền đáp lại cho mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa hai nước. Bản thông cáo chung của hai nước đã không đề cập đến vấn đề nhân quyền.
Cuộc hội thảo thường niên giữa Hoa Kỳ - Việt Nam lần này được chủ trì bởi ông Andrew Shapiro, trợ lý bộ trưởng ngoại giao đặc trách quân sự và chính trị vụ, và thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam ông Phạm Bình Minh.
© DCVOnline
“Tất cả những tranh chấp lãnh hải trong vùng biển Nam Hải nên được giải quyết qua tiến trình ngoại giao, hợp tác mà không bị áp chế hay sử dụng vũ lực,” hai nước nói qua bản thông báo chung.
Tranh chấp vụt bùng lên trong những tuần qua ở biển Nam Hải, phía Việt Nam tổ chức tập trận có bắn đạn thật sau khi Việt Nam lên án tàu Trung Hoa đâm vào tàu khảo sát dầu của Việt Nam và cắt dây cáp của một tàu khảo sát khác.
Trung Quốc cũng tổ chức tập trận kéo dài ba ngày ở vùng biển Nam Hải, mà báo chí nhà nước Trung Hoa nói là nhắm vào việc cũng cố lực lượng tuần tra biển của Trung Quốc.
“Phía Hoa Kỳ lập lại rằng những sự việc rắc rối xảy ra trong những tháng qua không thuận lợi gì cho điều kiện hoà bình và ổn định trong vùng,” bản thông cáo chung nói.
Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton, trong chuyến viếng thăm Việt Nam được các nước trong vùng Á châu chăm chú theo dõi vào tháng Bảy năm 2010, nói rằng Hoa Kỳ có quyền lợi và mối quan tâm rất quan trọng mang tầm vóc quốc gia là sự tự do giao thông trong vùng biển Nam Hải.
Trung Quốc có nhiều tranh chấp ở vùng biển – nơi có tiềm năng chức nhiều tài nguyên - với các nước bao gồm Việt Nam, Mã Lai Á, Brunei và Phi Luật Tân -- mới hôm qua thứ Sáu ngày 17 tháng Sáu, Trung Quốc cho hay là đang gởi chiếc soái hạm vào vùng biển đang tranh chấp này.
Mặc dù đang có những căng thẳng, Trung Quốc nói hôm thứ Ba là sẽ không dùng vũ lực ở vùng biển Nam Hải và khẩn thiết kêu gọi các nước “làm nhiều hơn nữa cho hoà bình và ổn định trong vùng.”
Trong bản thông cáo chung này, Hoa Kỳ và Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ của hai nước đối với việc thương thảo được sự đồng ý chung trong năm 2002 giữa Trung Quốc và mười nước hội viên của Hiệp hội Các Nước Đông Nam Á châu (ASEAN), qua đó hai bên cam kết là làm việc cùng nhau để đưa ra một quy tắc ứng xử cho vùng biển Nam Hải.
Trung Quốc và Khối ASEAN đã không làm gì nhiều trong chín năm qua để có thể có được cái quy tắc ứng xử trên. Các nhà ngoại giao cho rằng Trung Quốc tuồng như thích thương thảo trên căn bản một-đối-một với các nước trong vùng, vì sợ rằng khối ASEAN sẽ kết lại với nhau và bất lợi cho họ.
Mặc dù có một quá khứ về chiến tranh, Hoa Kỳ và Việt Nam đã và đang xây dựng mối quan hệ một cách nhanh chóng -- một phần là vì sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Việt Nam, làm gợi nhớ một cách đắng cay 1.000 năm Việt Nam bị người Trung Hoa đô hộ.
“Tình thế hiện nay với vấn đề chủ quyền trong vùng biển Nam Hải thực sự giúp cho mối quan hệ của chúng ta theo nghĩa là họ (Việt Nam) hiểu là họ có quyền lợi tương đồng,” thượng nghị sĩ Jim Webb nói ở cuộc hội thảo hôm thứ Hai.
Ông Webb, một cựu chiến binh Thủy quân Lục chiến ở Việt Nam trước đây, nói rằng Hoa Kỳ cần cứng rắn hơn trong vấn đề tranh chấp ở biển Nam Hải. Hoa Kỳ không chính thức đứng về phiá nào trong cuộc tranh chấp lãnh hải này.
Chính phủ ông Tổng thống Obama đã chú ý đến việc xây dựng mối quan hệ với các nước thân hữu với Hoa Kỳ trong vùng Đông Nam Á châu và đón chào một các nồng nhiệt mối quan hệ ngày càng gắn bó với Việt Nam, bao gồm cả mối quan hệ quân sự.
Tuy đa số đều ủng hộ cho một mối quan hệ Mỹ-Việt gần gũi hơn, nhiều nhà lập pháp Hoa Kỳ đã chỉ trích gay gắt tình trạng nhân quyền ở Việt Nam và đòi hỏi một sự cải thiện về mặt nhân quyền đáp lại cho mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa hai nước. Bản thông cáo chung của hai nước đã không đề cập đến vấn đề nhân quyền.
Cuộc hội thảo thường niên giữa Hoa Kỳ - Việt Nam lần này được chủ trì bởi ông Andrew Shapiro, trợ lý bộ trưởng ngoại giao đặc trách quân sự và chính trị vụ, và thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam ông Phạm Bình Minh.
© DCVOnline