Sunday, December 11, 2011

Russia


Tham vọng mong manh
Vào Thứ Bảy, 10/12, hàng chục ngàn người Nga đã đổ xô về quãng trường rộng lớn Mạc tư khoa để biểu tình chống lại cuộc bầu cử Quốc hội Nga Duma vào ngày 4/12 tuẩn trước mà họ xem là gian lận. Kết quả của cuộc bầu cử toàn quốc ấy cho thấy là đảng Liên hiệp Nga - United Russia của Thủ tướng Putin chiếm đa số phiếu và đây là cách thức đảng này với sự lèo lái của Putin đang dọn đường cho ông ấy trở lại ngôi vị Tổng thống Nga với nhiệm kỳ thứ ba được tổ chức vào tháng Ba năm tới.

Theo nhóm quan sát bầu cử tên là Golos thì cái kết quả của cuộc bẩu cử ấy sở dĩ có được là nhờ gian lận. Các quan sát viên quốc tế đã báo cáo có nhiều trường hợp bất thường. Và để phản đối chính quyền, dân chúng đã tràn ra đuờng đi biểu tình tại 60 thành phố lớn nhỏ, đáng kể nhất là Mạc tư khoa, và hòn đảo phụ cận nằm bên kia bồ sông gần điện Cẩm linh, và thành phố Saint Peterburg.

Ông Vladimir Putin, người kế thừa sự nghiệp chính trị của cố Tổng thống Nga Yelsin đã được dân chúng Nga bầu vào chức vụ Tổng thống vào năm 2000. Ông đã ngồi đưọc hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ là 4 năm, cho đến năm 2008. Vì bị ngăn cấm bởi hiến pháp Nga, không cho bất cứ Tổng thống nào đươc tái tranh cử nhiệm kỳ thứ ba trở lên, cho nên ông ấy đã lui xuống để giữ chức Thủ tướng cho Tổng thống Dmitri Medvedev trong bốn năm. Dựa vào đảng United Russia đang chiếm đa số tại viện Duma, Putin đã cho sửa đổi hiến pháp, tăng nhiệm kỳ của chưc vụ Tổng thống lên 6 năm. Theo như thông lệ thường xảy ra tại các nước dân chủ, vị Tổng thống đương nhiệm nếu không gặp trở ngại lớn nào thường muốn tiếp tục tái tranh cử cho chúc vụ ấy cho nhiệm kỳ thứ hai. Đằng này, vì ông Putin quá dữ dằn cộng thêm tham vọng trắng trộn cho nên ông Tổng thống bị lấn áp, lép vế, không dám tranh đua với ông Thủ tướng của mình nữa. Như thế, vào kỳ bầu cử tháng Ba năm 2012, với đảng nhà chiếm đa số tại quốc hội, ông Putin cầm chắc sẽ trở thành Tổng thống Nga thêm hai nhiệm kỳ nữa, 12 năm vị chi là ngồi đến năm 2024. Như thế thì ông ấy có khác gì Nga Hoàng. Xưa nay ông ấy chưa hề thất bại bao giờ, tính toán đâu ra đấy. Chủ quan quá như thế ông ấy có lẽ không ngờ gặp phải trổ ngại lớn như ngày hôm nay. Danh vọng và địa vị của ông ấy lần này không khéo sẽ tan thành mây khói.

