China, ổ sản xuất đồ dỗm lớn nhất thế giới
Tại xứ này mỗi Siêu thị đều có riêng hẳn một cơ sở sản xuất hàng giả. 60 % hàng giả nhập vào thị trường "hâu Âu đều "made in China “.
''Bà chuộng loại hàng nào?“ Em bán hàng trẻ trung đứng tại quầy đồng hồ hỏi khách. Trong tủ kiếng đầy những mẫu đồng hồ các hiệu danh tiếng thế giới nằm khiêu gợi, từ CASIO rẻ tiền của Nhật cho đến ROLEX của Thụy sĩ. Giá cái nào cũng chỉ mười mấy Euro.
Những đồng hồ mắc tiền hơn được giữ trong một chiếc rương nhỏ:
''Bà thử cái Panerai này xem? 2500 Yuan có thêm ba năm bảo hành. Cái này làm quà tặng chàng thì tuyệt vời?“ Chỉ 250 Euro cho một đồng hồ Italô-Thụy sĩ sang trọng, giá còn có thể thấp nữa nếu biết trả xuống.
Trong khi đó nguyên bản mẫu đồng hồ này bán tại những nơi khác tròm trèm 4000 Euro. Nhưng nơi đây, trên tầng lầu bốn của Siêu thị ''Yashow“ tại Bắc kinh, nếu có mua khách cũng chỉ sẽ vớ được một món đồ dởm.
''Hàng bán ở đây trông y như thật, thật đáng ngại“, một tay lái buôn đồng hồ nhìn nhận như thế. ''Không thể tưởng tượng được.“
Siêu thị Yashow là một trong những thiên đường mua sắm, gần như mọi ước mơ đều được thỏa mãn: Tại những gian hàng chất ứ đầy nào đồng hồ, túi xách, đồ điện tử và điện gia dụng, giầy dép, nữ trang, áo quần với những nhãn hiệu yêu chuộng danh tiếng. Ngày ngày xe buýt liên tục đổ xuống không biết bao nhiêu du khách nước ngoài. Nhưng có một điều chắc chắn: không một ai đến đây để kiếm mua hàng thật chính gốc.
Hiện nay trò làm giả thực phẩm là phất nhất. Theo thống kê từ EU (Cộng đồng Âu châu), vượt qua mọi kiểm soát, hàng giả vẫn nhập lậu vào EU, trong đó hơn 60 % có nguồn gốc từ Trung hoa. Đã bao lần Cảnh sát từng phá vỡ nhiều băng đảng nhập lậu hàng giả, nhưng đây là một mặt trận khó khăn như đối chọi với nước lũ.
Trong chiến dịch chống hàng giả mạo gần đây nhất, cảnh sát Trung hoa đã triệt phá hàng trăm hảng xưỡng và cơ sở sản xuất hàng giả các nhãn hiệu danh tiếng. Ngoài ra còn lãnh vực Software, và càng ngày càng nguy hiểm hơn, xu hướng giả mạo dược phẩm và thực phẩm.
Cho đến tháng Tư cảnh sát bắt giữ 14.185 người tình nghi và đóng cửa 7000 sơ cở sản xuất, theo tuyên bố của Gao Feng, Phó giám đốc phòng Tội phạm kinh tế thuộc Bộ Công an. Thêm vào đó chúng tôi đang theo dõi đến 19.933 vụ vi phạm tư hữu trí tuệ và đang khởi tố điều tra 214.000 công ty, trong đó có cả những công ty sản xuất giả mạo phụ tùng xe hơi và thiết bị điện thoại cầm tay.
Thế nhưng đất Trung hoa lớn quá và dân làm đồ dỗm lại rất gian manh. Mọi chuyện buôn bán đều được giàn xếp qua internet. Một hệ thống tinh vi từ khâu đặt hàng cho đến khâu giao hàng và thanh toán qua trung gian, qua những trương mục trung chuyển sẽ chu toàn và đảm bảo cho lái buôn và kẻ sản xuất an tâm trong giao dịch. Hiện nay những công ty danh tiếng đều có điều tra viên riêng để theo dõi băng nhóm giả mạo. Từ 2008 một Đại diện của Cơ quan phòng chống lừa đảo (OLAF) có mặt thường trực tại Bắc kinh.