Thủ tướng Putin đang ức chưa biết đổ lỗi cho ai. Thay vì nhìn lại bản thân mình - 8 năm làm Tổng thống, 4 năm làm Thủ tướng, thâu tóm quyền hành trong tay đến nỗi thiên hạ nhìn vô tưởng chừng Tổng thống Medvedev chỉ là đàn em hay bù nhìn của Putin - để sáng suốt nhận ra cái tham vọng không giới hạn và tham lam của mình, ông lại nhìn ra bên ngoài. Vào đúng lúc ấy bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton trong lúc đang đi dự phiên họp với đại diện các nước Âu châu tại Brussels, Bỉ đã phát biểu ý kiến về cuộc bầu cử Quốc Hội Nga tổ chúc vào Chủ Nhật tuần trước rằng cuộc bầu cử ấy không được công bằng và rằng có các bằng chứng cụ thể cho thấy có sự gian lận và chính phủ Nga cần phải cho xúc tiến điều tra lại kết quả. Đang cái đà thừa thắng và sắp sửa trở thành Tổng thống muôn năm mà lại nghe một phụ nữ chính trị gia, một nhà ngoại giao của một nước mà mình chẳng lấy gì làm mặn mòi cho lắm phát biểu trái tai như thế thủ hỏi ông ấy không tức đến điên tiết sao được. Con người bình thường tưởng lạnh như tiền như Putin mà chẳng thể dằn cơn nóng giận. Càng nổi nóng thì người ta lại thấy mình càng bị cay cú. Trong cuộc họp hành nội các, ông Putin đã tố cáo và phản đối Mỹ xía vào nội bộ chính trường của nước Nga. Ngoài ra ông còn nói rằng, các cuộc biểu tình rầm rộ của dân Nga nhằm chống bầu cử quốc hội hợp pháp, hợp lệ của Nga kỳ này xuất phát từ sự khích động của bà Clinton mà ra. Ấy, lần này ai dám xem thuờng phụ nữ Mỹ nữa. Không biết là ông Putin quan trọng hoá bà Clinton, xem bà ấy là một nhân vật nặng ký, chỉ tuyên bố vài câu mà chính trường Nga đã xáo trộn cả lên hay ông ấy chỉ tìm cách đổ vấy lỗi lầm của mình cho kẻ thù để tránh trách nhiệm đây.

Mà nào chỉ có bà Clinton là người duy nhất nói như thế đâu. Cựu Tổng thống Liên xô, Mikhail Gorbachev nhìn vào kết quả bầu cử Quốc Hội Nga lần này có đưa ra ý kiến là nên bầu lại. Và ngay cả đương kim Tổng thống Nga Medvedev cũng đồng ý một cách khéo léo là cần có một cuộc điều tra để xác nhận sự trong sáng và hợp lệ của cuộc bầu cử tuần rồi.

Có người khi thấy được cuộc biểu tình rầm rộ của dân Nga đã dí dỏm nói rằng cách mạnh hoa Lài đã bắt đầu lan sang tới Nga. Nguyên nhân sâu xa của sự phản đối của quần chúng không phải là bầu cử gian lận mà là cá nhân nhà lãnh đạo độc tài tham quyền cố vị Putin. Dân chúng Nga muốn nhắc cho ông ấy là đã đến lúc ông cần phải về hưu đi thôi. Ông thao túng chính trường Nga khá lâu rồi và ông còn muốn tiếp tục thao túng tiếp xem đất nước như của riêng mình và phe nhóm của mình như thế là không được nữa rồi.

Cựu Tổng thống Gorbachev, người mổ màn cho nước Nga tiến đến thể chế dân chủ, có lần đã phát biểu là nước Nga trong thời ông Putin cầm quyền thục sự không có dân chủ. Ông đã về ở ẩn, êm hơi lặng tiếng đã lâu nay mi xuất hiện, phát biểu ý kiến chẳng qua cũng chỉ là vì hết kiên nhẫn khi nhìn thấy tham vọng lộ liễu của ông Thủ tướng trẻ này. Dưới con mắt của cả người Nga lẫn người nước ngoài, nước Nga dưới sự lãnh đạo của Putin đã đi thụt lùi trong cao trào tiến bộ dân chủ của thế giới hiện nay. Ông ấy điều hành quốc gia theo cái kiểu của đảng mafia. Ông ấy ăn nói bặm trợn theo cái kiểu công an mật vụ, không giống tác phong của một chính trị gia hay nhà ngoại giao của một cường quốc. Nhân vụ nhìn thấy chính phủ Hoa Kỳ bận rộn giải quyết vấn đề thâm thủng ngân sách và nợ nần ông ấy đã phang vào một câu, gọi nước này là kẻ ăn bám. Dĩ nhiên các chính khách Mỹ không có điếc và đương nhiên họ cũng có tự ái của một cường quốc nữa. Mới ngày nào đang từ giai đoạn chuyển tiếp từ độc tài cộng sản sang dân chủ tự do, đôi chân còn đứng chưa vững, không khéo cả thân hình ngã nhào, nếu không nhờ có viện trợ Mỹ lúc ban đầu thì làm gì nước Nga có được cái ngày hôm nay. Đã nhận được sự giúp đỡ do cái lòng tốt của ngưới ta, đã không biết ơn để mà báo đáp, thực thi dân chủ tự do cho dân chúng nhờ, chóng quên rồi ăn nói một cách trắng trợn như thế làm sao chính dân Nga và thế giới không nhìn ra cái tư cách không xứng hợp với một nước lớn như Nga cho được. Nói năng và hành động của một phương diện quốc gia như thế làm sao không khiến dân Nga bị xem thường và và tự ái của họ tổn thương. Theo nhận xét của một nhà phân tích Nga Alexei Malachenko thuộc Trung tâm Carnegie Moscow, ông Putin đã không còn là nhà lãnh đạo quốc gia nữa - dưới con mắt của chính phe nhóm của ông, giai tầng chính trị đương quyền.

(Putin has stopped being the national leader — in the eyes of his team, the ruling political class and society," analyst Alexei Malachenko of the Moscow Carnegie Center.)

Dù ngoan cố đến đâu ông Putin cũng phải nhận ra rằng quần chúng không dễ dàng chấp nhận chế độ độc tài nữa. Họ lại càng khó tha thứ cho một chế độ dân chủ giả tạo, chỉ nặng phần hình thức mà thiếu phần nội dung. Trong vòng không đầy một năm mà không ai có thể nghĩ ra cái sức mạnh của quần chúng không khác gì các cơn lốc xoáy cuốn phăng đi các lãnh tụ dân chủ giả hiệu với một tốc độ nhanh không ngờ. Đó là trường hợp của các Tổng thống Ben Ali của Tunisia, Mubarak của Egypt, Gadfafi của Libya, mà kết quả là người thì trốn biệt xứ, người thì bị lôi ra tòa và người thì bị mất mạng, của cải tích lũy không được bảo toàn, con cái kẻ thì bị chết, kẻ thì bị bắt chờ ngày ra tòa đền tội. Nhà lãnh đạo Yemen thì bị trong thương vì đạn pháo kích của phe phiến quân nay cũng đành phải rút khỏi chính trường. Nhà lãnh đạo của xứ Syria vẫn còn cố đấm ăn xôi, không biết sẽ cầm cự được thêm bao lâu nữa và có triển vọng cùng chung số phận với những người vừa kể trên. Qua kinh nghiệm của người khác, ông Putin đã học được một bài học. Ông ây đang lắng nghe nguyện vọng của dân Nga và sẵn sàng đối thoại vói thành phần có đầu óc đối lập. Theo phát ngôn viên báo chí của chính phủ Putin là Dmitry Peskov:"Chúng tôi tôn trọng quan điểm của các người chống đối, chúng tôi đang nghe ngóng những gì họ nói ra, và chúng tôi sẽ tiếp tục lắng nghe họ. Dân chúng Nga có quyền bày tỏ quan điểm của mình, bằng cách phản đối hay ủng hộ, và những quyền ấy sẽ được tiếp tục bảo đảm miễn là mọi phía hành động sao cho có trật tự và hợp pháp." (We respect the point of view of the protestors, we are hearing what is being said, and we will continue to listen to them," the statement said. "The citizens of Russia have a right to express their point of view, in protest and in support, and those rights will continue to be secured as long as all sides do so in a lawful and peaceful manner.)