iPhone, rất rẻ. Hôm nay tại Siêu thị Yashow lại bán đắt như tôm tươi. Hàng nóng nhất: iPhone 4 của Apple với giá chỉ vỏn vẹn 60 Euro. ''Chúng tôi bảo hành một năm. Nếu có gì hư, Bà cứ ghé lại đây.“ em bán hàng thỏ thẻ. (bản gốc từ ''Die Presse", 05.06.2011)
Ông xếp của Microsoft, Steve Ballmer, cũng điên đầu vì hàng nhái từ Trung hoa. Với một con tính nhẩm, Ballmer đã trình bày trước tất cả nhân viên của Microsoft tại Trung hoa để họ biết rằng Công ty đã thất thu hàng tỷ trong thời gian qua.
Theo một tường thuật từ Wall Street Journal, doanh số máy tính bán được tại Mỹ và Trung hoa gần bằng nhau, nhưng doanh thu từ thị trường Trung hoa chỉ bằng 5% doanh thu thị trường Mỹ. Doanh thu của Microsoft từ Hòa lan, với 17 triệu dân còn cao hơn nhiều so với doanh thu ở thị trường 1,3 tỷ dân số như Trung hoa.
Đấy là chưa nói đến lãnh vực sản xuất xe hơi. Không một mẫu xe mới ra nào của Mỹ và châu Âu có thể yên thân được.
Để được có được ưu đãi thuế tại Trung hoa các hảng sản xuất xe hơi nước ngoài đều phải đối tác với một hảng xe hơi bản xứ. Thế là các đối tác Trung hoa lợi dụng không chút ngượng ngùng những knowhow vừa mới chôm được để cho ra đời những mẫu xe phải nói là như khuôn đúc những mẫu xe từ hảng mẹ.
Cuộc triển lãm xe hơi Peking Auto Show 2006 được gới chuyên ngành đánh giá là một hội chợ hàng nhái xe hơi lớn nhất thế giới:
Chiếc Shuanghuan SCEO với BMW X5, chiếc Brilliance với BMW Serie 3 như hai giọt nước, Mercedes SLK bỗng có tên BYD F8 (Đúng là BYD: ''Build Your Dream“: hãy thực hiện giấc mơ của bạn).
Chiếc Florid của Great Wall (Trường Thành) chính là Toyota Yaris. Chiếc SMART for Two là một loại xe nhỏ do SMART, một hãng con của Daimler (Mercedes) sản xuất, không những bị trắng trợn sao y nguyên bản, hảng CMEC Trung hoa còn ngược ngạo tuyên bố sẽ xuất khẩu sản phẩm nhái này, được cải tiến chạy bằng điện qua lại châu Âu, chỉ sau một thời gian kiên tụng Daimler mới chận đứng lại được vụ xe SMART dởm này, dĩ nhiên chả biết được bao lâu (?).
Năm nay tại hội chợ xe hơi Shanghai Auto Show 2011 trung tuần tháng Tư vừa qua cũng thế. BAIC, đối tác của Daimler tại Trung hoa cho trình làng chiếc BC301, nếu đính ngôi sao Mercedes lên mũi xe thì nó sẽ là chiếc Mercedes Serie B.
Chiếc Landscape F1 chôm nguyên bản vẽ của Mercedes Serie M. Không khác gì ảo thuật, đem râu ông nọ cắm cầm bà kia, BAIC lấy đuôi chiếc JEEP Wrangler chắp vào đầu JEEP Grand Cherokees, thế là có được chiếc BC70 trình hội chợ.
Chưa đủ, Hawtai-Motor còn chơi luôn cả Porsche Cayenne, nhưng tới phần kỹ thuật thì dỗm không nổi, chiếc Cayenne made in China chỉ có bốn máy và 170 mã lực.
Giới sản xuất xe hơi thế giới dẫu tức ói máu vì những trò tráo trở này của Trung hoa nhưng cũng không dám mạnh tay. Ngại sẽ bể nồi cơm lớn. Trung hoa hiện nay là một thị trường tiêu thụ xe hơi béo bở.
Các công ty xe hơi Đức cũng vậy, chỉ biết ngậm bồ hòn làm ngọt, than thầm và chửi khéo “kaum gebaut – schon geklaut” nôm na là đồ ăn trộm như chớp, chôm ngay từ trong trứng nước (LCH lượm lặc từ „Spiegel Online“ và Bild.de)
Nguồn:Khoahoc.net