Nhiều người không tin tưởng cho lắm thiện chí đáp ứng của ông Putin. Trong quá khứ đã có những nguôn tin không chính thức cho thấy ông Putin chủ mưu sát hại người nào gây bất lợi cho sự nghiệp chính trị của ông ta. Có nhà báo nữ viết bài phanh phui sự thật có hại cho ông ấy thế là bà đã bị bắn chết giữa thủ đô Mạc tư khoa. Có nhà tài phiệt giao du với thành phần đối lập của Putin và manh nha tiến qua lãnh vực chính trị, có tiềm năng trổ thành địch thủ đối đầu với ông ta bị chính phủ lôi ra tòa về tội trốn thuế mà kết quả là tài sản bị tịch thu và bản thân còn đang ngồi tù cho đến ngày hôm nay. Có kẻ nắm giữ bí mật liên quan đến ông ấy, đào thoát qua được nước Anh, ấy thế mà cũng bị mật vụ Nga theo dỗi bám theo và đánh thuốc độc cho chết tại một khách sạn ở Luân đôn. Có thể nói chưa ai qua mặt và ăn được ông này. Thế nhưng có lần báo chí đang tải một nguồn tin về việc ông Putin bị hố to. Số là vào thời gian ông còn là Tổng Thống Nga, trong một lần đi thăm dân cho biết sự tình, trong lúc tiếp xúc với dân chúng ông gặp được một người đàn ông Nga, ông đã tỏ ra ân cần giúp đỡ họ trong phạm vi khả năng của ông. Gặp thanh niên này ông Putin hỏi rằng có cần ông giúp gì không thì cứ việc nói ra. Chẳng hiểu vô tình hay cố ý, người đàn ông ấy nói rằng ông ta thích cái đồng hồ đeo tay của ngài Tổng thống. Ông Putin có cái sổ thích là đeo đồng hồ dây da màu đen rất mắc tiền bên tay phải. Đã lỡ hỏi dân và hứa hẹn rồi chẳng lẽ lại nuốt lời nhất là trước mặt báo chí. Lòng đau như cắt, miệng không nói ra nhưng ông ấy cũng đành phải tháo cái đồng hồ đeo tay trị giá 9 ngàn Mỹ kim ra tặng cho người đàn ông kia.

Dân chúng ngày nay khôn ngoan chẳng dễ gì tin vào những lời hứa cuội có tính cách hoãn binh của các nhà lãnh đạo. Vì thế lần này con số người biểu tình chống chính phủ Putin là 40,000 người theo sự ước lượng của chính quyền - theo nhà tổ chức biểu tình, con số này là 100.000 người - nhưng nhũng người chống đối cho biết vào ngày 24/12 sắp tới số người tham gia sẽ còn tăng hơn nữa. Và họ cho biết sẽ tiếp tục tổ chức dài dài như vậy cho tới khi ông Putin ra đi mới thôi.

Hãy chờ xem "cách mạng hoa Lài" ở Nga diễn tiến ra làm sao và kết quả như thế nào. Bên tám lạng bên nửa cân, cả hai phe chống đối lẫn chính phủ đều găng cả không biết bên nào có tuyệt chiêu giải quyết dứt khoát vấn đề đây. Nhiều năm trước đây dân Nga rất thích ông Putin vì ông là một nhà lãnh đạo mạnh, đưa nền kinh tế Nga đi lên, đem lại cơm no áo ấm cho dân Nga, phần lớn là do việc ông ấy cho khai thác dầu hỏa của Nga đúng cái lúc giá dầu lên cao. Nhưng mà nay cái thời của ông xem ra đã mãn. Dân chúng Tunisia, Egypt, Libya, Yemen chả đã từng thích và mến mộ các lãnh tụ của họ Ben Ali, Mubarak, Gadhafi, Saleh là gì, cớ sao những vị ấy nay lại ra cớ sự, từ chết tới bị thương là thế? Ông Putin cũng nên rút tỉa kinh nghiệm của người khác trước khi quá trễ! Đời người chẳng ai may mắn mãi đâu!

"Ý kiến riêng tạo thành ý kiến chung....Đó là lý do tại sao ý kiến cá nhân và hành vi cá nhân, và cuộc mạn đàm riêng tư lại trở thành quan trọng một cách thật khủng khiếp đến thế."
(Private opinion creates public opinion...That is why private opinion and private behavior, and private conversation are so terrifyingly important. - Jan Struther)

"Hạnh phúc nào cũng phải đánh đổi bằng ít nhiều đau khổ," Margaret Oliphant

Nguyễn Văn Huy